- 1. Cây trồng trong nhà bếp
- 1.1. Lợi ích của trồng cây trang trí nhà bếp
- 1.2. Cách bài trí
- 1.3. Lưu ý
- 2. Cây gia vị
- Cây hương thảo
- Cây húng quế
- Cây húng bạc hà
- Hành tây
- 3. Cây có hương thơm tự nhiên
- Cây tùng thơm
- Cây oải hương
- Cây ngải cứu
- 4. Cây phong thủy nhà bếp
- Cây phất dụ
- Cây phú quý
- Cây lan ý
- Cây trầu bà cẩm thạch
- Cây lan quân tử
- 5. Cây lọc không khí
- Cây lưỡi hổ
- Cây dây nhện (Cỏ lan chi)
- Cây xương rồng
- Cây nha đam
- Cây dương xỉ
1. Cây trồng trong nhà bếp
Căn bếp là nơi chuẩn bị những bữa ăn ngon cho các thành viên trong gia đình nên đừng để không gian ấy trở nên nhàm chán với chỉ những dụng cụ nấu nướng. Bạn có thể trồng thêm cây cảnh ở đây để tạo cảm hứng cho người nấu.
Thế nhưng không gian này có đặc thù là nhiệt độ và độ ẩm cao, phát sinh nhiều khói, mùi và thường thiếu sáng. Nhìn chung, đó là môi trường không tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nên không ít gia chủ không trồng cây ở đây. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bỏ qua những lợi ích mà nó mang lại.
1.1. Lợi ích của trồng cây trang trí nhà bếp
Tăng tính thẩm mỹ cho gian bếp
Hãy tự tạo cảm hứng bếp núc cho bạn bằng việc trang trí đa dạng các loại cây xanh khác nhau ở không gian phòng bếp. Chỉ cần ngắm nhìn màu xanh và hình dáng nhỏ xinh của chúng bạn sẽ càng thích nấu nướng hơn.
Thực tế là mỗi một loại cây sẽ có hình dáng, kích cỡ và vẻ đẹp riêng biệt, sẽ đem đến một không gian hoàn toàn mới mẻ cho góc nấu nướng tưởng như rất nhàm chán.
Loại bỏ các chất khí độc hại
Căn bếp là nơi chế biến thức ăn nên mùi của các loại dầu mỡ, gia vị, thức ăn hay rác thải tích tụ hình thành trong không khí mà cho dù sử dụng máy để hút mùi thì cũng không thể nào loại bỏ hoàn toàn.
Chỉ bằng mắt thường thì chúng ta không thể nào nhìn thấy các khí độc đang hiện diện ở đó. Nếu như hít phải những chất khí này trong một thời gian dài sẽ dễ mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp, về mắt, về da. Thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây ra ung thư, nhất là đối với các gia đình có trẻ nhỏ thì càng gây ra nhiều nguy hiểm hơn.
Do đó, trồng thêm những cậu cây cảnh ở đây sẽ có tác dụng hút bụi, khử khí độc, góp phần nâng cao sức khỏe của chính bản thân bạn cũng như các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra nó còn giúp thải ra khí O2 cực kỳ tốt cho sức khỏe con người, làm cho không gian nhà bếp được trong lành và thơm tho mà không cần dùng dung dịch tẩy rửa mùi hóa chất gây hại. Bạn chỉ việc đặt vài cây phù hợp ở trong nhà bếp là đã có thể xử lý ngay vấn đề liên quan tới các mùi độc hại rồi.
Xua đuổi muỗi và nhiều loại côn trùng khác
Phòng bếp vừa ẩm vừa tối nên muỗi và nhiều loại côn trùng chọn nơi đây làm nơi trú ngụ. Chúng dễ dàng có được thức ăn và sinh sôi nảy nở, nếu gia đình nào lười dọn dẹp, đôi khi các loại công trùng còn làm tổ ở những góc khuất trong nhà mà bạn khó phát hiện để loại trừ chúng được.
1.2. Cách bài trí
Cách bài trí cây trồng trong nhà bếp sẽ ít nhiều phụ thuộc vào hướng cửa, bạn cần lưu ý để phù hợp với phong thủy nhất.
- Hướng Bắc: Vị trí này phù hợp để trồng những cây có màu rực rỡ, ấm nóng để tăng sức sống cho căn bếp nhà bạn.
1.3. Lưu ý
- Không trồng bất kỳ loại cây độc hại nào như môn trường sinh, những cây thuộc họ chim thiên đường, lan quân tử và nhiều loại hoa độc hại khác như: Đỗ quyên, trúc đào, xương rồng bát tiên, thiên điểu.
- Bếp tượng trưng cho hành Hỏa nên hầu hết các loại cây trồng ở đây nên có màu xanh. Nên ưu tiên các loại cây mang ý nghĩa may mắn, cát lành, sung túc.
- Thường xuyên cắt tỉa lá chết, theo dõi cây thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Bạn cũng nên đưa cây xanh ra ngoài, nơi có ánh nắng mặt trời khoảng 1 đến 2 tuần một lần để thúc đẩy quá trình quang hợp.
2. Cây gia vị
Không chỉ để tận dụng đồ thừa mà ngoài ra trồng những cây chanh, cà chua, ớt... nhỏ tại gian bếp, vừa để trang trí, vừa có thể sử dụng chế biến đồ ăn khi cần.
Cây hương thảo
Cây húng quế
Cây húng bạc hà
Hành tây
Trồng một vài cây hành tây trong cốc nước để ở khu vực bếp vừa mang lại sắc xanh dễ chịu, vừa giúp hạn chế một số loại vi khuẩn trong không khí.
3. Cây có hương thơm tự nhiên
Vì thế, bạn có thể ưu tiên lựa chọn các loại thảo mộc như bạc hà, oải hương, hương thảo, tùng thơm... là những loại cây có chứa tinh dầu, có tác dụng xua đuổi côn trùng. Những cây này có hương thơm dịu nhẹ giúp khử mùi, thanh lọc không khí, giảm bớt căng thẳng, mang đến cảm giác thư giãn.
Cây tùng thơm
Sau những giờ làm việc căng thẳng, khi đứng vào bếp nấu ăn, được ngửi hương thơm của cây tùng thơm cũng đủ giúp bạn xua đi áp lực, giảm stress, tăng cường tỉnh táo, phấn chấn hơn.
Cây oải hương
Phong thủy hoa oải hương chỉ ra rằng đây là loại cây hoa tượng trưng cho sự may mắn, bình yên và hòa thuận cho gia đình. Với ý nghĩa đó chúng rất hợp để trồng trong gian bếp nhà bạn.
Cây ngải cứu
Ít người biết rằng rất nên để cây ngải cứu trong nhà bếp nhưng bạn có thể thử vì chúng có tính năng khử mùi hôi trong không khí cực kỳ tốt. Vào những ngày mưa gió còn có thể trừ khử mùi ẩm mốc và các loại côn trùng, ruồi muỗi gây hại cho con người.
4. Cây phong thủy nhà bếp
Cây phất dụ
Loài cây này có lá xanh quanh năm nên trồng ở hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà, chỉ nên trồng trong một chậu nhỏ.
Cây phú quý
Đây là dòng cây có thể trồng thuỷ sinh hoặc đất tuỳ theo ý thích của bạn. Cây có màu đỏ đặc trưng rất hợp với những người mệnh Hoả, là loại cây nên trồng trong nhà bếp.
Cây lan ý
Cây trầu bà cẩm thạch
Về phong thủy, trầu bà cẩm thạch cũng là biểu tượng cho một tình yêu hạnh phúc, là hiện thân của sự keo sơn trong gia đình, là sự đồng lòng nhất trí của tập thể. Cây hợp mệnh: Thổ - Mộc - Thủy, hợp tuổi: Ngọ; Mùi, có ý nghĩa mang đến may mắn, bình an và sự thành đạt.
Cây lan quân tử
Một đặc điểm rất thú vị của loại cây này là nó có thể cảm nhận được hòa khí trong gia đình của bạn. Nếu như gia đạo của nhà bạn bất hòa, xích mích, hoặc đang ở trong giai đoạn bị vận hạn thì tuyệt đối nó không nở hoa. Nhưng khi gia đạo hưng thịnh, không khí trong gia đình vui vẻ hoặc sắp có niềm vui thì nó sẽ nở hoa.
5. Cây lọc không khí
Cây lưỡi hổ
Cây dây nhện (Cỏ lan chi)
Cây xương rồng
Cây nha đam
Về mặt phong thủy, nha đam giúp đem đến cho gia chủ và các thành viên trong gia đình tài lộc, sự may mắn, được quý nhân phù trợ,...
Cây nha đam là một trong số những loại cây nên trồng trong nhà bếp vì nó có khả năng làm lành vết thương, đặc biệt là làm mát cực nhanh khi bạn lỡ bị bỏng khi nấu ăn.
Cây nha đam còn có khả năng làm sạch không khí hiệu quả, hấp thu benzen và formaldehyde. Nha đam cũng rất dễ trồng, chịu được hạn, không mất nhiều công sức chăm sóc, chỉ phải tưới nước khoảng 3 tuần một lần.