(Lichngaytot.com) – Có quan điểm cho rằng, giao thừa năm 2017 Đinh Dậu rơi đúng vào giờ Không vong. Đó là giờ xấu, không nên đi ra khỏi nhà hay lễ chùa vào thời gian này? Thực hư điều này ra sao, hãy cùng Lichngaytot.com tìm hiểu.
► Mời các bạn xem Tử vi 2017, Xem tuổi xông đất 2017 để mang lại may mắn cho gia chủ |
1. Giao thừa năm 2017 Đinh Dậu rơi đúng giờ Không vong?
Không vong được coi là một trong Thần sát của Tứ Trụ. Nếu trụ ngày trong Tứ Trụ là Giáp Tý thì nó được gọi là Tuần Giáp Tý. Điều đó có nghĩa là, mỗi Tuần chỉ có 10 ngày tính từ trụ ngày Giáp Tý theo chiều thuận của bảng nạp âm là Giáp Tý (1), Ất Sửu (2), Bính Dần (3), Đinh Mão (4), Mậu Thìn (5), Kỷ Tị (6), Canh Ngọ (7), Tân Mùi (8), Nhâm Thân (9) và Quý Dậu (10), mà không có ngày Giáp Tuất (11) và Ất Hợi (12), cho nên các chi Tuất và Hợi được gọi là Không Vong của trụ ngày Giáp Tý (vì trong Tuần Giáp Tý không có các chi là Tuất và Hợi).
Cách tra Không vong là lấy trụ ngày trong Tứ Trụ làm chủ từ đó tìm các chi trong Tứ Trụ. Theo đó, ngày 1/1/2017 âm lịch là ngày Ất Mão (trụ ngày là Ất). Mà Ất có giờ Không vong là Tý (23h đến 1h) và Sửu (1h đến 3h). Giao thừa năm nay là giờ Bính Tý, lọt đúng giờ Không vong.
Vì thế một số nhà phong thủy tin vào quan niệm này cho rằng, giao thừa năm Đinh Dậu 2017 rơi đúng vào giờ Không vong, là giờ xấu, không có lợi cho xuất hành đầu năm.
Theo phân tích của một số nhà tâm linh, giờ Không vong mang tính chất mất phương hướng, không có trật tự, không bám víu, vô định… Khi rơi vào giờ Không vong, mọi thứ có thể hiểu là bị đảo ngược tình hình, gây ra sự phản tác dụng, ngược lại với cái vốn có. Cụ thể, nếu cát thần và dụng thần rơi vào giờ Không vong thì những điểm tốt, điểm cát lành sẽ bị mất đi hoặc giảm sút. Còn nếu hung thần hay kị thận lọt vào giờ này thì những điểm xấu, tác hại sẽ được giảm thiểu.
Vì vậy họ khuyến cáo, trong thời gian này không nên ra khỏi nhà hoặc đi lễ chùa, cầu tài lộc… để tránh gặp phải điềm xui xẻo. Trong đêm giao thừa năm 2017 Đinh Dậu, các thành viên trong gia đình nên sum vầy bên mâm cơm, trò chuyện, chúc tết, ca hát vui vẻ, mừng tuổi đầu năm… hơn là ra ngoài.
2. Không nên lo lắng thái quá
Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng Con người), Tết là ngày đại hỷ của cả đất nước, dân tộc. Bản thân mỗi người nên hòa nhập vào niềm vui chung của đất trời, của dân tộc, không nên lo lắng thái quá hay kiêng kị quá đà mà làm mất giá trị truyền thống, đặc biệt là việc đi lễ chùa cầu bình an.
Theo lịch vạn sự, ngày mùng 1 Tết là ngày Ất Mão, ngày cát, xuất hành tốt. Xuất hành đầu năm mới để cầu tài lộc, may mắn là phong tục cổ truyền, với mong muốn có một năm mới làm ăn phát đạt và gặp nhiều niềm vui, cát lành như ý.
Hướng xuất hành cần chọn hướng tốt. Xuất hành về hướng có Hỷ thần sẽ gặp nhiều may mắn và niềm vui. Còn hướng Tài thần là cầu tài lộc. Năm 2017 Đinh Dậu, hướng xuất hành tốt là Đông Nam và Tây Bắc. Có thể xem bảng giờ hoàng đạo so với tuổi của mình để chọn hướng tốt phù hợp.
Theo quan điểm của một số nhà tâm linh, một ngày có nhiều giờ tốt, giờ xấu, và sau Giao thừa Đinh Dậu là ngày mùng 1 Tết có 6 giờ hoàng đạo, người dân theo đó mà chọn giờ xuất hành đầu năm.
Giờ xuất hành chọn giờ phù hợp để may mắn cho cả năm. Các tuổi không kị, không hợp với giờ xuất hành, vẫn có thể xuất hành, không nhất thiết phải đợi đến giờ hợp tuổi mới xuất hành.
Mời bạn đọc tham khảo Xem ngày tốt xấu theo Lịch Vạn Niên để lựa chọn được ngày tốt, giờ lành để mọi việc được thuận buồm xuôi gió, vạn sự hanh thông.
Mời bạn đọc tham khảo Xem ngày tốt xấu theo Lịch Vạn Niên để lựa chọn được ngày tốt, giờ lành để mọi việc được thuận buồm xuôi gió, vạn sự hanh thông.
Lichngaytot.com
Cúng giao thừa: Trong gia đình, ai cúng sẽ mang lại may mắn?
Lễ cúng Giao thừa thường được gọi là lễ trừ tịch, thực hiện ở thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với ý nghĩa kết thúc năm cũ, đón năm mới. Song lễ
Lễ cúng Giao thừa thường được gọi là lễ trừ tịch, thực hiện ở thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với ý nghĩa kết thúc năm cũ, đón năm mới. Song lễ