1. Cây hương thảo là cây gì?
- Tên khoa học: Rosmarinus officinalis, trong tiếng Latinh có Ros nghĩa là sương, marinus nghĩa là biển. Thế nên tên đầy đủ của loại cây hoa này gọi là sương của biển.
- Tên tiếng Anh: Rosemary.
- Nguồn gốc: Cây hương thảo là cây bản địa của vùng Địa Trung hải. Trước đây, loài cây này được trồng nhiều ở phía Nam châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Hiện nay cây được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam của Việt Nam.
- Thân: khá nhỏ, phân thành nhiều nhánh. Cây thường mọc thành bụi, trong điều kiện môi trường tự nhiên, có thể cao đến 2m. Ở môi trường lý tưởng nhất thì cây có thể phát triển thành một cây bụi cao vài mét.
- Lá: hình dải, dẹp, màu xanh sẫm, có mép lá hơi gập xuống, bề mặt phía trên nhẵn và có lông tơ trắng ở mặt dưới.
- Hoa: kích thước khoảng 1cm, có màu lam nhạt, mọc ở quanh các vòng lá. Hoa khi nở có một mùi hương vô cùng dễ chịu và mang cảm giác thư giãn.
2. Cây hương thảo phong thủy có tác dụng gì?
Cây hương thảo không chỉ biết đến với mùi hương nhẹ nhàng, thanh tao mà nó còn là một loại cây mang ý nghĩa phong thủy.
2.1 Tượng trưng cho may mắn
Vì thế, cây có khả năng âm thầm cải thiện vận may, mang lại sự bình an cho cuộc sống của những người trong nhà.
2.2 Có khả năng kết nối sự sống và cái chết
Theo quan niệm, cây hương thảo là một loài cây linh thiêng có khả năng kết nối giữa sự sống và cái chết, cầu nối giữa âm và dương. Tuy nhiên, cách sử dụng cụ thể của nó thì không phải ai cũng hiểu rõ.
2.3 Biểu tượng cho lòng trung thành và sự tri ân
Cây có mùi hương dịu nhẹ gợi nhớ lại thời điểm nào đó trong quá khứ để nhắc nhở ta về nơi mình từng sống với cảm giác tri ân, biết ơn.
2.4 Xua đuổi tà mà
Mùi thơm của cây nồng, hơi se, có tính tẩy uế, có khả năng đẩy lùi năng lượng tiêu cực, ngăn chặn những ảnh hưởng có hại và bảo vệ ngôi nhà hoặc nơi làm việc. Mùi hương của cây dần dần thay thế mùi hương xu uế trong nhà, vì thế cũng được xem là công dụng xua đuổi tà ma, loại bỏ những điều xấu xa và mang đến điềm lành cho gia chủ.
Nhiều người từ xa xưa còn dùng vòng cổ làm từ cây hương thảo để trừ được tà ma, mang lại may mắn và bình an hoặc đặt lá hương thảo dưới gối để ngủ ngon giấc hơn, tránh gặp ác mộng.
2.5 Cải thiện năng lực sáng tạo
Cây hương thảo mang mệnh Hỏa, năng lượng của cây hương thảo tiếp thêm sinh lực cho năng lượng sáng tạo trong không gian của bạn, truyền cảm hứng cho những ý tưởng mới và theo đuổi nghệ thuật.
Ngoài ra, nhờ công dụng tỏa hương này mà hương thảo còn được đặc chế thành những loại tinh dầu giúp tinh thần được thoải mái, trí óc thư giãn, minh mẫn, dễ tập trung vào công việc sáng tạo.
3. Tác dụng khác của cây hương thảo?
3.1 Trang trí
Không những thế, khi trang trí ở nơi công sở, cây hương thảo còn có tác dụng thu hút nhân tài, tìm người trung thành cho doanh nghiệp.
3.2 Cải thiện sức khỏe
Phòng bệnh ung thư
Phòng và điều trị Alzheimer
Tinh dầu hương thảo có nhóm hợp chất terpene với khả năng ngăn sự phân huỷ của acetylcholine, một chất truyền dẫn thần kinh. Chất này tồn tại càng lâu thì khả năng ghi nhớ, tư duy của con người càng tăng.
Từ đó, cây có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh sa sút trí tuệ, hay tên gọi khác là bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, hương thảo cũng giúp cải thiện và nâng cao khả năng nhận thức ở những người lớn tuổi.
Điều trị chứng rối loạn lipit máu
Dùng trong liệu pháp điều trị tâm lý
Cây hương thảo với mùi hương nhẹ nhàng nên lá được dùng làm tinh dầu và dùng nó như một loại hương liệu giúp con người cân bằng được tâm trạng, trở nên tỉnh táo, kích thích trí óc và giải tỏa cho những người gặp vấn đề về tâm lý, tinh thần.
Chữa rụng tóc
Xoa dầu hương thảo lên da đầu trong 7 tháng sẽ dần dần giúp tóc mọc lại.
Tăng sức khỏe răng miệng
Tăng cường sức đề kháng
Giảm đau cơ và đau khớp
Bạn có thể nấu nước hương thảo sau đó hãm lại dùng để rửa vết thương bị nhiễm trùng hoặc vết thương lâu lành.
Cải thiện hoạt động hô hấp
3.3 Xua đuổi côn trùng
Chỉ cần trồng hương thảo trong nhà, đun lá hương thảo với nước để tỏa mùi thơm hoặc pha tinh dầu hương thảo vào nước để xịt nhằm xua muỗi.
Bạn có thể đặt chậu cây nhỏ ở những không gian phòng khách nhỏ hoặc ở bàn học, bàn làm việc để đuổi muỗi.
3.4 Gia vị nấu nướng
4. Cây hương thảo hợp tuổi nào, mệnh nào?
Bên cạnh đó, từng bản mệnh khi trồng loại cây này cũng có một số điều cần lưu ý riêng. Ví dụ như ai mệnh Hỏa nên chọn chậu cây trồng có màu xanh lá, sẽ giúp tăng tính Mộc, điều hòa lại sự xung khắc giữa hương thảo và người mệnh Hỏa. Việc này giúp tăng hỏa khí, từ đó giúp tăng khả năng phong thủy.
- Mệnh Mộc: Canh Dần (1950), Mậu Tuất (1958), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980),…
- Mệnh Thủy: Nhâm Thìn (1952), Bính Ngọ (1966), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…
- Mệnh Kim: Giáp Ngọ (1954), Quý Mão (1963), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984),…
- Mệnh Thổ: Canh Tý (1960), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Canh Ngọ (1990),…
5. Cây hương thảo nên đặt ở đâu trong nhà?
- Người mệnh Mộc nên đặt về hướng Đông – Đông Nam.
- Người mệnh Hỏa nên đặt về hướng Tây – Tây Nam.
6. Cây hương thảo có tác hại nào đáng ngại không?
- Một số người bị buồn nôn, co giật, mất ý thức hoặc hôn mê, thậm chí là nguy cơ phát sinh phù phổi do tích tụ chất lỏng trong phổi khi ngửi quá nhiều tinh dầu hương thảo. Do đó chỉ nên sử dụng lựa nhỏ, vừa phải.
- Đối tượng như phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng lá hương thảo vì chưa có nghiên cứu về an toàn và hiệu quả để chăm sóc trẻ sơ sinh hay sữa mẹ.
- Lá hương thảo có thể gây dị ứng da nên hãy giữ cây xa tầm tay của trẻ nhỏ và cẩn thận khi dùng.
- Ngoài ra, lá cây này cũng có thể gây ra phản ứng với một số loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc hạ huyết áp, thuốc tiểu tiện,… Do đó, bạn nên xem xét kỹ trước khi dùng.
7. Cách trồng và chăm sóc cây hương thảo dễ sống nhất
Nên chọn những cành hương thảo khỏe mạnh và cắt khoảng 10cm để trồng. Tuy nhiên để dễ dàng hơn thì có thể trồng hương thảo bằng cách gieo hạt.
Đất
Rễ cây hương thảo là loại rễ khá nhạy cảm, dễ bị úng thối nên cần phải chọn đất có độ thoát nước. Bạn có thể trộn đất với trấu, mùn cưa, phân bón với tỷ lệ phù hợp để giúp cây được phát triển tốt. Hương thảo sẽ tỏa hương thơm đặc trưng khi được trồng trong đất có độ kiềm cao, nếu đất quá chua thì bạn nên trộn thêm vôi.
Để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất có thể trộn thêm phân chuồng, phân vi sinh hoặc một ít nấm trichoderma.
Nước
Hương thảo là loài cây ưa nước nhưng lại dễ bị úng, do vậy khi tưới cần chú ý lượng nước phù hợp. Tưới lá cây bằng bình phun sương vào khoảng 8 – 9 giờ sáng mỗi ngày. Nếu hôm đó trời nắng gắt thì tưới thêm một lần nữa vào buổi chiều. Lưu ý sử dụng nguồn nước sạch để tưới cây và đảm bảo dưới đáy chậu có lỗ thoát nước để không bị úng rễ cây.
Đôi khi bạn sẽ thấy lá cây hương thảo bị đen, rụng, rễ bị thối là do giá thể bạn trồng quá nhiều xơ dừa, cây bị dư nước. Lúc này, bạn cần hạn chế tưới nước lại, đồng thời đem cây đến nơi có nhiều ánh sáng vào buổi sáng sớm.
Ánh sáng
Cần đặt cây hương thảo ở nơi có ánh sáng gián tiếp ít nhất khoảng 4 giờ/ngày, tránh để cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp. Nếu cây bị chiếu sáng nóng trực tiếp quá lâu sẽ gây cháy lá, cây teo dần, chậm phát triển và chết.
Bạn có thể cài ánh sáng huỳnh quang hoặc ánh sáng HPS nếu không thể cung cấp đủ ánh sáng cho hương thảo. Bởi cây cần có ánh nắng để cho nhiều tinh dầu hơn và hương cũng thơm hơn.
Nhiệt độ
Cây có thể chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt nhưng có thể bị hư hại nếu nhiệt độ xuống dưới -18 độ C hoặc tuyết rơi quá nhiều. Để bảo vệ cây qua mùa đông lạnh giá thì nên đưa cây vào nhà.
Bón phân
Nên trộn phân NPK, vitamin B1 với các loại thuốc trừ nấm sinh học, pha một chút với nước sau đó tưới đều lên cây.
Sâu bệnh
Biểu hiện bệnh phổ biến của loài này là lá bị sâu ăn hoặc lá có nhiều đốm trắng.
Nên sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ dùng thuốc trừ sâu với những cây hương thảo trồng ngoài trời. Còn chậu hương thảo đặt trong nhà thì nên dùng bình xịt muỗi.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: