Kích thước cửa chính chuẩn phong thủy: Thiết kế đúng để thu hút may mắn và tài lộc cuồn cuộn vào nhà

Thứ Tư, 27/03/2024 08:31 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Theo phong thuỷ nhà ở, kích thước cửa chính đóng vai trò quan trọng, là yếu tố ảnh hưởng tới vận khí chung của cả ngôi nhà. Vậy bạn đã biết kích thước cửa chính chuẩn phong thủy chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Lịch Ngày Tốt để thiết kế khu vực cửa chính nhà bạn hợp phong thủy và rước thật nhiều may mắn vào nhà.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Tại sao kích thước cửa chính lại quan trọng?

 
Trong phong thủy, cửa chính là phần mặt tiền vô cùng quan trọng của ngôi nhà, không chỉ là lối đi cho người ra vào hàng ngày mà còn là cửa ngõ quan trọng điều chỉnh các luồng khí lưu thông ra vào trong nhà.
 
Đây chính là nơi thu hút vượng khí đi vào bên trong nhà, bảo vệ sự yên ổn và riêng tư của bên trong ngôi nhà. Đồng thời cũng là nơi ngăn chặn các loại tà khí, sát khí ảnh hưởng không tốt tới căn nhà.
 
Vì cửa chính có vai trò quan trọng như vậy nên người ta đặc biệt đặc biệt chú ý khi lựa chọn vị trí, phương hướng, kích thước cửa ra vào vì sợ sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của ngôi nhà.
 
Việc chọn kích thước cửa chính chuẩn phong thủy sẽ giúp đón được nhiều khí tốt, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ngược lại, kích thước cửa chính không phù hợp có thể khiến cát tốt bị cản trở, khiến gia chủ không được may mắn.
 
Ngoài ra xét về tính thẩm mỹ, cửa chính là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi đầu tiên mà khách đến thăm nhìn thấy. Kích thước cửa chính phù hợp sẽ mang lại sự hài hòa, cân đối cho tổng thể ngôi nhà. Còn nếu kích thước cửa chính không phù hợp có thể khiến ngôi nhà trở nên mất cân đối, kém thẩm mỹ.
 

2. Cách đo kích thước của cửa chính trong phong thủy

 
 
Trước khi tìm hiểu xem kích thước cửa chính bao nhiêu mới chuẩn phong thủy, bạn cũng cần biết cách đo chính xác kích thước của cửa.
 
Vật dụng không thể thiếu để đo kích thước cửa là thước Lỗ Ban – loại thước được sử dụng chủ yếu trong xây dựng nhà cửa và mộ phần, có chia sẵn các đơn vị đo ứng các cung tốt xấu theo phong thuỷ, giúp người sử dụng biết được kích thước thế nào là đẹp nên sử dụng và kích thước nào là xấu nên tránh.
 
Trong số các loại thước Lỗ Ban đang lưu hành, loại dùng đo kích thước cửa chính là thước Lỗ Ban thông thuỷ 52.2cm. Khi đo sẽ đo cả phần khung cửa và không tính đo cánh cửa.

 
Loại thước này chia làm 8 cung lớn với mỗi cung dài 65mm. Gia chủ có thể ướm đo kích thước cửa chính theo các cung đẹp trên thước như: Quý Nhân, Nhân Lộc, Tể tướng, Thiên tài… Trong đó mỗi một cung sẽ có sự phân chia thành 5 cung nhỏ với độ dài là 65mm.
  • Cung Quý Nhân: cung tốt, khi đo cửa mà gặp cung này thì gia chủ sẽ gặp may mắn, sự nghiệp thăng tiến, có bạn bè và quý nhân hỗ trợ.
  • Cung Nhân Lộc: cung tốt, đem lại sự sung túc trong gia đạo, sự nghiệp phát triển cho gia chủ
  • Cung Thiên Tài: cung tốt, đem lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng, sự nghiệp thăng tiến, công danh thành đạt, sức khỏe dồi dào, gia đình hòa thuận.
  • Cung Tể Tướng: cung tốt, giúp gia đạo hòa thuận, tài lộc dồi dào, con cái hiếu thảo, công danh thăng tiến, gặp nạn có quý nhân giúp đỡ.
  • Cung Thiên Tai: cung xấu, khiến gia chủ gặp ốm đau, những điều không may mắn, tai họa, thất bại.
  • Cung Hiểm Họa: cung xấu, nhiều tai họa ập đến, công việc không hanh thông có thể dẫn đến tán gia bại sản, gia đình bất hòa.
  • Cung Cô Độc: cung xấu, dễ gây tai họa, mất người, hao của, gia đạo bất hòa, biệt ly, chia ly, sức khỏe suy yếu, tinh thần sa sút.
  • Cung Thiên Tắc: cung xấu, gây bệnh tật, tai nạn, mất mát, gia đạo lục đục, tinh thần sa sút.
Do đó, kích thước cửa chính hợp phong thủy theo cung số tốt sẽ gồm 4 cung Thiên Tài, Quý Nhân, Tể Tướng, Phúc Lộc. Bạn nên chọn lựa một trong các cung số này để đo kích thước Lỗ Ban phù hợp ứng với mỗi cung.

Mời bạn sử dụng công cụ thước Lỗ Ban online của Lịch Ngày Tốt:

 Thước lỗ ban online chuẩn xác theo phong thủy
 

3. Kích thước cửa chính chuẩn phong thủy

 
 
 

3.1 Phân loại theo kiểu nhà


Các loại nhà ở khác nhau có yêu cầu về kích thước cửa khác nhau: 

- Cửa chính của biệt thự
 
Biệt thự thường có cổng sân và cửa ra vào. 
 
Kích thước của cổng thường rộng khoảng 2,5 mét, tùy theo diện tích sân vườn mà chiều rộng này có thể đạt tới 3 đến 4 mét. 
 
Kích thước phổ biến của cửa ra vào là 1,2 mét × 2,5 mét và 1,5 mét × 3 mét.
 
- Cửa chính của nhà ở thông thường
 
+ Kích thước cửa chính nhà ống 5m:

Với nhà ống 5m, bạn có thể lắp đặt cửa chính 1 cánh, 2 cánh hay 4 cánh, tùy theo sở thích của bạn. Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho cửa chính nhà ống 5m đó là cửa 1 cánh. Do đó kích thước cửa chính 1 cánh chuẩn sẽ là:
  •  Chiều cao nằm trong khoảng từ: 202,5cm - 215cm
  •  Chiều rộng nằm trong khoảng từ: 72cm - 84,5cm
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý cộng kích thước của khung cửa vào nữa.
 
Ví dụ: Chiều cao cửa là 212cm, chiều rộng là 80cm, độ dày khung cửa là 4,5cm. Ta có công thức tính như sau:
  • Chiều cao = 212 + 4,5 = 216,5cm
  • Chiều rộng = 80 + (4,5x2) = 89cm
+ Kích thước cửa chính nhà ống 6m:

Tương tự như nhà ống 5m, bạn còn thể lắp đặt mẫu cửa mà bạn thích. Riêng với nhà ống 6m thì cửa chính 2 cánh vẫn được ưa chuộng nhất. Bạn có thể tham khảo kích thước của từng loại cửa dưới đây:

Kích thước chính 2 cánh đều: 
  • Chiều cao: 228,4 - 241,4cm hoặc 254,5 - 267,5cm
  •  Chiều rộng: 150,1 - 163cm hoặc 176,2 - 189cm
Kích thước cửa chính 2 cánh lệch:
  • Chiều cao: 228,4 - 241,4cm hoặc 254,5 - 267,5cm
  • Chiều rộng: 108 - 110,9cm hoặc 124 - 137cm
- Cửa chính của nhà ở thương mại
 
Kích thước của cửa đơn là rộng từ 1,2 đến 1,5 mét, và kích thước của cửa đôi ở nhà ở thương mại là khoảng 1,8 đến 2 mét.

Xem thêm: Cửa chính nên mở vào trong hay ra ngoài mới chuẩn phong thủy tốt?
 

3.2 Phân loại theo số cánh cửa

 
Tùy theo từng loại cửa chính (1 cánh, 2 cánh, 4 cánh…) mà kích thước cửa khác nhau. 
 
Cụ thể kích thước theo từng loại cửa: cửa 1 cánh, cửa 2 cánh, cửa 4 cánh … được lựa chọn như sau.
 

- Với cửa 1 cánh:

 
Hiện nay, cửa đi 1 cánh thường được ưa chuộng sử dụng cho các không gian có diện tích vừa phải như căn hộ chung cư hay văn phòng làm việc.
 
Kích thước phong thủy đẹp nhất cho cửa đi 1 cánh có khuôn dày 4.5 cm là 810 x 212 cm, đối với cửa có khuôn dày 6 cm là 218 x 93 cm.
 
Cửa một cánh thường dùng cho văn phòng, căn hộ chung cư, dùng cho cửa chính, cửa phòng, cửa ra sân sau hoặc cửa cạnh (cửa bên hông nhà).
 
Kích thước đẹp của cửa một cánh theo phong thuỷ:
 
Khuôn cửa (mm)Chiều cao (mm)Chiều rộng (mm)
45mm810mm + 45mm (bên trái) + 45mm (bên phải) = 900mm2120mm + 45mm (bên trên) = 2165mm
60mm930mm + 60mm (bên trái) + 60mm (bên phải) = 1050mm2180mm + 60mm (bên trên) = 2240mm
 

- Với cửa 2 cánh đều nhau:

 
Cửa đi 2 cánh là mẫu cửa phổ biến, quen thuộc với tập quán sinh hoạt của người Việt Nam. Cửa có thể cấu tạo bởi 2 cánh đều nhau hoặc 2 cánh lệch nhau (1 cánh lớn hơn và 1 cánh nhỏ hơn).
 
Đối với cửa đi 2 cánh đều nhau, bạn có thể tham khảo các bộ kích thước chuẩn phong thủy như sau:
 
Khuôn cửa (mm)Chiều cao (mm)Chiều rộng (mm)
4521651180 – 1380 – 1620 – 1850
6021801210 – 1380 – 1650 – 1880
 

- Với cửa 2 cánh lệch nhau:

 
Cửa chính 2 cánh lệch nhau thường gồm một cánh lớn và một cánh nhỏ, sử dụng trong các căn hộ chung cư hoặc nhà ở có yêu cầu bắt buộc về tỷ lệ kiến trúc.
 
Kích thước của hai cánh phổ biến là độ cao 2120mm, độ rộng xê dịch từ 1055mm đến 1090 mm hoặc 1250mm đến 1285mm (độ rộng của 2 cánh tương ứng là 810mm và 450mm)
 
Kích cỡ khuôn cửa có thể là 45mm hoặc 60 mm.
 

- Với cửa 4 cánh đều nhau:

 
Cửa đi 4 cánh là loại cửa phù hợp cho những không gian rộng, nhu cầu lấy sáng và thông gió cao. Tương tự cửa đi 2 cánh, cửa đi 4 cánh có thể được cấu tạo từ 4 cánh cửa có kích thước giống nhau hoặc lệch nhau.
 
Khuôn cửa (mm)Chiều cao (mm)Chiều rộng (mm)
4521652450 – 2640 – 2710 – 2910 – 3500 – 3690
6021802480 – 2670 – 2740 – 2940 – 3530 – 3720
 

- Với cửa 4 cánh lệch nhau:

 
Cửa 4 cánh lệch thường được chia làm 2 cánh lớn hơn và 2 cánh nhỏ hơn. Tỷ lệ chiều rộng giữa cánh nhỏ và cánh lớn dao động trong khoảng 1/2 – 1/3.

Kích thước cửa đi 4 cánh hợp phong thủy thường được quy ước như sau:
 
Khuôn cửa (mm)Chiều cao (mm)Chiều rộng (mm)
4521652450 – 2640 – 2710 – 2910 – 3500 – 3690
6021802480 – 2670 – 2740 – 2940 – 3530 – 3720
 

4. Ưu và nhược điểm của các loại cửa chính

 
- Cửa đôi:
 
Theo phong thủy, cửa đôi giúp thu hút cát khí tốt hơn, tốt cho các mối quan hệ của người trong nhà, làm cho nhân duyên vượng hơn, giảm bớt những điều xui xẻo, tránh xa tiểu nhân và những rắc rối trong cuộc sống, khiến mọi mặt của cuộc sống trở nên lạc quan hơn.
 
- Cửa đơn:
 
Gia chủ lựa chọn thiết kế cửa đơn đa phần là người độc lập, có khả năng làm mọi việc một mình và dựa vào khả năng của chính mình trong mọi việc, tuy ban đầu sẽ khó khăn nhưng cuối cùng họ sẽ nhận được những kết quả bất ngờ.
 
Điều quan trọng nhất khi lựa chọn kích thước cửa ra vào là phải phù hợp với diện tích ngôi nhà và sân trong để đạt được hiệu quả phong thủy tốt nhất.
 

5. Những điều lưu ý về phong thủy cửa chính

 
 
- Cửa chính không nên đối diện với hành lang:
 
Phàm là cửa chính đối diện hành lang dài, khi mở cửa chính, một luồng khí từ ngoài xông thẳng vào nhà, có nghĩa nhà này đã bị sát, phong thủy gọi là “Thương sát”.
 
Theo phong thủy cho cửa chính, cách thiết kế này đặc biệt kiêng kỵ, bởi hành lang sẽ được xem là thanh kiếm đang đâm thẳng vào trái tim của ngôi nhà. Chính điều này sẽ làm cho từ trường, nơi cửa ra vào trở nên bất ổn, khó mà tích tụ được tài lộc, tài khí.
 
Trong trường hợp này, nếu không thể thay đổi kết cấu ban đầu của ngôi nhà, bạn có thể đặt một tấm bình phong trước cửa chính. Nếu cửa chính đối diện hành lang không phải một đường thẳng, mà quanh co thì không cần đặt bình phong hoặc huyền quang trước cửa để cân bằng Thương sát.
 
- Cửa không được đối diện với góc nhọn:
 
Cửa chính không được đối diện với các góc nhọn hay ống khói, bố trí như vậy giống như đối diện với một con dao sắc, cực kỳ bất lợi.
 
- Cửa chính không nên đối diện với phòng thờ hay bàn thờ tổ tiên:
 
Cách thiết kế này sẽ phá hoại tài lộc và khiến ngôi nhà có quá nhiều âm khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
 
- Cửa chính không nên đối diện với ngõ cụt:
 
Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tài lộc, dẫn đến hao hụt tiền bạc và khó tích tụ của cải.
 
- Không nên thiết kế cửa chính quá to hoặc quá nhỏ
 
Kích thước cửa chính cần phù hợp với kích cỡ tổng thể ngôi nhà. Cửa chính quá nhỏ làm cho vận khí bị cản lại hoặc năng lượng không đủ lưu thông khắp toàn bộ căn nhà. Mặt khác, cửa chính quá lớn lại khiến năng lượng dư thừa và dẫn tới phân tán khí. 
 
Trong trường hợp cửa chính quá nhỏ, bạn có thể khắc phục bằng cách đặt gương tại 2 bên cửa. 
 
Cửa đi chính phải có kích thước phù hợp, không nên quá to hay quá nhỏ. Cửa chính quá to sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng và phân tán vận khí. Ngược lại, cửa quá nhỏ sẽ cản trở quá trình thu hút năng lượng và lưu thông không khí trong nhà.
 
- Cửa chính nên là cánh cửa lớn nhất trong nhà
 
Mọi luồng khí xấu hoặc tốt đều đi qua cửa chính để thâm nhập vào ngôi nhà. Bởi vậy, gia chủ cần lưu ý tách biệt cửa chính với các cửa khác trong nhà. Đặc biệt kích thước của cửa chính cần lớn hơn các cửa còn lại nhằm thu hút khí và phân bổ năng lượng đi toàn bộ ngôi nhà
 
Trong phong thủy, cửa đi chính tượng trưng cho “khẩu”, mọi nguồn năng lượng bên ngoài dù tốt hay xấu đều đi vào nhà thông qua cánh cửa này. Cửa chính phải có kích thước lớn nhất, tách biệt với các loại cửa khác để thu hút được năng lượng, đồng thời phân bổ vận khí đến mọi khu vực trong nhà. Do đó, khi xây nhà gia chủ phải tính toán, lựa chọn sao cho cửa đi chính là lớn nhất.
 
- Cửa chính phải đủ cao
 
Theo quan điểm về phong thuỷ, cửa chính quá thấp khi đi ra phải cúi đầu, không tốt cho tài lộc. Cửa chính quá cao lại dễ tản mất khí, gia chủ gặp thị phi. Do đó, kích cỡ của của chính cần vừa phải, tương xứng với tổng thể toàn bộ ngôi nhà. 
 
Một vài lưu ý khác bao gồm:
  • Cổng và cửa chính bố trí lệch nhau, tuyệt đối tránh đặt theo đường thẳng.
  • Cửa sau không lớn hơn cửa trước. 
  • Cửa chính không đặt thẳng với cửa bếp hoặc cửa nhà vệ sinh.
  • Cửa chính không đối diện thang máy (với căn hộ nhiều tầng có lắp thang máy)
  • Cửa chính không đối diện với cửa sau.
  • Tránh 3 cửa nối tiếp nhau
  • Nhà thường bố trí theo tỷ lệ 3:1 (tức 1 cửa chính, 3 cửa sổ). Kích thước cửa sổ không lớn hơn cửa chính, nếu lớn hơn cần chia nhỏ thành ô phù hợp.
  • Cửa chính từ ngoài vào trong dạng thu nhỏ nhần theo hình bông hoa loa kèn được cho là tốt với phong thuỷ nhất.
  • Nhà có sân nên tránh để tâm của cửa chính và cổng tạo thành một đường thẳng.
  • Cửa từ ngoài vào trong nên có kích thước giảm dần tạo thành hình dạng hoa loa kèn để đảm bảo phân bố vận khí đều trong nhà.
  • Đối với nhà có sân thì tâm cửa đi chính không được thẳng hàng với tâm của cổng. 
  • Cửa đi nhà vệ sinh không nên bố trí đối diện với cửa bếp, cửa bếp không nên đối diện với khu vực bếp nấu.
Ngoài kích thước, gia chủ cần lưu ý đến hướng đặt cửa để đảm bảo sự hòa hợp về mặt phong thủy. Hướng cửa phù hợp với bản mệnh sẽ mang lại cho bạn nhiều may mắn, tài lộc và bình an. 
 
Trên đây là những thông tin hữu ích về kích thước cửa chính chuẩn phong thủy mà Lịch Ngày Tốt muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng bạn đã lựa chọn được loại cửa và bộ kích thước phù hợp nhất với căn nhà của mình.