1. Cây hoa thược dược là cây gì?
Cây hoa thược dược là một chi thực vật có củ, thuộc họ Cúc và có đa dạng màu sắc với nhiều màu khác nhau như đỏ, tím, vàng, xanh và trắng. Trong các loài hoa, khi mẫu đơn được mệnh danh là "hoa vương", thược dược lại là "hoa tướng".
- Tên tiếng Anh: Hoa thược dược tiếng Anh là Dahlia.
- Tên khoa học là Dahlia Variablis Desh để tưởng nhớ tới Andreas Dahl - nhà thực vật học Thủy Điển - người đưa củ rễ Thược dược vào Châu âu vào năm 1788 như một loại thức ăn.
- Nguồn gốc: từ Mêxico được du nhập vào nước ta và được trồng phổ biến khắp Việt Nam trong những năm gần đây.
- Thân thảo, thẳng, rỗng, cao từ 30cm tới 2m (hoa thược dược lùn thì chỉ cao khoảng 20 – 40cm), sống lâu năm.
- Lá: mọc đối xứng nhau có phiến lá hình trứng.
- Hoa: có đường kính 8 đến 10cm, mọc ở đỉnh cành và nách lá, cuống hoa dài. Các cánh xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp, có hai dạng là hoa đơn và hoa kép. Hoa có nhiều màu khác nhau: màu tím, màu đỏ, màu trắng,… nhưng rất tiếc là không có hương thơm.
2. Cây hoa thược dược có tác dụng gì?
3. Ý nghĩa hoa thược dược trong phong thủy
- Hóa giải căng thẳng trong tình cảm: Mệnh danh là "hoa tướng" có ý nghĩa vun đắp tình cảm, hoa đem lại nhiều điều may mắn cho những cặp đôi đang yêu, gửi thông điệp hạnh phúc cho cả người tặng và người được tặng.
- Mang ý nghĩa yêu thương, chung thủy: Đây còn là loài hoa tượng trưng cho sự chung thủy, trường tồn của tình yêu. Vì thế hoa được dùng rất nhiều trong các lễ cưới như là lời khẳng định tình yêu rồi sẽ mãi bền lâu theo năm tháng.
Không những thế, hoa đa dạng màu sắc: hồng, đen, đỏ,... và mỗi màu lại có ý nghĩa khác nhau trong phong thủy rất độc đáo:
- Ý nghĩa hoa thược dược đỏ: Hạnh phúc trong tình yêu ngọt ngào, cuộc sống nhiều đam mê, mang theo những hoài bão của tuổi trẻ, lứa đôi.
- Ý nghĩa hoa thược dược trắng: Sự tinh khiết và trong sáng nhưng vẫn giữ sự dịu dàng, nũng nịu, nữ tính của người con gái.
- Ý nghĩa hoa thược dược vàng Biểu hiện cho sự thịnh vượng, giàu sang, phú quý. Hoa cũng là lời chúc hạnh phúc cho các cặp uyên ương.
- Ý nghĩa hoa thược dược tím: Tạo sự gắn kết, thủy chung, tâm đầu ý hợp,... của lứa đôi, vợ chồng.
- Ý nghĩa hoa thược dược xanh: Thắp sáng niềm tin, sự hy vọng và những điều tốt đẹp trong tương lai.
- Ý nghĩa hoa thược dược hồng: Tượng trưng cho sự dịu dàng và tinh tế, biểu hiện của vẻ đẹp trí tuệ.
- Ý nghĩa hoa thược dược đen: Tượng trưng cho sự bí ẩn, huyền bí, những đam mê chưa có cơ hội khai phá.
4. Cây hoa thược dược hợp mệnh gì, tuổi nào?
- Người thuộc mệnh Kim nên chọn hoa thược dược vàng hoặc cam.
- Người thuộc mệnh Mộc nên chọn hoa thược dược trắng hoặc hồng.
- Người thuộc mệnh Thổ nên chọn hoa thược dược màu đỏ hoặc hồng đậm.
- Người thuộc mệnh Thủy nên chọn hoa thược dược màu tím hoặc xanh, đen.
- Người thuộc mệnh Hỏa nên chọn hoa thược dược màu đỏ hoặc cam.
5. Cây hoa thược dược nên đặt ở đâu trong nhà?
- Trồng ngoài trời: Vì là loại hoa ưa ánh sáng vừa phải nên bạn có thể đặt chậu ở sân vườn, ngoài ban công hoặc trên sân thượng nơi có ánh sáng vừa phải chiếu vào.
- Trồng trong nhà: Có những cây thược dược loại nhỏ, dáng hoa khác nhau, đa dạng, màu sắc rực rỡ... cũng có thể trồng trong các chậu sứ để trang trí trên bàn ăn, bàn làm việc, phòng khách…
6. Cách trồng hoa thược dược dễ sống nhất
Đất
Nắng
Cây hoa này phát triển tốt ở khí hậu mát mẻ, nhiệt độ từ 15 - 30 độ C độ ẩm cao nhưng không được ngập úng vì sẽ gây thối rễ trong thời gian ngắn.
Cây cần ánh sáng vừa phải, trung bình đảm bảo có bóng râm nhưng vẫn đủ ánh nắng. Mới trồng có thể sử dụng lưới đen có độ che giảm ánh sáng 50% để che cho cây.
Khi cây đã ổn định hơn, khoảng sau 10-15 ngày mới từ từ lưới đen (chỉ che vào buổi trưa và vào lúc nắng to). Có thể bỏ che hoàn toàn từ ngày thứ 20 trở đi.
Nước
Nước là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa thược dược. Có thể chia việc tưới nước theo các giai đoạn sau:
- Cây đã lớn và ổn định: Tưới một lần mỗi ngày với thời tiết hanh khô. Nếu thời tiết ẩm ướt thì có thể không cần tưới, duy trì độ ẩm trong chậu từ 65 - 70%.
Bón phân
Sâu bệnh
Một số loại sâu như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, sâu hay bệnh thối thân và bệnh phấn trắng... sẽ xuất hiện ở cây thược dược nên cần phát hiện sớm sâu bệnh, ưu tiên dùng các phương pháp sinh học như bẫy, bả, ngắt bỏ lá bị bệnh,... Nhưng diện tích bị bệnh quá lớn thì có thể sử dụng chế phẩm sinh học từ cây neem hoặc chế phẩm rượu tỏi ớt phun qua lá để phòng trừ.
Thu hoạch hoa
Sau trồng 85 - 90 ngày cây có 1 - 2 nụ hoa hé nở và cũng là thời điểm thích hợp cho việc thu hoạch.
7. Lưu ý cách trồng hoa thược dược nở đúng Tết
Cách trồng để được thu hoạch hoa dịp Tết
Hoa sẽ nở đúng dịp Tết từ ngày 20 tháng Chạp đến giữa tháng Giêng âm lịch nếu chăm sóc tốt, lúc này, bạn có thể thu hoạch được là cả chậu hoa hoặc hoa cắt cành để trang trí đúng dịp.
Lần 1: Bấm ngọn tạo tán, sau trồng 10-15 ngày tiến hành bấm ngọn lần 1, cách gốc 7-8 cm (còn lại từ 3-4 cặp lá).
Lần 2 bấm ngọn: Sau đó 15-20 ngày tiếp theo, nhớ để lại từ 2-3 cặp lá ở trên mỗi nhánh. Tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch mà có thể bấm ngọn lần thứ 3 nhưng lần cuối bấm đến lúc nở hoa khoảng 50 - 55 ngày.
Chọn hoa thược dược ngày Tết
- Cành hoa thược dược tươi là phải cành dài, mập cành hoa đủ cả bông to vừa, cả nụ và lá non, lá già.
- Lá hoa thược dược phải xanh đều, không bị dập nát và không có lá vàng.
- Hoa cong nguyên các lớp cánh, cuống hoa phải dài và cứng không mùi hôi.
Cách giữ hoa thược dược tươi lâu
Một số mẹo để hoa tươi lâu bạn có thể áp dụng:
- Làm sạch lá: Mua cành hoa về làm sạch lá phần dưới ngập nước. Việc này sẽ không làm cho thối cuống và hôi nước.
- Ngâm nước 30 phút: Cho cành hoa vào xô ngập nước, nhưng không ngập vào bông hoa, đợi khoảng 30 phút để cành hút nước đủ trước khi cắm.
- Cho thêm giấm trắng vào bình trước khi cắm hoa: Một phút trước khi cắm cho thêm giấm. Giấm trắng và nước hoạt động như một chất xúc tác để ngăn chặn những bông hoa bị héo úa sau ngày thứ ba.
- Cho thêm đường: hỗ trợ cho quá trình quang hợp của cây, bạn có thể thêm 1 muỗng canh đường. Tuy nhiên, mặt trái của nó là thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn do đó nên thường xuyên thay nước.