Nguồn gốc của thuật phong thủy
Tại Trung Quốc, thuật phong thủy thịnh hành lâu đời nhất và có ảnh hưởng quyết định đến những trường phái địa lý, phong thủy các nước khác...
Trước đây, phong thủy là học thuyết lưu truyền bí ẩn trong giới trí thức uyên thâm phục vụ cho tầng lớp vương tôn quý tộc, sau trở nên thịnh hành trong giới thương gia giàu có nhằm đem đến tài lộc dồi dào. Kể từ hơn 2500 năm trước cho đến thế kỷ XXI phong thủy không những vẫn tồn tại cùng xã hội mà còn lan rộng tới mọi vùng miền và các tầng lớp xã hội, thậm chí nó còn hòa trộn vào tập tục địa phương một số nơi để hóa thân thành phong tục văn hóa cổ truyền.
Phương Đông chúng ta giáp với một số nước nằm trên ngưỡng cửa lục địa Á - Âu nên cũng có đôi nét tương đồng về quan niệm phong thủy.
Ví dụ Hy Lạp cổ đại có cuốn sách Bàn về gió, nước và hoàn cảnh cuốn sách này đưa ra một số quy định về quan hệ, tác động lẫn nhau giữa con người, xã hội và hoàn cảnh sống. Ví dụ như: bệnh tật của cư dân thành thị thường liên quan tới vị trí nhà ở và hướng gió, nguồn nước và chất lượng nước quyết định tới sức khỏe con người.
Cư dân ở vùng nóng bức ẩm thấp sẽ sinh lười nhác không thích những hoạt động mạnh mẽ, cư dân ở vùng mưa nhiều khí hậu biến đổi thì cần cù, dũng cảm, nóng nảy, cư dân vùng khô cằn hình thể gầy yếu, tính tình cố chấp.
Ngày nay, có khá nhiều thầy phong thủy theo nhiều trường phái khác nhau, mỗi người một ý kiến khác nhau khiến chúng ta không khỏi hoang mang vì nhiều dị bản khó thể kiểm chứng. Thực tế, thuật phong thủy phát triển thành hai nhánh lớn:
- Phong thủy dương trạch trở nên phổ biến vì gần gũi và dễ cảm nhận hơn. Việc chọn lựa thiết kế phong thủy dương trạch đem đến sự thư thái, an lành và cả tài lộc cho gia chủ. Yếu tố hài hòa trong đất - nước - gió và khí trời được ứng dụng nhiều trong thiết kế hiện đại và kiến trúc cung đình, đình làng...
Phong thuỷ là kiến thức không đơn giản
Trước tiên, để trở thành một thầy phong thủy cần rất nhiều thời gian nghiên cứu, họ cần phải đọc nhiều loại sách, kể cả sách quý hiếm, tư liệu, lịch sử, truyền thuyết kinh điển. Như cuốn cẩm nang Phong thủy giảng nghĩa giới thiệu: Bước đầu học địa lý, phải phân biệt âm dương, tam hợp, song sơn, ngũ hành, sinh vượng, tứ tuyệt rồi sau đến bát quái, long mạch, núi, địa hình... rồi tất cả những điều ấy đem ra thực hành cho cả người sống và người chết.
Sau khi nhập môn xong, các thầy địa thực tập lại phải hiểu được những khái niệm thông thường nhất của nghề như Khí, Tứ tượng (gồm Thái dương, Thái âm, Thiếu dương. Thiếu âm vận dụng vào địa hình xem tốt xấu, lành dữ), Bát quái (sinh ra từ thuyết âm dương, quy định ứng vào các vùng đất khác nhau để xác định phương vị), Hình thế đất (chủ yếu dùng để quan sát núi gồm có 5 thế rồng của 5 hướng, rồi lại căn cứ vào hình đáng, tư thế chia thành 9 rồng như rồng quay đầu, rồng bay, rồng nằm...).
Quan niệm chôn cất cũng là biểu hiện của nghi lễ nên mộ còn nhiều tên gọi khác nhau và thường do các pháp sư hay táng sư chủ trì nghi lễ. Gọi là phần mộ vì nó liên quan cả đến địa điểm chôn cất nữa.
Hiểu đúng về phong thủy chúng ta sẽ thấy chúng vô cùng phức tạp. Vì thế, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không đủ hiểu để áp dụng những thuật phong thủy cầu kỳ mà chỉ đơn giản áp dụng cuộc sống hàng ngày như luôn dọn dẹp nhà cửa, các góc trong nhà sạch sẽ, thoáng đãng.
Phong thủy không phải là một bộ môn bí hiểm thần kỳ
Vì không phải ai cũng đủ kiến thức để hiểu đúng về phong thủy một cách sâu sắc và chuyên sâu nên chúng ta tưởng rằng chúng thần bí hay mang màu sắc tâm linh. Phong thủy mà hiện nay nhiều người nhận thức thường khiến họ liên tưởng đến một dạng thức phi vật chất, hay phản khoa học.
Thực tế là không phải một bộ môn bí hiểm thần kỳ, càng không phải là loại tri thức cao siêu chỉ được chân truyền riêng cho các thầy địa lý như họ đã và đang khuếch khoác bịp bợm để kiếm sống.
Chính vì thế từ việc bố trí không gian làm việc cho đến việc treo tranh ảnh, đặt để các vật phẩm trang trí, bố trí cây xanh ở nơi làm việc thường rất được chú trọng với nhiều quy tắc cụ thể tuân theo phong thuỷ.