(Lichngaytot.com) Cây kim ngân lượng phong thủy thường được chọn làm quà tặng đầu năm mới vì cả cây bao phủ một màu đỏ cực kỳ đẹp mắt của những chùm trĩu quả, thế nhưng bạn đã bao giờ tìm hiểu hết ý nghĩa của nó chưa?
Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Cây kim ngân lượng là cây gì?
- 2. Cây kim ngân lượng phong thủy có tác dụng gì?
- 3. Ý nghĩa cây kim ngân lượng trong phong thủy
- 4. Cây kim ngân lượng hợp với mệnh gì, tuổi nào?
- 5. Cây kim ngân lượng phong thủy có độc không?
- 6. Cây kim ngân lượng nên đặt ở đâu trong nhà?
- 7. Cách chăm sóc cây kim ngân lượng dễ sống nhất
1. Cây kim ngân lượng là cây gì?
- Cây kim ngân lượng tiếng Anh: Anthurium Taiflower.
- Tên khoa học: Ardisia crenata.
- Nguồn gốc: Từ miền Đông, Nam và Tây Nam châu Á. Đây là loại cây rất phổ biến ở các khu rừng tự nhiên ở các nước như Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản,...
- Thân gỗ nhỏ, mọc thẳng đứng và là loài cây lâu năm, tuổi thọ khá cao, có sức chịu đựng tốt bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt. Lúc cây non, thân cây màu xanh nhưng khi già thân cây có màu nâu của gỗ. Cây trưởng thành có thể cao tới 15m khi phát triển trong tự nhiên. Cây cảnh trang trí thì chiều cao chỉ từ 0.5 - 2m hoặc 3m.
- Lá cây mọc tỏa đều quanh cành và thân cây, hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá uốn lượn, bề mặt lá xanh đậm, bóng nhẵn đầy sức sống.
- Hoa có 5 cánh, màu trắng hoặc hồng phớt, hoa nở vào khoảng tháng 5 và tháng 7. Khi hoa nở, cánh bẻ cong làm lộ ra bao phấn vàng.
- Quả kim ngân lượng nhỏ như viên bi ve, tròn và căng mọng. Quả sẽ chuyển từ màu xanh sang màu hồng nhạt và khi chín có màu đỏ tươi, hương thơm dịu nhẹ, dễ chịu. Thời điểm quả chín là khoảng tháng 9 tới tháng 12 và bị rụng trong thời gian sau đó khỏang 4 đến 5 tháng.
2. Cây kim ngân lượng phong thủy có tác dụng gì?
- Để trang trí: Với chùm quả đỏ mọng rực rỡ trông vô cùng bắt mắt, kim ngân lượng thích hợp trở thành cây cảnh trang trí ở nhiều nơi từ nội thất cho tới ngoại thất.
- Chữa bệnh: Trong thuốc nam sử dụng kim ngân lượng như là một vị thuốc bằng cách nghiền nát lá thành nước ép để điều trị các bệnh về da và đau tai. Trong khi đó, nước ép từ rễ có thể chống sốt, ho và tiêu chảy, kích thích lưu thông máu... Tuy nhiên, cách dùng cụ thể như nào nên hỏi ý kiến của những người có chuyên môn.
- Món quà tặng ý nghĩa: Màu xanh hòa với màu đỏ trông đẹp như một bức tranh, vì thế cây được ưu ái trở thành những món quà ý nghĩa gửi tặng người thân, bạn bè vào các dịp trọng đại như khai trương, tân gia, thăng chức,... Đây là loài cây rất được ưa chuộng làm quà tặng khi Tết đến Xuân sang như là lời chúc mong gia chủ hạnh phúc ngập tràn, luôn may mắn, thịnh vượng trong năm mới.
3. Ý nghĩa cây kim ngân lượng trong phong thủy
- Chiêu tài, hút lộc: Theo quan niệm phong thủy, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Nhất là khi trái cây màu đỏ mọc từng chùm trĩu nặng sẽ càng thu hút nhiều năng lượng tích cực cho người trồng. Vì thế trồng cây giúp gia chủ chiêu tài rước lộc, đem phú quý vào nhà.
- Xua đuổi tà khí: Cây được để trang trí trong nhà dịp đầu năm mới với mong muốn xua đuổi tà khí, xui xẻo và mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia đình. Đặc biệt, vào ngày lễ Tết bạn có thể thắt vài sợi chỉ đỏ hoặc nơ đỏ, treo thêm vài đồng tiền vàng để trang trí cho cây sẽ giúp xua đuổi xui xẻo, nghênh đón điềm lành trong năm mới và giúp gia chủ thăng quan tiến chức, công việc phát đạt.
- Biểu tượng của lòng quyết tâm: Cây có thể sống trong điều kiện khó khăn và với sức sống dẻo dai và hình dáng độc đáo của nó, loại cây này được xem là biểu tượng hỗ trợ người trồng vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Cây giúp tạo nên động lực và ý chí mạnh mẽ vươn lên trong mọi hoàn cảnh để dám đối mặt với thách thức, vượt qua mọi chông gai trên hành trình của mình.
4. Cây kim ngân lượng hợp với mệnh gì, tuổi nào?
Cây được cho là thuộc hành Hỏa với màu đặc trưng của kim ngân lượng là sắc đỏ rực rỡ của quả khi chín rộ. Cây này sẽ giúp những người thuộc mệnh Hỏa giảm bớt sự nóng nảy, bộc phát trong tính cách. Họ sẽ bớt đi sự bốc đồng trong các quyết định do đó giúp cải thiện các mối quan hệ xung quanh rất nhiều.
Ngoài ra, Hỏa sinh Thổ, cho nên cây cũng sẽ phù hợp với người mệnh thuộc Thổ, trợ giúp cho những người mệnh này có được may mắn trong cuộc sống. Cây sẽ thu về tiền tài và vận may, giúp công danh sự nghiệp phát triển không ngừng.
Vì vậy mà kim ngân lượng hợp với những tuổi sau đây:
- Tuổi Tý: 1948, 1960, 2008.
- Tuổi Sửu: 1949, 1961, 2009.
- Tuổi Dần: 1938, 1986, 1998.
- Tuổi Mão: 1939, 1987, 1999.
- Tuổi Thìn: 1964, 1976.
- Tuổi Tị: 1965, 1977.
- Tuổi Ngọ: 1930, 1978, 1990.
- Tuổi Mùi: 1931, 1979, 1991.
- Tuổi Thân: 1956, 1968, 2016.
- Tuổi Dậu: 1957, 1969, 2017.
- Tuổi Tuất: 1934, 1946, 1994, 2006.
- Tuổi Hợi: 1935, 1947, 1995, 2007.
5. Cây kim ngân lượng phong thủy có độc không?
Để biết cây kim ngân lượng có độc hay không phải xét từng bộ phận cụ thể của cây.
- Phần ngọn non của cây có thể ăn được, nghĩa là không có độc ở vị trí này.
- Thân và lá của kim ngân lượng được xem là thuốc nam với khả năng có thể chữa vài căn bệnh thông thường. Chúng dùng để làm thuốc chữa bệnh như sốt, tiêu chảy, kích thích tuần hoàn máu,... nhưng để đảm bảo an toàn thì tốt nhất chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ y khoa.
- Phần ngọn non của cây có thể ăn được, nghĩa là không có độc ở vị trí này.
- Thân và lá của kim ngân lượng được xem là thuốc nam với khả năng có thể chữa vài căn bệnh thông thường. Chúng dùng để làm thuốc chữa bệnh như sốt, tiêu chảy, kích thích tuần hoàn máu,... nhưng để đảm bảo an toàn thì tốt nhất chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ y khoa.
- Quả của cây chưa ghi nhận trường hợp gây độc nhưng vẫn cần lưu ý. Vì cây sống trong rừng nên quả của cây kim ngân lượng chứa một lượng ít chất độc giúp cây bảo vệ hạt tránh khỏi các loài thú ăn thực vật xung quanh mình.
Do đó, khi trồng trong nhà, đối với những gia đình có trẻ nhỏ hiếu động hoặc nuôi thú cưng nên lưu ý đặt chậu cây xa tầm với để tránh các trường hợp vô tình ăn phải và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hiện chưa ghi nhận trường hợp nào tiếp xúc với cây mà làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng vì chưa có nghiên cứu chính thống nên mọi người cần cẩn thận sẽ an toàn hơn.
6. Cây kim ngân lượng nên đặt ở đâu trong nhà?
Kim ngân lượng là cây chịu được bóng râm, không cần nhiều ánh sáng, là cây có khả năng sinh trưởng tốt khi ở trong nhà nên cây được nhiều người yêu thích dùng làm cây để bàn văn phòng, nhà ở, khách sạn, cạnh bàn thờ ông Địa,… như một dạng cây nội thất phong thủy, chiêu tài lộc.
Với nhiều kích thước cây lớn, nhỏ khác nhau nên bạn có thể chọn trồng cây theo dạng để bàn hoặc cây to trang trí trong góc nhà hay văn phòng đều đẹp.
Có thể chọn những cây mini đặt bàn làm việc, quầy thu ngân, kệ cầu thang. Với loại cây lớn trồng vào chậu đặt ở phòng khách, văn phòng công ty, khách sạn.
Ngoài ra cây còn được trồng để trang trí nhà máy, công viên, nhà hàng,… làm tăng vẻ đẹp sinh động cho khuôn viên.
Phương vị khai vận tốt nhất của cây là ở hướng Đông và hướng Đông Bắc. Để tăng thêm phong thủy có thể trang trí thêm trên cây những dây đồng tiền vàng.
7. Cách chăm sóc cây kim ngân lượng dễ sống nhất
Sau một thời gian cây đạt chiều cao khoảng 25-30cm, có thể di chuyển cây tới vị trí cần trang trí nếu cây không có dấu hiệu sâu bệnh, lá xanh bóng.
Đất
Cây không kén đất khi trồng dưới đất, nhưng khi trồng chậu để quả bền, sai hoa, nhiều quả thì nên trồng loại đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng, có tính axit, đập đất tơi nhỏ, trước khi trồng bón lót 0.5-1kg phân vi sinh hoặc phân chuồng hoại mục là được.
Còn với kim ngân lượng trồng chậu, tốt nhất là nên chọn đất thịt hoặc đất cát trộn với trấu mục, có thể thêm chút phân vi sinh. Đảo đều hỗn hợp này rồi cho vào đất trồng, tưới nước để đất ẩm trước khi trồng.
Nước
Cây ngân kim lượng rất dễ sống, nên cần giữ một độ ẩm vừa phải, tưới nước cũng vừa phải, tưới quá nhiều làm cây thân gỗ dễ bị úng, thối rễ, cây rụng lá không thể kết hoa quả được. Ngược lại, tưới ít nước quá làm hoa và quả dễ rụng. Vì thế cần chú ý quan sát bề mặt chậu thấy đất trên mặt chậu se khô thì nên tưới nước, tùy theo điều kiện thời tiết để tưới cây vừa đủ ẩm tránh bị úng nước hoặc thối rễ, rụng quả.
Cần tưới thường xuyên nhất là vào mùa nóng. Tuy nhiên vào mùa lạnh hay trồng cây ở phòng máy lạnh thì nên tưới ít hơn. Tưới định kỳ 2- 3 ngày/lần, tùy vào giá thể trồng.
Ánh sáng, nhiệt độ
Cây kim ngân lượng phong thủy vốn xuất phát từ vùng ôn đới nhiệt đới, cận nhiệt đới, sống dưới những tán cây rừng, do đó cây ưa sáng bán phần, ưa ánh sáng nhẹ, sống được dưới bóng râm hoặc ánh đèn huỳnh quang.
Tuy không cần quá nhiều ánh sáng nhưng cũng không hoàn toàn kị ánh nắng, vẫn có thể thích nghi được khi trồng ngoài trời. Do đó, bạn có thể bố trí cây ở bất kì vị trí nào trong nhà, miễn là vẫn đảm bảo được thỉnh thoảng cho cây ra nắng nhẹ để cây giữ được màu sắc xanh tươi.
Thích hợp ở vùng khí hậu ấm áp, môi trường trong nội thất thoáng mát, không chịu được thời tiết quá lạn. Nhiệt độ phù hợp nhất cho cây phát triển là từ 15-30 độ C.
Bón phân
Khi trồng cây ở đất thì nhu cầu dinh dưỡng ít hơn bởi cây có thể hấp thu dinh dưỡng một cách chủ động.
Khi trồng trong chậu, nhớ bón cho cây các loại phân nhả chậm. Khi bón cần tưới nước đầy đủ tránh làm cây bị xót, sốc phân.
Phòng trừ sâu bện
Cây thường có hiện tượng phấn trắng nên bạn cần dùng khăn sạch thấm cồn lau cây. Nếu cây mắc bệnh nặng thì đặt cây ngoài trời để trừ mầm bệnh.
Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây.