Thứ Năm, 13/07/2017 16:53 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Trong phong thủy hướng nhà là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra một căn nhà tốt cho vận trình của gia chủ. Vậy bạn đã biết những chú ý cơ bản khi xem hướng nhà hay chưa? Cùng tìm hiểu ngay với Lịch ngày tốt nhé.
Để xác định phương hướng chính xác, trước tiên nên biết:
>> Cách xác định hướng nhà, ban thờ, hướng bếp đơn giản để bạn không phải đau đầu tính toán
“Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”, đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết từ xa xưa. Nhiều người khi làm nhà nhất quyết phải chọn hướng nhà phía Nam là thế. Tuy nhiên giờ quỹ đất không còn thoải mái như trước, xây nhà cũng phải tuân theo quy định của nhà nước.
Vả lại người trẻ có xu hướng mua nhà chung cư xây sẵn bởi tính thiết thực của nó, vì thế hướng nhà dần trở thành yếu tốt phong thủy bị coi nhẹ.
Chọn hướng nhà hợp phong thủy tức ý chỉ hướng nhà tốt không chỉ là nơi tốt cho sức khỏe của gia chủ mà hướng nhà hợp phong thủy còn trợ lực cho vận trình công danh sự nghiệp cũng như tài lộc của những người sống trong nhà.
Khi xem
phong thủy hướng nhà không tốt thì đó rất có thể chính là lý do khiến gia chủ ngày càng lụn bài, tài lộc hư hao, làm ăn thất bát. Vậy nên chọn hướng nhà như thế nào để không phạm phải những đại kị phong thủy? Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu những kiến thức đơn giản nhất về vấn đề này nhé.
1. Chọn nhà đón hướng ánh sáng mặt trời
Ánh nắng mặt trời không chỉ có tác dụng chiếu sáng mà nó còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong không khí ẩn khuất trong nhà nữa.
Vì thế, căn nhà được ánh nắng chiếu vào sẽ giúp gia chủ có sức khỏe tốt hơn, tăng độ thoải mái khi sống trong căn nhà.
Thông thường vị trí tọa Bắc hướng Nam là hướng nhà khá tốt đối với hầu hết các khu vực. Không cần phải tuyệt đối chính xác là hướng Chính Nam mà chỉ cần trong phạm vi dao động 30° là được. Tuy nhiên, hướng nhà càng lệch khỏi hướng Nam nhiều thì phúc khí càng giảm bớt.
2. Chọn nhà có hướng thông gió thoáng khí
Khi
xem hướng nhà, căn nhà đón được gió trời là điều vô cùng quan trọng, giúp cho căn nhà được thông thoáng mà người sống trong đó cũng được cân bằng cả về tâm lý và sinh lý. Hướng gió sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà.
Đặc biệt, với những căn nhà ở thành phố hoặc nơi bị ô nhiễm do khí thải công nghiệp thì căn nhà mà đón hướng gió độc hại đó là điều cực kì tối kị, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia chủ.
3. Chú ý đến môi trường và tiếng ồn xung quanh căn nhà
Cách tốt nhất để tránh hay giảm tiếng ồn đối với nhà ở chính là xoay hướng nhà ngược lại với đường xá giao thông. Song tránh được tiếng ồn thì đôi khi lại mâu thuẫn với hướng gió, hướng nắng của căn nhà. Bạn có thể áp dụng các thiết kế kiến trúc khác để đáp ứng được nhu cầu về cả hướng gió, hướng nắng mà vẫn đảm bảo không bị tiếng ồn làm ảnh hưởng.
4. Thiết kế cửa ra vào có hướng nhà hợp phong thủy
Xem phong thủy, phía trước căn nhà có minh đường thì cát khí dồi dào, tức phía trước rộng rãi và không có gì ngăn trở thì tốt. Nếu trước cửa ra vào có thảm cỏ, hồ nước hay bãi đỗ xe thì tốt nhất nên làm thêm cửa ngách.
Còn với căn nhà phía trước không có minh đường thì nên mở cửa ở bên trái, tay nắm cửa cũng thiết kế ở bên trái cửa, nếu làm đảo lộn vị trí trái phải thì dễ xảy ra tranh chấp trong gia đình.
Có một điều cấm kị, đó là mở cửa Huyền Vũ ở phía Bắc, đó được gọi là Quỷ môn, cũng là cửa Bại Bắc. Cần cực kì thận trọng khi làm cửa ra vào của nhà ở tại phía Bắc.
5. Những hướng nhà không tốt theo phong thủy
Thông thường, người ta xếp độ tốt xấu của hướng nhà theo thứ tự sau: Chính Nam, Đông Nam, Đông, Tây Nam, Bắc, Tây.
Trong
phong thủy nhà ở, khi chọn làm căn nhà có hướng Nam Bắc thì nên chú ý nhà không nên quá dài, quá sâu, nếu không sẽ khiến cho kết cấu căn nhà trở nên dài và hẹp, càng về sau thì các phòng càng khó đón được ánh sáng, không đảm bảo được ánh sáng tự nhiên cho tất cả các phòng trong căn nhà.
6. Chọn hướng cho các căn phòng trong nhà
Về lý thuyết phong thủy thì các căn phòng có hướng Chính Nam, hướng Đông Nam, Tây Nam đều được phân bổ chiếu sáng khá tốt, ánh nắng mặt trời có thể chiếu rọi vào phòng 2 - 3h một ngày, đủ để xua tan ẩm ướt, tiêu diệt vi khuẩn trong không khí, điều tiết nhiệt độ trong phòng, cũng tăng cường thêm sự thông thoáng nhờ không khí lưu thông tốt.