Lưu ý khi bày Tỳ Hưu nếu không biết thì tiền đâu chẳng thấy, chỉ thấy họa

Thứ Sáu, 13/10/2017 09:44 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tỳ Hưu trong phong thủy có tác dụng chiêu tài hiệu quả, được nhiều người yêu thích và thỉnh về sử dụng. Tuy nhiên, thụy thú này không hề dễ dùng, có 9 lưu ý khi bày Tỳ Hưu nhất định phải biết nếu muốn phát huy sức mạnh của bảo vật phong thủy.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Dưới đây là những lưu ý khi bày Tỳ Hưu phong thủy mà ai cũng cần biết để phát huy hết công năng hút tài khí của linh vật này cũng như tránh hại họa về sau.
 

1. Nên đặt Tỳ Hưu ở hướng Tài vị


Nói đến vị trí đặt Tỳ Hưu, nên để thụy thú này ở hướng tài lộ, vị trí thu nạp tài khí, vượng tài. Tỳ Hưu có thể nạp tài khí tứ phương nên nếu đặt ở hướng vô tài thì “không bột đố gột nên hồ”, bày đấy nhưng chẳng tác dụng gì. 

Đọc ngay: cách xác định Tài vị trong nhà chuẩn không cần chỉnh.
 

2. Nên đặt Tỳ Hưu ở hướng Tài khố


Bày Tỳ Hưu thủ tài, giữ tiền tốt nhất là bày ở vị trí tài khố, mang ý nghĩa thủ kho. Nhắc nhở là không phải đặt Tỳ Hưu ở bất kỳ chỗ nào trong nhà đều có thể vượng tài, phải tùy mục đích mà đặt đúng nơi đúng chỗ mới phát huy tác dụng.
 
 

3. Thường xuyên lau chùi


Chủ nhân nên tăng cường giao lưu tình cảm với Tỳ Hưu, ví dụ như thường xuyên xoa, lau chùi, để ý tới thụy thú để có sợi dây kết nối. Như vậy Tỳ Hưu sẽ biết rõ ai là chủ, ai là người quan tâm và gần gũi với nó nhất sẽ tích tài khí cho người ấy.
 

4. Bày tỏ thái độ tôn trọng

 
Chủ nhân khi thỉnh Tỳ Hưu về bày cần thể hiện thái độ tôn trọng, ví dụ không nói là mua về mà nói là mời về, thỉnh về. Vì Tỳ Hưu lấy tiền tài làm thức ăn nên ở nơi cung phụng cần thả một chút tiền làm thực lộc, nhưng không nên để nhiều lắm bởi nếu quá nhiều thụy thú ăn no sẽ không hút lộc tứ phương về nữa.
 
Một điều cần biết khi dùng Tỳ Hưu nữa là mọi việc đều có tính chất hai mặt, kể cả việc sử dụng vật phẩm phong thủy chiêu tài cũng vậy, muốn có tài lộc đến thì cũng phải chấp nhận một chút rủi ro là hút cả những món tiền bất chính của tiểu nhân, hãy thận trọng kẻo gặp rắc rối. 
 

5. Chọn đúng loại Tỳ Hưu theo nhu cầu sử dụng

 
Tỳ Hưu có hình thái khác nhau thì ý nghĩa cũng khác biệt. Thụy thú hai chân sau ở tư thế đạp ngụ ý một bước lên trời, là loại hình được ưa chuộng nhất. Ngoài ra còn có Tỳ Hưu duỗi chân, Tỳ Hưu bụng bự, Tỳ Hưu nhe răng, Tỳ Hưu há miệng, Tỳ Hưu lưng mang ngọc Như Ý, Tỳ Hưu cõng bắp cải...

Tùy vào sở thích của mỗi người có thể chọn lựa hình dáng mà mình thích, song điểm cần chú ý nhất chính là đôi mắt, mắt sáng có thần là thụy thú có linh lực.
 

6. Không đặt Tỳ Hưu ở đối diện chỗ ngồi, phòng ngủ


Phương hướng bày ra Tỳ Hưu không thể đối diện chỗ ngồi, cửa phòng, giường ngủ để tránh ngộ thương chủ nhân, đồng thời phản tác dụng, hút đi tài khí của chính mình. Tuy là thụy thú nhưng dù sao Tỳ Hưu cũng là thú, sức mạnh lớn, có điểm hung ác.

 

7. Chú ý đến mệnh cách người sử dụng


Cách bày Tỳ Hưu vượng tài phải phối hợp với mệnh cách, bình thường người mà lá số tử vi Tài vượng Thân nhược hoặc Sát vượng Ấn nhược thì kị nhất là dùng Tỳ Hưu chiêu tài.

Bởi con thú này không có hậu môn, tiền chỉ vào không ra khiến Tài tinh mạnh lên làm mất cân đối trong mệnh, nảy sinh hung tai. Những người có mệnh này chỉ nên dùng Tỳ Hưu thủ tài chứ không dùng để hút tài lộc nữa. 
 

8. Chọn đúng loại Tỳ Hưu hợp mệnh ngũ hành

 
Tì hưu làm bằng chất liệu gì chiêu tài tốt nhất? Bày Tỳ Hưu có chất liệu phối hợp với mệnh cách là tốt nhất, ví dụ như người mệnh Kim nên bày Tỳ Hưu bằng kim loại, người mệnh Thổ hãy chọn Tỳ Hưu bằng ngọc thạch,…

Tránh sử dụng Tỳ Hưu làm bằng chất liệu tương khắc với ngũ hành bản mệnh của mình, ví dụ như người mệnh Thổ thì không nên dùng Tỳ Hưu làm bằng gỗ. 
 

9. Chủ nhân nên tích đức hành thiện

 
Tỳ Hưu thu nạp tiền tài không nhả ra, mặt tốt là sự giàu có thịnh vượng nhưng mặt trái là sự tham lam quá độ. Thuận theo tự nhiên, có âm thì có dương, có vào thì có ra mới là hợp lẽ bằng không âm dương mất cân bằng cuối cùng tai hại không kể hết.

Vì thế lưu ý khi bày Tỳ Hưu là người dùng Tỳ Hưu phải có tâm địa thiện lương, thường xuyên giúp đỡ người khác, tránh lòng tham vô đáy thì mới lâu dài bền vững.