Chớ dại dịch chuyển vị trí của Thiềm thừ hay tượng Tam đa kẻo làm ăn sa sút, tài lộc hao tổn

Thứ Hai, 25/06/2018 14:37 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Di chuyển vị trí của Thiềm thừ, tượng Tam đa đặt sai cách là 2 trong số hàng loạt những lỗi phong thủy nhà ở mà hầu như gia đình nào cũng mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những lỗi gì, tác hại khôn lường về tài lộc, chuyện làm ăn, hạnh phúc gia đình bạn ra sao?
 
 

1. Di chuyển, thay đổi vị trí của Thiềm thừ

 
Thiềm Thừ hay còn gọi là Cóc 3 chân ngậm tiền hay cóc phong thủy. Đây được coi là linh vật phong thủy thu hút tài khí, mang lại nhiều tiền tài và lợi lộc cho gia chủ.
 
Vị trí đặt Thiềm thừ phát huy công dụng tối đa chính là những nơi thoáng mát, có thể là góc đối diện chéo với cửa chính. Khi đó, để mặt Thiềm thừ phong thủy hướng vào bên trong, hướng vào bàn thờ ông Địa, Thần Tài tượng trưng cho việc cóc mang tài lộc nhảy vào trong nhà.
 
Khi trưng bày cóc phong thủy trong nhà, gia chủ cần đặc biệt tránh những điều cấm kị dưới đây:
 

- Di chuyển vị trí Thiềm thừ


Nhiều gia đình thường đặt Thiềm thừ phong thủy ở bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài, ban ngày cho cóc hướng ra ngoài cửa, tối đến quay cóc hướng vào trong nhà. 
 
Đây là một trong những lỗi phong thủy nhà ở thường gặp. Bởi linh vật phong thủy khi bị dịch chuyển vị trí, quay đi quay lại nhiều lần sẽ mất tính chất ổn định, khó tích tụ tài lộc, thậm chi xua đuổi tài vận đi mất.

 
 

- Đặt tượng cóc phong thủy ở những vị trí cấm kị như trong phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh


Đây được coi là những nơi có trường khí phong thủy không tốt lành. 
 
Nếu đặt Thiềm thừ ở những vị trí này, thay vì mang tài lộc đến, linh vật này sẽ trở nên hung dữ mang lại vận rủi, tàn phá năng lượng tốt đẹp của gia chủ.
 
Ngoài ra, cũng có thể đặt Thiềm thừ dưới gầm bàn làm việc, ghế, trong tủ, trong két sắt với đầu hướng vào bên trong, lưng quay ra ngoài, hàm ý mang tài lộc đến với gia chủ.
 

2. Trưng đồ vật chứa sát khí trong nhà - Lỗi phong thủy nhà ở

 
Thế nào là đồ vật chứa sát khí? Chúng là tà vật trong nhà ai cũng có,  đó là những vật như dao, kiếm, đầu thú, sừng thú, quần áo cổ xưa... thậm chí là cây xương rồng (vì cây có gai nhọn).
 
Không ít người đặt những đồ vật này trong phòng khách, trên bàn làm việc với mục đích trang trí hoặc gia tăng sức mạnh. Tuy nhiên, về mặt phong thủy, các vật này rất dễ khiến gia đình gặp họa lớn do mang quá nhiều sát khí.
 
 
Trong phong thủy, dao, kiếm tuy tạo được uy phong cho gia chủ nhưng nó đồng thời là vật dùng trong chiến đấu, lưỡi dao kiếm mang năng lượng sát khí khá mạnh sẽ gây nhiều tai họa bất ngờ cho gia chủ.
 
Không chỉ vậy, nếu bày đầu thú nhe nanh hướng ra cửa chính, thì sẽ làm dậy lên luồng năng lượng hung hãn, chiêu mời sát khí vào nhà, có nghĩa gia chủ “tự mời” điềm xấu vào nhà.
 
Với quần áo cũ, đổ cổ cũng thế. Quần áo cổ cũng là vật có chứa nhiều âm khí của người đã khuất còn vương lại, nên tốt nhất không nên bày chúng.
 

3. Vị trí tượng Tam đa bị sai lệch

 
Bộ tượng Tam đa bao gồm 3 hình tượng là ông Phúc, Lộc và Thọ. 3 bức tượng này luôn được đặt cạnh nhau, không bao giờ tách rời và theo thứ tự cụ thể, đại diện cho những mong muốn, tham vọng không thay đổi của con người: giàu có (Lộc), may mắn, hạnh phúc (Phúc) và trường thọ (Thọ). 
 
Thờ Tam đa đúng chuẩn  để Phúc - Lộc - Thọ vào nhà, gia chủ sẽ có nhiều tài lộc, may mắn. Tuy nhiên, nếu đặt ở những vị trí cấm kị sẽ rất dễ mang họa cho mọi thành viên sống trong ngôi nhà.

 
 
- Vị trí đặt tượng Tam Đa kỵ nhất là ở dưới thấp hoặc để dưới đất, đặt tượng thấp hơn đầu người vì như vậy sẽ mạo phạm đến thần linh.
 
- Kỵ đặt tượng Tam đa trong nhà bếp, phòng tắm hoặc phòng ngủ. Chú ý, không được để các vật sắc nhọn đối diện với tượng.
 
- Không bày tượng Tam đa khi chưa khai quang điểm nhãn (thủ tục để linh vật nhận chủ nhân. Quá trình khai quang sẽ bao gồm lễ cúng, khấn và đọc thông tin chủ nhân). 
 
Bởi nếu chưa được khai quang, bộ 3 ông Tam Đa không khác gì một món đồ trang trí. Khi mang tượng về nhà, nên phủ một lớp vải đỏ trên mặt tượng rồi chọn một ngày đẹp để bỏ vải che phủ, làm lễ khai quang.
 
- Nên bày tượng Tam đa ở vị trí trang trọng nhất trong nhà để tỏ lòng tôn kính và thu hút được nhiều vượng khí hơn, các vị này nên đặt ở vị trí cao từ tám tấc trở lên cách mặt đất và sau lưng vị trí ngồi của gia chủ.
 

4. Cửa ra vào hoặc cửa sổ có treo pha lê

 
 
Pha lê vốn mang năng lượng của đất. Khi treo chúng lên một ô cửa thì sẽ khiến nó mất đi ý nghĩa vốn có. Tức là tạo ra sự trì trệ, bế tắc và lộn xộn. 
 
Vì thế, việc treo pha lê trên cửa ra vào hoặc cửa sổ được cho là lưu chuyển năng lượng nhưng thực chất là ngăn chặn dòng chảy năng lượng bên trong ngôi nhà.
 
Nó khiến cho người sống trong ngôi nhà đó thiếu tính quyết đoán, khó tiến về phía trước, sống lộn xộn và gặp các vấn đề về chuyển hóa (cả về thể chất lẫn tinh thần).
 
Cần phân biệt rõ việc treo pha lê trên 1 hoặc 2 cửa sổ trong nhà để đón ánh nắng là điều tốt, nhưng treo pha lê ở tất cả các ô cửa trong nhà và cả cửa chính lại trở thành không tốt.
 

5. Phía sau hoặc đối diện bếp ăn có gương phản chiếu

 
 
Tác dụng của gương trong phong thủy có rất nhiều. Bởi gương có năng lượng rất mạnh, có thể tạo nguồn năng lượng gấp bội. 
 
Ngoài ra, gương cũng được xem là một yếu tố của nước. Mà bếp ăn lại luôn có lửa, lửa kị nước. Vì thế việc treo gương sau bếp nấu hơn nữa lại càng khiến bếp có quá nhiều lửa. Điều này là tối kỵ trong phong thủy, cũng là lỗi phong thủy nhà ở thường gặp.
 
Hơn nữa, thông qua hiệu quả phản xạ của gương, trong nhà bếp có thể xuất hiện hai bếp nấu, cũng có ý trong nhà có hai nữ chủ nhân. Nói cách khác, có thể dự báo người chồng có quan hệ tình cảm không trong sáng bên ngoài.
 
Cũng có một số ý kiến cho rằng việc đặt gương sau bếp nấu sẽ tăng gấp đôi sự giàu có vì gương nhân đôi số thức ăn nấu trên bếp.
 
Tuy nhiên, đó chỉ là sự hiểu nhầm. Nếu muốn tăng sự sung túc, dư dả bằng cách sử dụng gương, tốt nhất nên treo nó ở phòng ăn hoặc khu vực bố trí bàn ăn chứ không phải chiếu thẳng vào bếp nấu.
 
T.H