Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Có cần mượn tuổi khi sửa nhà không? Thủ tục như thế nào cho đúng?

Thứ Tư, 04/09/2019 10:12 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Có cần mượn tuổi khi sửa nhà không là câu hỏi rất nhiều người băn khoăn và có nhiều ý kiến trái chiều. Hãy cùng Lịch Ngày Tốt cùng phân tích qua bài viết dưới đây nhé!
 

1. Quan điểm về mượn tuổi sửa nhà của các trường phái


muon tuoi khi sua nha
 
Nói về việc mượn tuổi sửa nhà, có nhiều trường phái với nhiều quan điểm khác nhau:

+ Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật: Chúng ta đang sống trong vũ trụ, mọi sự vật, sự việc đều chịu sự tác động, chi phối của trường khí vũ trụ. Khí trường vũ trụ năm đó tác động lên nhà của gia chủ, gia đình bạn chịu tác động của tương hỗ của khí đó. Còn người cho mượn tuổi không bị ảnh hưởng của trường khí đó và việc mượn tuổi để sửa nhà sẽ chỉ là biện pháp trấn an tâm lý.
 
+ Quan điểm của Chủ nghĩa duy tâm: Người cho mượn tuổi thay mặt chủ nhà, các Thần Linh trong khu đất đấy sẽ chứng kiến việc người cho mượn tuổi xây nhà, khi đó Thần Linh sẽ giúp đỡ hay quở trách người cho mượn tuổi mà sẽ không ảnh hưởng đến chủ nhà. Vì vậy, nên mượn tuổi của người trong nhà hay trong nội tộc càng gần càng tốt.
 
+ Quan điểm của Dịch Học: Sửa nhà nên lựa chọn Trạch thời cho đúng hay phù hợp sẽ nhận được cát khí của vũ trụ hỗ trợ cho Trạch vận.
 
Theo đó, gia chủ nên cần chuẩn bị tâm lý tốt, bố trí công việc khoa học, chuẩn bị chu đáo… thì mọi việc sẽ trở nên tốt hơn, tránh được những vấp váp trong quá trình sửa nhà. 
 

2. Khi sửa nhà có cần mượn tuổi không?

 
muon tuoi khi sua nha 2
 
Phong thủy khi sửa nhà nhận thấy, đây là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi trong xã hội ngày nay. Theo quan niệm của nhiều người, xây nhà mượn tuổi có thể được, còn mượn tuổi sửa nhà không nên. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết sửa nhà có mượn tuổi được không? 
 
Thực tế, theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ có thể mượn tuổi khi sửa nhà. Tuy nhiên mượn tuổi để sửa nhà là một công việc rất khó, thủ tục khá lằng nhằng. Mượn tuổi thực chất là bạn đang mượn mệnh của người khác để lấy sinh khí tốt. Việc này giúp nhà cửa không phạm phải Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc.
 
Trên thực tế không phải năm nào bạn cũng được tuổi để sửa nhà. Bởi nhiều người phải chờ đến 2,3 năm sau mới có thể tiến hành dự định ban đầu. Việc xây nhà có thể hoãn lại, nhưng nếu ngôi nhà của đang rơi vào tình trạng thấm dột, bong tróc, xuống cấp trầm trọng…ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người thân trong gia đình. Chắc hẳn bạn cần tiến hành sửa nhà ngay mà không thể trì hoãn lâu dài được. 
 
Chính vì vậy, việc mượn tuổi sửa nhà là hết sức cần thiết. Nó vừa đảm bảo yếu tố phong thủy vừa đảm bảo bạn có thể tiến hành sửa nhà theo dự định.

Xem thêm: 
 

3. Mượn tuổi sửa nhà như thế nào cho đúng?

 
muon tuoi khi sua nha 3
 

3.1. Sửa nhà xem tuổi đàn ông

 
Người xưa thường có câu "lấy vợ xem tuổi đàn bà, sửa nhà xem tuổi đàn ông", do đó, người ta ít khi lấy tuổi đàn bà mà coi tuổi người đàn ông như một tiền đề để định cát hung. 
 
Trong một đại gia đình, các thành viên có quan hệ huyết thống, vai trò người cha, người ông được xem như gốc rễ của cái cây phả hệ. Thuyết Âm dương Ngũ hành coi người đứng đầu như ông, cha trong gia đình như một chủ thể đại diện. Còn các vai vế khác trong gia đình như vợ, con, cháu... nằm trong mối quan hệ phụ thuộc. 
 
Có thể hiểu rằng người đứng đầu trong gia đình (ông, cha) thuộc tính dương được ví như chiếc đầu tàu kéo theo những toa thành viên còn lại trong gia đình đi theo. Lý thuyết này không thay đổi cho dù ở bất cứ thời đại nào, dù là chế độ chính trị khác nhau.
 
Dân gian còn quan niệm, đối với nhà nhiều thế hệ, dù lấy tuổi đàn ông sửa nhà nhưng vẫn chú trọng lấy tuổi cao nhất. Điều này thể hiện sự sống lâu nên nhà sẽ bền vững.
 

3.2. Mượn tuổi lớn hơn gia chủ thì càng tốt

 
Hiện nay còn duy trì quan niệm nếu không được tuổi sửa nhà thì mượn tuổi tốt theo cửu trạch. Người này sẽ khấn hộ trước bàn thờ thần linh khi động thổ. Cách làm này chưa chính xác. Bởi nếu đã quan niệm thần linh thiêng liêng, nhìn được trăm sự thì việc mượn tuổi lại biến thành hành động lừa dối. Vì thế, về nguyên lý là chưa phù hợp. Còn để đúng tuổi người mượn thì cần có sự mua bán theo khế ước thực sự. Khi sửa nhà xong bán lại theo khế ước cho chủ cũ. Tuy nhiên, người tốt, hay làm phúc đức thì năm tháng nào cũng tốt nên có thể sửa nhà bất cứ thời điểm nào. Còn người xấu thì ngày tốt cũng là vận hạn.
 
Ở quan điểm khác, nếu mảnh đất không hợp với tuổi gia chủ thì có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đứng tên sổ đỏ để sửa nhà. Tuy nhiên, đây là cách làm chưa đúng. Bởi học thuyết phong thủy ra đời cách đây đã mấy nghìn năm và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
 
Các giấy tờ quyền sở hữu đất đai, sổ đỏ sổ hồng như ngày nay là hoàn toàn xa lạ với đời sống con người ở thời kỳ đó. Vì thế, khi nghiên cứu phong thủy nên loại bỏ các vấn đề liên quan tới hành chính. Không có các yếu tố về hồ sơ hành chính hay sự sở hữu, phong thủy vẫn tồn tại độc lập và ảnh hưởng khách quan tới các cá nhân trong ngôi nhà mà ta sinh sống.
 
Xét cho cùng, môn phong thủy là nghiên cứu sự tương tác của môi trường tới đời sống và sinh hoạt của con người. Sự tương tác này là tương tác thực sự và trực tiếp tới những cá nhân trong địa bàn cư trú. Thực chất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể giải quyết được những vấn đề phong thủy. Các yếu tố phong thủy chỉ tác động đến người trực tiếp ở trong căn nhà. Quan niệm "thay tên, đổi chủ" trên giấy tờ để mong hóa giải được những bất lợi về mặt phong thủy là sai lầm".
 
Trong thực tế nếu trong năm nào đó gia chủ chưa được tuổi sửa nhà thì có thể mượn tuổi người thân hoặc bạn bè hợp tuổi đứng ra động thổ giúp. Người mượn tuổi nên là nam giới, nếu tuổi tác lớn hơn gia chủ thì càng tốt. Một điều cần chú ý là gia đình không có tang chế và điều quan trọng nữa đó là tuổi không phạm vào các hạn Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu.
 

3.3. Kinh nghiệm khi mượn tuổi sửa nhà

 
+ Nên mượn tuổi của người thân trong nhà, trong nội tộc, gần nhà bạn có dự định xây là tốt nhất sẽ thuận tiện cho bạn về các thủ tục sau này.
 
+ Người cho mượn tuổi không được cho người thứ 2 cùng mượn tuổi trong thời gian mà người mượn trước chưa sửa nhà xong. Vì vậy, khi mượn tuổi ai đó bạn cũng nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi bạn có ý định nhờ để giúp mình động thổ.
 
+ Nếu bạn dự định sửa chữa nhỏ mà không động đến nền đất và những cấu trúc quan trọng, chỉ cần chọn ngày tháng đẹp để làm, không cần mượn tuổi để sửa nhà.
 

3.4. Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi sửa nhà

 
+ Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi;
 
+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ.
 
+ Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường.
 
+ Khi nhập trạch người được mượn tuổi làm các thủ tục cần thiết như: Dâng hương, khấn hoàn thành việc sửa chữa.
 
+ Bàn giao lại nhà cho gia chủ: Chủ nhà làm giấy mua lại nhà ( với giá tượng trưng cao hơn giá bán khi động thổ).
 
 

Tin cùng chuyên mục

X