Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Gợi ý những cây trồng ở giếng trời phù hợp nhất để nhà xanh, sạch lại đẹp

Thứ Ba, 01/06/2021 18:07 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Việc lựa chọn loại cây trồng ở giếng trời nào phù hợp nhất cũng cần cân nhắc nhiều yếu tố từ ý nghĩa của loại cây cho đến cách trồng, do đó, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây trước nhé.

Giếng trời không chỉ là nơi đón sáng cho các căn phòng trong nhà mà nó còn có ưu điểm là lưu thông không khí, nơi đây rất thích hợp để trồng cây xanh. Đặc biệt, cây trồng ở đây rất phù hợp cho những căn nhà ống dài, hẹp ngang giúp không gian ở đây trở nên tươi mát hơn.

Cách thiết kế phổ biến nhất ở vị trí này là trồng cây theo tầng: một cây cao, thân gỗ làm chủ đạo; các cây bên dưới thấp dần thành tầng trung và tầng thấp, phủ nền để tạo thành mảng xanh mát mắt ở đáy giếng trời.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý đó là môi trường trong nhà vẫn khó khăn hơn cho quá trình sinh trưởng của cây nên cần chọn cây thích nghi tốt với điều kiện trong nhà, dễ chăm sóc, ít rụng lá. Hơn nữa, bạn nên tìm hiểu kỹ mình có thực sự yêu thích và có thời gian, kỹ năng chăm sóc cây không. 
 
Cây trồng ở giếng trời
 

1. Cây chủ đạo 

 
Một số cây chủ đạo có thân gỗ, chiều cao từ 1m - 2,5m được gợi ý dưới đây bạn có thể tham khảo:
 

1.1. Cây cau Hawai

 
Đặc điểm: Thân cây có màu xanh, cao khoảng 3m khi trưởng thành. Lá mọc đối xứng, trông giống lá tre, có màu xanh bóng.

Cau Hawai rất dễ trồng trong nhà, không những thế ưu điểm của nó là có khả năng hấp thụ những độc tố hoá học nhất là từ máy tính và các thiết bị điện tử. Cây Cau Hawai là lựa chọn hàng đầu cho cây cảnh nội thất phong thủy, mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng nên cau Hawai cần được tưới nước đều, không nên để đất quá khô cằn.  
 

1.2. Cây lộc vừng 

 
Cây phát lộc (tên gọi khác là cây phất lộc) có ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình vì thế nó cũng là loại cây thân gỗ nên ưu tiên trồng ở khu vực giếng trời.

Đặc điệm: Cây có lá dày, hoa màu đỏ, mọc thành từng chuỗi dài, rủ xuống trông rất lãng mạn, đẹp lung linh dưới ánh nắng. 

Ưu điểm của cây phát lộc là dễ trồng, sẽ chăm sóc. Thời gian thay lá nhanh, không kéo dài nên gia chủ không tốn nhiều công quét dọn. 
 
Cây được trồng ở giếng trời thường dễ sống
 

1.3. Cây hoa ban


Đặc điểm: Thân cây có vỏ màu nâu, đường kính nhỏ không lớn nhiều nhánh nhỏ đâm ra từ thân cây. Lá Hoa Ban nhỏ, mọc sole nhau. Khi còn nhỏ lá có lớp lông mịn.

Cây hoa ban sống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu được thời tiết khắc nghiệt, không đòi hỏi sự chăm sóc cầu kỳ nên có thể trồng trong nhà. Cây xanh quanh năm, hoa màu trắng hoặc hồng tím, nở vào khoảng tháng 3, tháng 4, có mùi hương dễ chịu.
 

1.4. Cây đào tiên


Cây đào tiên còn có cái tên rất hay là cây trường sinh, mang ý nghĩa sống thọ, phù hợp để trồng ở giếng trời, cần lưu ý dành khoảng trống lớn để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Đặc điểm của cây: lá xanh đậm, cây thường cho ra quả tròn, màu xanh căng bóng. Ưu điểm là cây dễ trồng, không đòi hỏi nhiều ánh nắng, chỉ cần 3 - 4 năm là có thể ra quả.
 

1.5. Cây khế


Lựa chọn 1 cây khế trồng ở khu vực giếng trời cũng đủ tạo nên sự tinh tế cho không gian nhà bạn. Ngoài ra, mỗi khi vào mùa, những chùm hoa đỏ của khế còn giúp làm nổi bật hơn cho không gian giếng trời.

Cây khế là loại cây ưa trồng nơi bóng râm, trong vườn nhỏ hoặc trong nhà. Khế có tán lá rộng, nhưng bạn có thể dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn của mình.
 

1.6. Cây cóc


Thời gian gần đây, cây cóc cũng được ưu tiên trồng trong nhà, đặc biệt là vị trí giếng trời.

Ngoài công dụng cho trái ăn quanh năm, cóc còn thích hợp trở thành cây trồng ở giếng trời. Cây nhỏ gọn, cho trái quanh năm nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng và cắt tỉa khéo léo, nó sẽ tạo thành điểm nhấn đặc biệt cho giếng trời.

1.7. Cây kim ngân
 

Chúng ta quá quen với cây kim ngân được trang trí trên các bàn làm việc thế nhưng nếu chúng được sống trong không gian rộng rãi, cây có thể cao trên 1 mét. Với kích thước này, kim ngân rất thích hợp trở thành cây chủ đạo khi trồng ở giếng trời.
 
Kim ngân khi được trồng ở giếng trời sẽ càng làm gia tăng ý nghĩa tốt của nó. Giúp mang lại tiền tài, may mắn cho gia chủ.

1.8. Lưu ý khi trồng cây thân gỗ trong nhà


Dù chọn cây nào là cây chủ đạo thì đó cũng là loại cây có thể thích nghi tốt, sống khỏe để tạo điểm nhìn xanh mát cho các khu vực chức năng xung quanh.

Nhờ được phát triển dưới điều kiện ánh sáng trực tiếp ở khu vực giếng trời, những cây nơi đây sẽ nhanh chóng mọc sum suê, nhiều lá. Do đó cần thường xuyên tỉa bớt lá, cành để khu vực được thông thoáng. 

Nên tưới nước cho cây vào mỗi sáng để đảm bảo giữ ẩm cho đất. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm của đất bằng dùng que ghim sâu xuống đất để cảm nhận.
 
Cách 3 - 4 tháng thì nên bón phân hữu cơ cho cây 1 lần để giúp cây tăng trưởng tốt hơn.

2. Cây tầng trung

 
Ngoài cây chủ đạo vẫn cần cây tô điểm
 
Ngoài cây chủ đạo, gia chủ có thể khéo léo kết hợp các loại cây tầng trung một cách đơn giản để giữ được sự bình dị, tự nhiên nhất giúp không gian thông thoáng, đẹp bình dị, tự nhiên. 
 
Phía dưới cây chủ đạo, bạn có thể trồng các loại cây nho nhỏ như cây cau tiểu trâm, ráng ổ phụng, ngũ gia bì, đinh lăng, chuối rẻ quạt, chuối hoa, cây bạch mã hoàng tử, trầu cánh phượng, saphia… 
 

3. Cây tô điểm xung quanh

 
Có khá nhiều loại cây dùng để tô điểm xung quanh làm tăng thêm mảng xanh tươi mát trong gia đình bạn. Hãy ưu tiên chọn loại cây này phát triển khá nhanh, không cần nhiều công chăm sóc.

Việc của bạn là khéo léo kết hợp cây với tiểu cảnh, với sỏi đá hay các phụ kiện cây cảnh… tạo nên vẻ đẹp trong lành, tươi mát, sinh động cho ngôi nhà.

- Các loại cây có tán rộng, dễ trồng, thích hợp điều kiện sống trong nhà có thể kể đến như cây lan tim, cây lan hạt dưa, nhền nhện, cây sen đá,...

- Các loại cây bụi có thể trồng ở giếng trời như ngũ gia bì, vạn thiên thanh, câu tiểu trâm, đinh lăng, thiên niên kiện.

- Những loại hoa tuy ít phong phú hơn nhưng có thể làm cây phụ tô điểm cho tiểu cảnh ở giếng trời như lan Ý hoặc hồng môn. 
 
- Những loại cây họ trầu có dáng đẹp cũng có thể được trồng ở tầng thấp hơn như trầu thanh xuân, trầu đế vương, trầu rau muống, trầu chân vịt, trầu Mỹ, trầu khía…
 
Các cây giống họ trầu có kích thước nhỏ, đẹp thích hợp trồng xen kẽ hoặc bạn có thể chọn chúng làm chậu treo để phân bố vị trí giữa các cây chính và cây phụ tốt hơn. Bên cạnh chọn cây cảnh phù hợp với giếng trời, bạn còn có thể bố trí thêm đá, sỏi, các phụ kiện cây cảnh… 
 
Nhằm làm tăng vượng khí, ngoài việc bố trí cây trồng ở giếng trời, người ta còn thiết kế thêm hồ nước ở khu vực này. Nước chảy từ trên tường và ánh sáng trực tiếp chiếu xuống làm cho không gian mát mẻ hơn, cây cối phát triển tươi tốt hơn.

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X