Bình chi là chỉ bình địa chi long (long mạch nhánh ở đất bằng). Huyệt bình địa chi thì long huyệt sẽ sinh khí tụ ở vùng đất bằng phẳng.
Các nhà phong thủy cho rằng, sinh khí thường tản theo gió, nhưng ở huyệt bình chi, sinh khí từ dưới bốc lên trên, khí ẩn trong đất vì vậy không sợ gió thổi. Huyệt không sợ ở nơi thoáng đãng. Chỉ cần huyệt có dòng nước bao quanh, khí sẽ ngưng tụ và không bị tản mát.
Trong phép phong thủy, đắc thủy thứ nhất, tàng phong thứ 2 nên “đất bình chi nếu được hoành thủy ngăn chặn, chẳng sợ khoáng đạt”.
Chỗ long mạch bình dương khí tụ luôn ở đất bằng phẳng. Sách “Táng kinh” chú giải: “Phép an táng chi lũng tuy khác nhau chính là đất có gò cao như bàn tay”. Phong thủy khẩu quyết nói: “Gò núi thấp nhô, khí tụ đất bằng”.
Lý Thuần Phong nói: “Đất bằng khí đậu gò cao”. Sách “Địa lý nhân tử nên biết” viết: “Ở vùng đồng bằng có gò nhô cao như đệm trải”. Sách “Táng thư” cũng nói “Hơi lồi lên gọi là gò, cát ở trong đó”.
Đất huyệt cát bình dương tuy sinh khí bốc lên, đất hơi lồi (thành gò) nhưng giống như đệm trải. Huyệt bình chi thuộc dương huyệt, sinh khí bốc lên vì thế nên chôn nông để nhận được sinh khí ở trên. Sách “Táng thư” viết: “Vì vậy ở vùng cao khô ráo nên chôn sâu, ở vùng đồng bằng nên chôn nông”.
(Theo Bí ẩn thời vận)