Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Không gian thờ cúng trong nhà ở hiện đại

Thứ Hai, 10/05/2010 09:50 (GMT+07)

Trong văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung, thờ cúng là điều hết sức thiêng liêng và hệ trọng. 

Khong gian tho cung trong nha o hien dai hinh anh
Bàn thờ là nơi trang nghiêm, tĩnh lặng

Bàn thờ trong nhà ở gia đình truyền thống thường được lập ở chính giữa gian giữa của ngôi nhà - là vị trí trang trọng nhất. Tuy nhiên, với những căn nhà có kiến trúc hiện đại, nhà lô phố hiện nay thì cách bố trí bàn thờ và các đồ thờ cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với cấu trúc và diện tích của ngôi nhà nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.

1. Vị trí lập phòng thờ, bàn thờ

Trong giải pháp thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay, kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng. Đó là tầng trên cùng - tầng thượng của ngôi nhà. Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời.

Đối với các căn hộ chung cư, do bị hạn chế về diện tích sử dụng nên việc bố trí phòng riêng lập bàn thờ là điều rất khó. Vì vậy, kiến trúc sư thường sắp xếp không gian thờ cúng nằm trong các không gian sinh hoạt chung, sảnh hay các phòng chức năng phù hợp khác.  

Thư viện, phòng khách, phòng sinh hoạt chung trang trọng là những nơi phù hợp để có thể đặt bàn thờ. Tuyệt đối không đặt bàn thờ ở phòng karaoke, phòng vệ sinh, phòng thể thao. Bàn thờ không đặt trong phòng ngủ vì khói nhang sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, vì không gian thờ mang tính âm nên không phù hợp.

2. Thiết kế tủ thờ, bàn thờ phù hợp

Kích thước tủ thờ không nên quá to gây cảm giác choáng ngợp nhưng cũng không nên “lọt thỏm”, nhỏ bé trong phòng. Nếu bàn thờ được đặt tại phòng sinh hoạt chung hay phòng khác thì tủ thờ cần được thiết kế phù hợp về tỉ lệ với kích thước phòng và tương quan với các đồ nội thất khác.

Ở những không gian này, tủ, bàn thờ nên được thiết kế đơn giản, tránh cầu kỳ lạc lõng hay gây cảm giác nặng nề, e sợ. Bàn thờ phải tạo được sự tôn nghiêm nhưng vẫn phải mang lại cảm giác gần gũi với các thành viên trong gia đình.

Vật liệu và màu sắc của tủ, bàn thờ nên là các màu trầm, màu nâu sậm. Các chi tiết kiến trúc, nội thất (lát sàn, trần, chiếu sáng…), các vật dụng, đồ thờ (bát nhang, đèn nến, lọ hoa…) phải được bày biện cân đối.

3. Không gian thờ cúng

Khi thiết kế hay sắp đặt không gian thờ, tránh đặt bàn thờ gần luồng hút gió mạnh, gây “động” và có thể thổi tàn lửa nhang gây cháy.

Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Không nên đặt bàn thờ cao quá gây khó khăn cho việc thờ cúng, cũng không nên đặt thấp quá thiếu trang nghiêm. Trong các trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám, vàng trần. Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể gắn một tấm kính phía trên trần.

Nên sử dụng ánh sáng vàng trong phòng thờ để tạo cảm giác ấm cúng.

Theo Diaoc

 

Tin cùng chuyên mục

X