Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Giếng Trời Phong Thủy: Bố trí đúng có thể hấp thụ được nguyên khí của Trời Đất

Thứ Tư, 05/05/2021 16:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Giếng trời phong thủy là yếu tố không nên lơ là vì nó ảnh hưởng trực tiếp từ sinh hoạt hàng ngày cho tới phong thủy, và cũng tác động không nhỏ tới tài vận của các thành viên trong gia đình bạn.

Giếng trời là gì?


Giếng trời là khoảng không gian thông từ trệt đến mái, nhằm đón ánh sáng tự nhiên vào tất cả các tầng trong nhà. Theo các kiến trúc sư, diện tích tối thiểu của giếng trời thường là 450x450, tức là vừa đủ một người lên xuống. Kích thước lý tưởng nhất dành cho giếng trời sẽ rơi vào khoảng từ 4 - 6m2. 
 
Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, chủ nhà và kiến trúc cần có thời gian lên kế hoạch, tính toán kỹ lưỡng trước khi xây dựng.
 
Cấu tạo của giếng trời có 3 phần: Đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng
 
Đáy giếng: Nằm ở phần dưới cùng, thường kết hợp với không gian phòng khách, phòng bếp để thiết kế trang trí tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ,...
 
Thân giếng: có tác dụng cung cấp ánh sáng cho các tầng bên trên. 
 
Đỉnh giếng: chức năng chiếu sáng và thông gió, thường được thiết kế hệ thống mái bằng kính hoặc khung mái. Hệ thống mái này có thể có hoặc không, phụ thuộc vào mong muốn của chủ nhà và vị trí của giếng trời. Nếu xây nhà ống có giếng trời trong nhà thì cần có mái che, nếu ở sau nhà thì có thể không cần mái. 
 
Giếng trời phong thủy
 

Tác dụng của việc mở giếng trời


- Tăng tính thẩm mỹ:

Với tính toán để thiết kế một cách khoa học và hợp lý, thì giếng trời sẽ trở thành một điểm nhấn làm nổi bật kiến trúc của ngôi nhà. Làm cho kiến trúc của ngôi nhà trở nên đặc biệt và đẹp hơn nhiều. Biến giếng trời trở thành một nét kiến trúc đầy tinh tế và giàu tính mỹ.

- Đón sáng:

Ánh sáng rất quan trọng nhất của ngôi nhà vì nó ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như phong thủy. Nếu giếng trời được bố trí đúng vị trí nó sẽ mang lại những giá trị vô cùng tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn. Khi ngôi nhà được thông khí sẽ là điều kiện thuận lợi giúp tăng năng lượng tốt, xua đi những khí uế, khí tạp,…
 
Từ đó nó sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là khoảng không gian tuyệt vời để chúng ta có thể trang trí tạo điểm nhấn cho ngôi nhà thêm sang trọng và tươi mới hơn.

Nhờ có giếng trời, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban ngày là gần như không cần thiết. Chúng ta có thể tiết kiệm được một lượng lớn điện năng tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế.

- Lưu thông không khí:

Lấy gió tự nhiên cũng là một chức năng quan trọng của giếng trời giúp quá trình lưu thông trao đổi không khí môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà diễn ra đều đặn. Lượng gió trong môi trường tự nhiên tràn vào không gian nhà nhiều hơn. Giúp lưu thông khí trong nhà một cách tự nhiên, làm căn nhà trở nên thông thoáng và mát mẻ dù bước vào thời tiết nóng bức.

Nếu lơ là giếng trời phong thủy, ngôi nhà thường u tối, không khí không được thông thoáng, từ đó có tác động tiêu cực đến năng lượng sống của bạn và các thành viên trong gia đình. 

Giếng trời phong thủy không chỉ để tạo điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà mà còn là nơi nạp sáng, nạp khí nên cần phải tính toán thật kỹ sao cho vị trí đặt giếng trời phải đạt yếu tố thẩm mỹ, phù hợp công năng sử dụng và phải chuẩn phong thủy. 
 
Chính vì vậy, giếng trời có vai trò điều hòa lượng ánh sáng tự nhiên và tạo nguồn không khí trong lành. Với những ngôi nhà khiêm tốn về mặt diện tích, giếng trời mở ra một không gian sống thoải mái, gần gũi với thiên nhiên. 
 
Luôn tính toán kỹ lưỡng, và thường đặt giếng trời tại phương vị vượng để đón nguồn năng lượng cát lợi qua giếng trời vào nhà sao cho ngôi nhà có những đường thông khí giá trị như: Đối cung hợp thập, tiên hậu thiên tương thông,… tạo chủ phát phú, phát quý.
 
Giếng trời tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
 

Nhược điểm của thiết kế giếng trời
 

- Khó thoát nước: Giếng trời có thiết kế khá đặc biệt với phần đỉnh nằm ở trên cùng của ngôi nhà. Đây là nơi hứng chịu mọi thay đổi của thời tiết quanh năm. Vì vậy, chúng ta cần thiết kế giếng trời hợp lý để ngôi nhà tránh bị rỉ nước vào mùa mưa, bị chói nắng vào buổi trưa.
 
- Giảm tuổi thọ nội thất trong nhà: Đồ dùng trong nhà nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời quá lâu và thường xuyên sẽ dễ hỏng. Vì tiếp xúc trực tiếp nên tuổi thọ của các vật dụng bị giảm đáng kể.
 
+ Cách khắc phục:
 
Nên hạn chế vị trí đặt vật dụng nội thất trong nhà gần nơi giếng trời chiếu vào.
 
Sử dụng vật liệu tốt cho phần che của giếng trời nhằm tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
 

Những lưu ý khi mở giếng trời

 
- Hình thể của giếng trời nên tạo ra sao cho phù hợp với hình thể kiến trúc ngôi nhà tức là tương sinh với ngũ hành của hình thể kiến trúc ngôi nhà. Nhà hình mộc, giếng trời cũng nên là hình mộc dài, hoặc hình thủy uốn mềm lượn sóng. Nhà hình thổ thì giếng trời nên là hình thổ vuông vắn, hình kim như hình tròn, hình elip.

- Cần xem xét thực tế nhà nằm về phương hướng, nắng gió thế nào để bố trí mái che giếng trời là loại cố định hay mái kéo nhằm chủ động hơn trong việc điều tiết ánh sáng, chống mưa tạt nắng gắt vào trong nhà.
 
- Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính Thủy và Mộc, bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày luôn không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (Thổ, Mộc hoặc Thủy), và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động.
 
Nên cẩn thận tính toán khi trong nhà có 2 giếng trời
 
- Với giếng trời đặt gần phòng bếp: Giếng trời ở phía hậu này đóng vai trò lấy sáng cho không gian phòng bếp, cũng như lấy sáng, gió cho các phòng ở tầng trên thẳng phòng bếp. Phong thủy có nguyên tắc "tụ thủy tắc khí bất tán". Tụ thuỷ nhưng không để úng thuỷ, tức là có nước chảy đến và nước luân chuyển, để kích hoạt sinh khí và tránh tù đọng.
 
Giếng trời mang tính động, vì là nơi có nắng, có gió, tối kỵ đặt bếp gần không gian này, vì bếp cần phải "tàng phong" thì mới "tụ khí" được.
 
- Với giếng trời cạnh phòng ăn (thuộc Mộc), có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và Thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí theo dạng ống hút thẳng đứng (Mộc sinh Hỏa), nhưng trên đỉnh phải có mái che tránh mưa tạt.
 
Có thể dùng mái bằng kính lấy sáng hoặc mái dốc nghiêng (Hỏa) để tạo hiệu ứng ống khói hút nhiệt lên cao, không lan tỏa khói, mùi sang các phòng khác.

- Khi mở giếng trời cần chú ý làm mái che để chủ động trong trong việc điều tiết ánh sáng và tráng nắng, tránh mưa.

- Không nên làm phẳng nhắn tường của giếng trời. Để tiêu âm, bạn nên thiết kế mảng nhám, sần cho tường giếng bằng cách ốp gạch trần, sơn gai

- Giếng trời không nên quá nhỏ hẹp sẽ hình thành những luồng sát khí Thiên trảm sát. Tuyệt đối không nên đi ngang qua cửa nhà vệ sinh, sẽ kéo theo uế khí đến mọi không gian sống khác. 
 
- Giếng trời phải tuân theo luật âm dương, ngũ hành để tương sinh với ngôi nhà. Hướng Bắc được cho là hướng không may mắn, vì thế, tránh đặt giếng trời theo hướng này. 
 
- Nếu có nhiều hơn một giếng trời, thiết kế sao cho hướng lưu thông của giếng trời hợp lý, nếu không sẽ dẫn đến khí không thoát ra cứ luẩn quẩn trong nhà. Mở nhiều giếng trời thậm chí còn gây ra Dương thịnh Âm suy, lúc nào trong nhà cũng thấy chói chang (nhất là những hướng có ánh sáng mặt trời gay gắt như hướng tây).


Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X