(Lichngaytot.com) Cây nguyệt quế phong thủy có quá nhiều ưu điểm mà không phải ai cũng có thể khai thác hết được các lợi ích của nó. Bài viết sẽ cho bạn cái nhìn đầy đủ nhất có thể về cây hoa có ý nghĩa đặc biệt này.
1. Cây nguyệt quế là cây gì?
Cây nguyệt quế hay còn có tên gọi Nguyệt quế Hy Lạp, cây quyệt quới, nguyệt quý, nguyệt quất, cửu ly hương. Đây là loại cây thuộc họ Long não (Lauraceae),
- Tên khoa học: Laurus nobilis L.
- Nguồn gốc: Địa Trung Hải ở Đông Âu nhưng ngày này cây đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có miền Nam nước ta. Hiện cây phổ biến ở một số cánh rừng thưa từ miền Bắc đến Trung Bộ. Cây thường mọc quanh bờ nước, thung lũng, đồi núi, và ở cả những cánh rừng nhiệt đới.
Đặc điểm:
- Thân: gỗ thẳng, màu vàng nhạt, cao từ 2 - 6m, thân cây nhẵn bóng màu vàng nhạt, đôi lúc sẽ có một số sợi lông nhỏ nhưng không đáng kể. Khi già, thân cây dần hóa gỗ và chuyển sang màu nâu hoặc xám. Lúc này, vỏ cây nứt ra và sần sùi gần giống với thân cây bưởi.
- Lá nguyệt quế dài, có hình bầu dục thuôn và mọc xen kẽ theo thân cây. Lá của cây nguyệt quế có hình bầu dục, màu xanh bóng và mọc xen kẽ theo thân. Mỗi cụm lá của cây nguyệt quế thường có từ 3 - 9 lá.
- Hoa: Màu trắng, hơi ngả vàng, mùi thơm, mọc từ nách lá và nở quanh năm. Hoa mọc thành cụm, gồm 8 bông tại đỉnh nhánh hoặc đôi khi mọc từ nách lá. Mỗi bông hoa sẽ bao gồm đài hoa màu xanh, ôm trọn 5 cánh hoa màu trắng, với đường kính từ 12 - 18 mm, uốn cong về phía sau. Mỗi hoa có 10 nhị cùng với bầu nhụy ở trên đỉnh đầu, có nhiều nét tương đồng với hoa cam, bưởi, quýt. Hoa nguyệt quế không nở quanh năm, mà đa phần chỉ xuất hiện sau những đợt mưa lớn, đặc biệt thường nở rộ vào cuối đông và đầu xuân.
- Quả: Màu xanh, có đốm nhỏ khi còn non và chuyển dần cam sang đỏ khi chín. Quả nguyệt quế hình bầu dục, có màu xanh xen lẫn nhiều đốm nhỏ, sau đó chuyển dần ngả sang màu cam, và có màu đỏ khi đã chín hoàn toàn. Mỗi quả sẽ có từ 1 - 2 hạt.
2. Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế
2.1 Biểu tượng của thành công
Cây nguyệt quế phong thủy từ lâu được xem là biểu tượng của chiến thắng, vinh quanh. Trong thần thoại Hy Lạp, vòng nguyệt quế biểu tượng cho sự chiến thắng. Do đó, nhiều người trồng cây nguyệt quế với niềm tin vào sự thành công.
Ngày nay người ta kết vòng nguyệt quế đội lên những người đạt được giải thưởng cao trong các cuộc thi. Vì thế cây vẫn là biểu tượng giúp con cháu thi đỗ, đạt được nhiều thành tựu trong công việc, học tập. Trồng cây nguyệt quế trong nhà còn là cách để cầu bình an, đỗ đạt thành tài cho con cháu trong nhà.
Người ta luôn tin rằng việc bài trí cây nguyệt quế trong nhà hay nơi làm việc sẽ giúp họ gặp may mắn và gặt hái được nhiều thành công.
Ngoài ra, loài cây này còn đại diện cho niềm tin, hy vọng, đạt được nhiều thành tựu lớn trong tương lai. Nhiều người trồng cây nguyệt quế với mong muốn là cây sẽ mang lại thành công trên con đường công danh, sự nghiệp, mang lại tiền tài.
2.2 Xua đuổi tà khí
Người ta cũng tin rằng, cây nguyệt quế là “lá bùa” có khả năng xua đuổi tà ma hay tiêu trừ những điều không may trong cuộc sống. Luôn bảo vệ con người, giúp họ nuôi dưỡng tinh thần khỏe mạnh và hướng đến những nguồn năng lượng tích cực.
Xét theo góc độ tâm linh thì đây là một trong những loài hoa giúp xua đuổi ma quỷ, trừ tà và xua đuổi đi những điềm xui xung quanh chúng ta. Do đó dễ dàng thấy người ta thường trồng chúng thành hàng rào, trước cổng nhà hoặc trước cửa. Họ tin rằng chỉ khi làm như vậy thì mới có thể bảo vệ gia đình khỏi những vận đen, vận xui và điều không may.
Cây còn được biết đến với khả năng xua đuổi tà khí, ma quỷ và những điều xui xẻo trong cuộc sống, mang đến may mắn cho gia đình.
Bên cạnh đó, khi trồng cây trong nhà, mùi thơm của nó tỏa ra sẽ làm tinh thần các thành viên trong gia đình thư giãn, giải tỏa phiền muộn trong cuộc sống.
2.3 Thu hút tài lộc
Đây là loại cây có thể giúp hóa giải hung khí và cắt bỏ đi những phần tiêu cực trong cuộc sống. Cây nguyệt quế cũng mang ý nghĩa như một lời mong cầu về cuộc sống bình an, các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, mọi điều thuận lợi.
Khi đuổi được năng lượng xấu đi cũng là nhường chỗ cho năng lượng tốt vào, vì thế cây còn được xem là biểu tượng thu hút tài lộc. Chúng giúp gia chủ có được may mắn.
2.4 Hóa giải hung khí
Bên cạnh đó đây cũng là loài hoa giúp điều hòa môi trường sống, với một mùi hương nhẹ nhàng thì đây chính là giải pháp tinh thần rất tốt. Các phòng khách sạn thường sử dụng mùi hương hoa này để mang đến mùi hương dễ chịu cho khách hàng.
Cây nguyệt quế Việt Nam cũng mang nhiều ý nghĩa như cây nguyệt quế Hy Lạp, thể hiện sự may mắn, thành công và chiến thắng trong cuộc sống. Khi trồng cây nguyệt quế trước nhà sẽ giúp các thành viên trong gia đình dễ vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống và công việc.
Cây nguyệt quế Việt Nam cũng mang nhiều ý nghĩa như cây nguyệt quế Hy Lạp, thể hiện sự may mắn, thành công và chiến thắng trong cuộc sống. Khi trồng cây nguyệt quế trước nhà sẽ giúp các thành viên trong gia đình dễ vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống và công việc.
3. Cây nguyệt quế có độc không?
Nhìn chung, có thể nói cây nguyệt quế không độc. Trước tiên, lá của cây không độc, thậm chí có thể dùng làm gia vị. Nguyệt quế được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực với hương vị đặc trưng và mùi thơm quyến rũ. Sự kết hợp giữa vị ngọt, cay và nồng của nguyệt quế làm tăng thêm hương vị cho các món ăn. Hạt của cây thì được ép dầu dùng trong công nghiệp.
Mùi hương của cây hoa nguyệt quế cũng không hề có độc và chúng có những công dụng rất tuyệt vời đối với chúng ta. Tuy nhiên thì nó chỉ tốt nếu bạn sử dụng đúng cách và đúng liều. Một trong những tác hại chính mà loài hoa này mang đến đó là tiêu chảy nếu như bạn ngửi quá nhiều mùi hoa tại một thời điểm.
Nhất là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thì càng nên chú ý điều này, nên hạn chế tiếp xúc nếu không muốn có bất kỳ rủi ro gì xảy ra. Nếu ngửi quá nhiều thì phụ nữ mang thai có thể buồn nôn, đau đầu.
4. Cây nguyệt quế phong thủy có tác dụng gì?
4.1 Trang trí
Cây nguyệt quế có vẻ ngoài mộc mạc, nhất là khi nở hoa trông rất bắt mắt nên đây cũng là loại cây được rất nhiều người yêu thích và trồng làm cây cảnh, thiết kế khu tiểu cảnh,...
Đây là loại cây được dùng khá phổ biến trong việc phối cảnh trang trí trong sân vườn, hoặc làm cây bonsai trang trí bàn làm việc, bàn học. Hoa nguyệt quế nở sẽ có mùi thơm ngát, màu trắng sẽ điểm tô thêm không gian thêm bắt mắt và có sức sống hơn.
Bên cạnh đó, các công viên, nhà trường, chùa miếu cũng thường xuyên xuất hiện loại hoa này.
4.2 Tác dụng đối với sức khoẻ
Trong Đông y, cây nguyệt quế là loại cây có vị đắng, cay và tính ấm nên hữu ích trong việc tiêu viêm, gây tê, đồng thời giúp điều trị các bệnh phong thấp, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, các vết côn trùng cắn bên ngoài,...
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyệt quế có thể giúp kiểm soát đường huyết, cholesterol và lượng triglycerid trong cơ thể. Cải thiện khả năng tạo insulin, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Tốt cho hệ tiêu hoá: Quả nguyệt quế chữa được rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, đầy bụng. Quả cho tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm triệu chứng của viêm loét dạ dày, giúp làm giảm cảm giác đầy bụng và khó tiêu sau khi ăn.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Tinh chất trong lá cây có thể giúp giảm cholesterol và huyết áp, từ đó giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch như đau thắt ngực và đột quỵ.
- Chữa ung thư: Phần dầu của hạt và dịch chiết nước của quả có hoạt tính chống ung thư.
4.3 Dùng trong chế biến thức ăn
Lá cây hoa nguyệt quế có mùi thơm nhẹ, đặc trưng và hơi đắng nên thường được dùng trong nấu nướng để tăng thêm hương vị cho món ăn. Bạn cũng có thể sử dụng chúng để khử các đồ ăn có mùi tanh như cá, hải sản,… Hoặc nếu muốn món ăn trông bắt mắt hơn có thể dùng hoa và lá để trang trí cho món ăn thêm bắt mắt.
4.4 Xua đuổi côn trùng
Lá nguyệt quế cũng có công dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của gián trong căn bếp. Nhược điểm lớn nhất của loài gián là sợ những mùi thơm, mùi hăng hoặc cay nồng.
Mùi hương của lá nguyệt quế đối với loài gián lại là mùi hăng khó chịu. Bạn có thể vò khoảng 8-10 lá nguyệt quế, bỏ vào trong nước lau nhà rồi dùng nước đó lau như bình thường, gián sẽ không dám xuất hiện trong nhà của bạn nữa.
Mùi hương của lá nguyệt quế đối với loài gián lại là mùi hăng khó chịu. Bạn có thể vò khoảng 8-10 lá nguyệt quế, bỏ vào trong nước lau nhà rồi dùng nước đó lau như bình thường, gián sẽ không dám xuất hiện trong nhà của bạn nữa.
Một số trường hợp khác, tinh dầu nguyệt quế thường được sử dụng làm chất diệt côn trùng tự nhiên.
4.5 Chăm sóc và làm đẹp da mặt
Tính năng chống vi khuẩn và chống viêm của nguyệt quế giúp làm sạch da và giảm mụn. Nó cũng có thể giúp cải thiện độ đàn hồi và sáng da tự nhiên.
Các vitamin A và vitamin C trong lá nguyệt quế giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa hiệu quả. Bạn có thể đun sôi lá nguyệt quế với nước và lọc lại cho sạch, dùng nước này rửa mặt 2 lần mỗi ngày.
Các vitamin A và vitamin C trong lá nguyệt quế giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa hiệu quả. Bạn có thể đun sôi lá nguyệt quế với nước và lọc lại cho sạch, dùng nước này rửa mặt 2 lần mỗi ngày.
5. Cây nguyệt quế hợp tuổi nào, mệnh nào?
5.1 Cây nguyệt quế hợp tuổi nào?
Cây rất hợp với những gia chủ tuổi Thân (tuổi Khỉ). Những người tuổi Thân trồng loại cây này sẽ có thêm sức mạnh, vươn đến đỉnh cao để thành công trong cuộc sống.
Cây Nguyệt Quế mang nét đẹp hoang sơ, quyến rũ nhưng lại không quá rực rỡ, phô trương. Với những người làm ăn kinh doanh tuổi Thân thường sẽ rất thích loài hoa này. Bởi đây chính là biểu trưng cho sự chiến thắng, công thành cũng như may mắn và tài lộc.
5.2 Cây nguyệt quế hợp mệnh nào?
Cây có màu xanh tươi quanh năm, cây mang mệnh Mộc vì thế theo ngũ hành, những người thuộc mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa rất thích hợp để trồng loại cây này.
- Người mệnh Mộc: Cây sẽ giúp công việc và việc kinh doanh của bạn suôn sẻ, giảm bớt khó khăn, cản trở, giúp mọi chuyện dễ dàng hơn.
- Người mệnh Hỏa: Cây quyệt quế thuộc mệnh Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, nên cây cũng sẽ hỗ trợ người mệnh Hỏa rất tốt về mặt phong thủy, giúp bạn xua đuổi vận đen, thu hút may mắn, giúp tài vận thăng hoa.
- Người mệnh Thủy: Vì Thủy sinh Mộc (chủ mệnh của cây nguyệt quế), nên người thuộc mệnh Thủy vẫn có thể trồng cây này để gia tăng tài lộc và vượng khí.
- Người mệnh Thổ: Cần cân nhắc trước khi trồng, vì Mộc (chủ mệnh của cây nguyệt quế) có thể hút dinh dưỡng từ Thổ (đất trồng), nên sẽ khiến người thuộc mệnh này mất cân đối.
6. Cây nguyệt quế nên đặt ở đâu trong nhà?
Loại cây này có kích thước khá lớn nên chúng thường được trồng trước cổng nhà, trước cửa hoặc là trong vườn.
Hơn nữa, với ý nghĩa cây có thể xua đuổi tà ma nên chúng ta thường thấy loại cây này được trồng thành hàng rào, trước cổng nhà hoặc trước cửa. Nhìn chung, cây được đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng tránh ánh nắng trực tiếp.
Thêm vào đó, cây nguyệt quế còn sở hữu màu xanh tươi cùng hương thơm dễ chịu, giúp an thần, xả stress hiệu quả. Nếu trồng trước nhà, cây nguyệt quế là tô điểm cho không gian, tạo sự tươi mát, thoáng đãng, tạo bóng mát và tăng nét đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ngoài ra, loài cây này còn là một loại dược liệu rất tốt. Khi đốt sẽ giúp người ngửi cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và dễ ngủ hơn.
Lưu ý rằng khi trồng trước nhà, cây nguyệt quế cần được chăm sóc cẩn thận và đều đặn, đảm bảo môi trường sống có khí hậu phù hợp, có đủ sáng và không nhiều nước. Nhờ vậy, cây mới có thể dễ dàng thích nghi và phát triển khỏe mạnh.
7. Các loại hoa nguyệt quế
Các loại hoa nguyệt quế phổ biến hiện nay:
- Cây nguyệt quế hoa đơn: Đây là loại hoa có một lớp cánh duy nhất, màu đặc trưng của chúng là màu hồng và đỏ. Chính vì màu sắc nổi bật và bắt mắt vì thế rất nhiều người lựa chọn trồng loại hoa này.
- Cây nguyệt quế hoa đa: Có nghĩa là mỗi bông hoa sẽ có nhiều lớp cánh chồng lên nhau làm cho bông hoa trở nên dày và bồng bềnh hơn. Các cánh hoa cũng có màu sắc khác nhau, từ đậm đến nhạt giúp bông hoa trở nên đặc biệt hơn.
- Cây hoa nguyệt quế lai: Loài hoa này được người ta phối từ hai loại nguyệt quế khác nhau. Do đó phần thân và phần hoa của chúng sẽ đặc biệt hơn và màu sắc cũng đa dạng hơn các loài hoa thông thường.
- Hoa nguyệt quế mùi: Đây là loại hoa chuyên dùng trong sản xuất tinh dầu, loại hoa này cũng sẽ được lai từ nhiều loại khác nhau để cho ra những mùi hương đa dạng, nồng nàn.
- Hoa nguyệt quế bonsai: Loại này chủ yếu người ta dùng để làm cảnh và điểm nổi bật của chúng là nằm ở phần thân. Các cây khi lai bonsai sẽ có kích thước nhỏ hơn các loại thông thương.
8. Lưu ý gì khi dùng cây nguyệt quế?
Trước khi sử dụng nguyệt quế, nên tư vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh lý.
Cần thận trọng khi sử dụng nguyệt quế đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, cũng như trẻ em. Ảnh hưởng đến thai nghén và cho con bú: Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, việc sử dụng nguyệt quế có thể không an toàn và cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu sử dụng tinh dầu nguyệt quế, cần pha loãng và kiểm tra dị ứng da trước khi sử dụng.
Cây nguyệt quế, trong điều kiện sử dụng bình thường, thường được coi là an toàn và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, như mọi loại thảo dược và sản phẩm tự nhiên khác, việc sử dụng nguyệt quế cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định đối với một số người.
Dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với cây nguyệt quế, đặc biệt là trong trường hợp tiếp xúc với dầu tinh khiết hoặc hít phải phần bột từ lá cây.
Tương tác thuốc: Có một số báo cáo cho thấy rằng nguyệt quế có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu. Việc sử dụng nguyệt quế đồng thời với các loại thuốc này có thể tăng nguy cơ chảy máu.
Tác dụng phụ khác có thể gặp: Trong một số trường hợp, việc sử dụng quá liều của cây nguyệt quế có thể gây ra tiêu chảy hoặc kích ứng da.
9. Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế dễ sống nhất
Có 4 phương pháp phổ biến để trồng cây nguyệt quế: Gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng nhiều nhất để trồng cây nguyệt quế phong thủy là ghép mắt.
Cây nguyệt quế không đòi hỏi một loại đất chuyên biệt nào. Nhưng như nhiều loài cây khác, bạn cần chắc chắn đất trồng cây có khả năng thoát nước tốt với độ Ph tốt nhất là pH từ 6 đến 7. Tuy nhiên, mọi phạm vi pH trong khoảng từ 4,5 đến 8,3 đều ổn cho sự phát triển của cây.
Cây nguyệt quế còn có thể phát triển mạnh ngay cả trên mặt đất cát và đá. Chỉ cần tránh trồng nó trong đất giàu đất sét vì đất sét thoát nước không tốt có khả năng khiến rễ cây bị thối.
Đối với việc trồng trong chậu, cây phát triển tốt nếu kết hợp cây xương rồng trộn với đất trồng trong chậu. Đừng quên sử dụng vật dụng thoát nước ở dưới đáy chậu trước khi trồng.
Để cây ra hoa liên tục và nhiều hoa phải tưới nước thường xuyên, đây là loại cây ưa thích môi trường có độ ẩm cao nên phải đảm bảo đủ nước cho cây.
Cây thích ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng không quá cao, thích hợp là vào buổi sáng hay chiều tối nên khi bạn trồng trong nhà thì nên đem cây ra phơi nắng để có thể hấp thu được ánh mặt trời tốt nhất.
Nguyệt quế là loài cây ưa sáng, có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng trong nhiều môi trường sống khác nhau. Đặc biệt, cây sẽ phát triển khỏe mạnh nhất tại những khu vực có đầy đủ ánh nắng mặt trời, và nền đất có khả năng thoát nước tốt. Theo đó, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 13 - 39 độ C, và loại đất thích hợp sẽ là đất pha thịt, màu mỡ, có độ pH từ 5 - 7.
Luôn nhớ rằng cây nguyệt quế có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, điều đó có nghĩa là cây này không thể chịu được nhiệt độ thấp. Do đó, hãy di chuyển cây vào trong nhà vào mùa đông nếu bạn sống ở miền Bắc.
Cây nguyệt quế rất nhạy cảm với sương giá và không thể tồn tại ở nhiệt độ thấp hơn -6 độ C. Trên thực tế, ngay khi nhiệt độ xuống dưới 0 C, bạn nên di chuyển cây của mình vào trong nhà.
Muốn cây phát triển tốt thì phải bón phân cho cây, cây nguyệt quế cũng không phải ngoại lệ. Cần bón phân theo chu kì 2 tháng 1 lần, lượng bón phù hợp với tùy loại cây lớn, nhỏ khác nhau nhưng phải đảm bảo loại phân có chứa Kali trong thời kỳ phát triển của cây để cây trở nên cứng cáp hơn. khi bón phải tưới nước để giảm nhiệt, nên ngâm phân tan trong nước rồi tưới vào gốc cây.
Cây nguyệt quế không yêu cầu đất đặc biệt màu mỡ vì vậy điều quan trọng là không cần bón phân quá nhiều. Nếu bạn trồng cây trong chậu, hãy sử dụng loại phân hữu cơ ít đạm và bón cho cây 1- 2 lần/ tháng khi mùa hè đến.
Khi cây đã trưởng thành, nên cắt tỉa cho cây 1 tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 tháng 1 lần vào mùa khô để cây luôn gọn gàng và có hình dáng đẹp. Đặc biệt, cây rất dễ bị các loại côn trùng tấn công nên hãy để ý chữa bệnh cho cây nữa nhé!
Nếu thời tiết quá lạnh hoặc cây đang bị ngập úng, một trong những biểu hiện của cây là lá vàng và rụng nhiều một cách bất thường. Có ít trường hợp, lá cây vàng cũng có thẻ là do thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong các cây trồng trong chậu.
Cây nguyệt quế đốm lá thường là một dấu hiệu cho thấy phân ủ phải được làm mới và nên thay đất trồng lại cây.
Bóc vỏ hoặc nứt trên thân cây: Điều này thường xảy ra bởi thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu phần còn lại của cây vẫn phát triển bình thường, cứ để yên và khi nhiệt độ tăng, cây nguyệt quế sẽ phục hồi.
Đất
Cây nguyệt quế không đòi hỏi một loại đất chuyên biệt nào. Nhưng như nhiều loài cây khác, bạn cần chắc chắn đất trồng cây có khả năng thoát nước tốt với độ Ph tốt nhất là pH từ 6 đến 7. Tuy nhiên, mọi phạm vi pH trong khoảng từ 4,5 đến 8,3 đều ổn cho sự phát triển của cây.
Cây nguyệt quế còn có thể phát triển mạnh ngay cả trên mặt đất cát và đá. Chỉ cần tránh trồng nó trong đất giàu đất sét vì đất sét thoát nước không tốt có khả năng khiến rễ cây bị thối.
Đối với việc trồng trong chậu, cây phát triển tốt nếu kết hợp cây xương rồng trộn với đất trồng trong chậu. Đừng quên sử dụng vật dụng thoát nước ở dưới đáy chậu trước khi trồng.
Nước
Để cây ra hoa liên tục và nhiều hoa phải tưới nước thường xuyên, đây là loại cây ưa thích môi trường có độ ẩm cao nên phải đảm bảo đủ nước cho cây.
Ánh sáng
Cây thích ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng không quá cao, thích hợp là vào buổi sáng hay chiều tối nên khi bạn trồng trong nhà thì nên đem cây ra phơi nắng để có thể hấp thu được ánh mặt trời tốt nhất.
Nguyệt quế là loài cây ưa sáng, có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng trong nhiều môi trường sống khác nhau. Đặc biệt, cây sẽ phát triển khỏe mạnh nhất tại những khu vực có đầy đủ ánh nắng mặt trời, và nền đất có khả năng thoát nước tốt. Theo đó, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 13 - 39 độ C, và loại đất thích hợp sẽ là đất pha thịt, màu mỡ, có độ pH từ 5 - 7.
Nhiệt độ
Luôn nhớ rằng cây nguyệt quế có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, điều đó có nghĩa là cây này không thể chịu được nhiệt độ thấp. Do đó, hãy di chuyển cây vào trong nhà vào mùa đông nếu bạn sống ở miền Bắc.
Cây nguyệt quế rất nhạy cảm với sương giá và không thể tồn tại ở nhiệt độ thấp hơn -6 độ C. Trên thực tế, ngay khi nhiệt độ xuống dưới 0 C, bạn nên di chuyển cây của mình vào trong nhà.
Phân bón
Muốn cây phát triển tốt thì phải bón phân cho cây, cây nguyệt quế cũng không phải ngoại lệ. Cần bón phân theo chu kì 2 tháng 1 lần, lượng bón phù hợp với tùy loại cây lớn, nhỏ khác nhau nhưng phải đảm bảo loại phân có chứa Kali trong thời kỳ phát triển của cây để cây trở nên cứng cáp hơn. khi bón phải tưới nước để giảm nhiệt, nên ngâm phân tan trong nước rồi tưới vào gốc cây.
Cây nguyệt quế không yêu cầu đất đặc biệt màu mỡ vì vậy điều quan trọng là không cần bón phân quá nhiều. Nếu bạn trồng cây trong chậu, hãy sử dụng loại phân hữu cơ ít đạm và bón cho cây 1- 2 lần/ tháng khi mùa hè đến.
Sâu bệnh
Khi cây đã trưởng thành, nên cắt tỉa cho cây 1 tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 tháng 1 lần vào mùa khô để cây luôn gọn gàng và có hình dáng đẹp. Đặc biệt, cây rất dễ bị các loại côn trùng tấn công nên hãy để ý chữa bệnh cho cây nữa nhé!
Nếu thời tiết quá lạnh hoặc cây đang bị ngập úng, một trong những biểu hiện của cây là lá vàng và rụng nhiều một cách bất thường. Có ít trường hợp, lá cây vàng cũng có thẻ là do thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong các cây trồng trong chậu.
Cây nguyệt quế đốm lá thường là một dấu hiệu cho thấy phân ủ phải được làm mới và nên thay đất trồng lại cây.
Bóc vỏ hoặc nứt trên thân cây: Điều này thường xảy ra bởi thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu phần còn lại của cây vẫn phát triển bình thường, cứ để yên và khi nhiệt độ tăng, cây nguyệt quế sẽ phục hồi.