Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cây hoa thiên lý trong phong thủy là gì? Vì sao cây đại diện cho tình yêu son sắt, chung thủy?

Thứ Ba, 16/07/2024 17:02 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cho dù biết cây hoa thiên lý trong phong thủy là gì nhưng ít ai biết được câu chuyện xưa gắn liền với loài hoa này cùng con rắn lục thường xuyên xuất hiện trên cây.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


1. Cây thiên lý là cây gì?


Cây hoa thiên lý cây thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae) với đặc điểm thân mềm, trơn và được trồng theo kiểu leo giàn. Trong thiên nhiên, cây thiên lý mọc ở các cánh rừng thưa và nhiều cây bụi. 
  • Tên khoa học của hoa thiên lý là Telosma cordata (Burm. F) Merr. 
  •  Nguồn gốc từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar và Pakistan. Đây cũng là loại cây phổ biến tại Việt Nam.
Đặc điểm:
  • Thân mềm hóa gỗ, thân cây trơn, trồng leo giàn, không có tua cuốn, phần thân hơi có lông nhất là ở bộ phận đang còn non.
  •  hình trái tim, màu xanh đậm, phiến lá không quá dày, đường kính là trung bình từ 5-10cm và gân mọc nổi lên trên. 
  • Hoa mọc thành chùm từ các nách lá. Bông có màu xanh lục hoặc vàng, gồm có 5 cánh. Mỗi bông hoa có đường kính nhỏ khoảng 1cm, nở nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Hoa có mùi khá thơm và dịu nhẹ. Hoa đậu quả khoảng tháng 10 đến tháng 12. Cây sinh trưởng mạnh mẽ nhất vào mùa xuân.  

2. Cây thiên lý có ý nghĩa gì trong phong thủy?

cay hoa thien ly trong phong thuy
 

21. Đại diện cho tình yêu chung thủy


Cây hoa thiên lý trong phong thủy mang ý nghĩa vô cùng đẹp đẽ, cây đại diện cho một tình yêu chung thủy và son sắt, cùng nhau vượt qua khó khăn, trở ngại nhưng vẫn yêu thương nhau bền lâu. Dù có cách xa ngàn dặm cũng không thể chia lìa tình yêu đôi lứa.

Thế nên từ xưa người ta thường dùng loài hoa này tặng cho người yêu vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, 8/3, 20/10, 14/2, ngày kỷ niệm tình yêu…
 
Ý nghĩa của cây thiên lý xuất phát từ câu chuyện kể về một đôi vợ chồng rất yêu thương nhau. Người chồng thổi sáo rất hay làm cho muôn loài đều yêu thích, kể cả cỏ cây đến chim muông. Có một con rắn lục thành tinh vì yêu mến chàng mà hóa thành người vợ của chàng khiến anh không nhận ra đâu là vợ mình. Cuối cùng anh phải tới gặp các bô lão nhờ họ giúp đỡ.
 
Nghe chàng nói rõ câu chuyện, cụ nhận lời ngay và cho gọi hai người vợ đến. Ông cụ lấy vải đen bịt mắt cả hai lại rồi đưa cho hai người phụ nữ ba cái áo có mùi mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau và dặn: 
 
- Hai cô ngửi đi và xem cái nào là của chồng mình thì gật đầu, không phải thì lắc đầu! 
 
Mắt rắn rất tinh nên nhìn xuyên qua vải đen, thấy cô vợ thật lắc đầu thì cũng lắc đầu, thấy gật đầu thì cũng gật theo. Kết quả là cả hai đều đúng.

Lần thứ hai, ông cụ liền cho mang ba bát canh, một bát có vị gừng, một bát có vị hành và một bát có vị lá hẹ cho các cô nhận ra đâu là món chồng mình thích ăn. Sự việc lại diễn ra như lần trước. 
 
Lần thứ ba, ông để hai người đứng ở hai nơi, không trông thấy nhau nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước khá xa. 
 
- Ta sẽ cho ba người đàn ông đi ngang qua đường. Nếu hai người nhận ra ai là chồng của mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng chồng mình thì người đó là vợ thật. Ai gọi sai là vợ giả và sẽ chịu tội trừng phạt. 
 
Cô vợ giả nghĩ rằng khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng sẽ gọi ngay theo. Một người đàn ông đi qua. Rồi hai người. Cô vợ giả vẫn không nghe tiếng cô vợ thật gọi nên cũng im lặng theo. Đến người còn lại, cô ta mừng rỡ vẫy tay và gọi to:

- Anh ơi! Em ở đằng đây này!.

Trong lúc người vợ thật vẫn đứng im lặng vì đó vẫn chưa phải là chồng cô. Ông cụ liền dẫn chàng trai thứ ba đến trước mặt cô vợ giả và nói: 
 
- Người này không phải là người đàn ông thổi sáo. Chính cô đã tự tố giác mình là kẻ giả mạo manh tâm cướp đoạt chồng người khác. 
 
Rồi ông cụ cho gọi cô vợ thật đến và hỏi thì được cô trả lời:
 
- Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, nghìn dặm cháu cũng nhìn ra! 
 
Ông cụ liền cho ba chàng trai khác tiếp tục đi qua đường. Đến người thứ năm thì người cô nhận ra đó là chồng mình.

Người vợ giả bị phạt một trăm roi nhưng đến hơn mười roi thì đau quá, liền hiện nguyên hình là con rắn lục bò nhanh vào bụi cây trốn mất. Hai vợ chồng chàng thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ.
 
Sau đó, hai vợ chồng liền đưa nhau về nhà. Họ sống bên nhau đầm ấm vui vẻ. Hai vợ chồng cùng làm ruộng. Lúc rảnh, người chồng lại đem sáo ra thổi cho vợ và hàng xóm cùng nghe.

Một buổi chiều nọ, có con chim thả xuống bên chân người vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng toả mùi thơm thoang thoảng. Vào ban đêm, mùi hoa càng thơm nồng hơn. Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để nhờ cơn gió đưa hương thơm bay khắp cả nhà. 
 
Sáng hôm sau, khi thức dậy, hai vợ chồng đều ngạc nhiên khi thấy chùm hoa đã kết liền vào một loại dây leo mọc bên cạnh cửa sổ, cây có rất nhiều chùm hoa khác nở khắp giàn dây leo, được gọi là hoa Thiên Lý cho đến ngày nay.

Bởi vì, theo người xưa cho rằng, lấy tên Thiên Lý - ngụ ý là ngàn dặm, đặt cho loài hoa ấy là nhằm ca ngợi tấm lòng son sắt của người vợ, cho dù người chồng có cách xa đến mấy nàng cũng vẫn nhận ra.

Con rắn lục vẫn giữ mối hận với cô vợ nên thường bò nấp trên các giàn Thiên Lý để mổ những người thích ngắm loài hoa ấy. Từ đó, trên các giàn hoa Thiên Lý thường có rắn lục là thế.
 

2.2 Đại diện cho sự chân thành


Cây hoa thiên lý leo thành từng giàn là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Nam vừa đẹp vừa thơm lại có thể sử dụng làm thức ăn. Thế nên loài cây biểu tượng cho sự giản dị, mộc mạc, cũng như tấm lòng chân thành của người Việt.

Cây là biểu tượng cho sự ấm áp, tình người ở Việt Nam, trong bài thơ "Nhà tôi" của nhà thơ Yên Thao có câu: “Nhà tôi ở cuối thôn Đoài, Có giàn thiên lý, Có người tôi thương”. 

3. Lợi ích của cây thiên lý?

Canh hoa thien ly nau gio song
 

Giàn hoa dùng để trang trí


Nghĩ tới hoa thiên lý người ta sẽ nghĩ tới hình ảnh giàn hoa rực rỡ ở sân vườn của ban công. Hoa phù hợp cho gia đình nào muốn trang trí cho không gian sống của mình thêm nên thơ.

Bên cạnh đó, cây mọc theo giàn phủ bóng mát làm cho ngôi nhà trở lên trong lành, tươi mát. Hoa thiên lý có mùi hương thơm dịu, thu hút rất nhiều loại côn trùng như ong, bướm và một số loài chim. Cây vừa tô điểm để ngôi nhà bạn vừa mát mẻ, vừa đẹp hơn.
 

Làm rau ăn bổ dưỡng


Món canh hoặc hoa thiên lý xào bò, nộm hoa thiên lý trở nên quen thuộc trên mâm cơm của người Việt trong những khoảng thời gian vào mùa hoa nở rộ.

Đó đều là những món ngon, có lợi cho sức khỏe, lại vừa giải nhiệt cho bữa cơm gia đình ngày đầu hè nắng nóng. Ngoài ra khi nấu hoa thiên lý với thịt băm hoặc canh cá diếc còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon.
 

Thuốc chữa bệnh


Hoa thiên lý còn có tác dụng chữa các bệnh như mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, nhức xương khớp, trị giun kim, làm mát da, phòng ngừa rôm sảy.
  • Người bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt: Hoa thiên lý kết hợp với bạch cúc, ngải cứu, rau má, lá đinh lăng. 
  • Điều trị vô sinh: Nguyên nhân vô sinh thường là do tiếp xúc nhiều với chì, mà trong hoa thiên lý lại chứa hàm lượng kẽm khá cao. Chính vì thế, món ăn này sẽ giúp đẩy chì ra khỏi tinh dịch giúp ngăn ngừa chứng vô sinh ở nam giới.
  • Phòng chống rôm sảy mùa nóng: Trẻ em thường dễ mắc bệnh rôm sảy, ảnh hưởng đến sức khỏe vào mùa Hè. Với đặc tính thanh nhiệt và giải độc, hoa thiên lý có thể phòng ngừa và giảm triệu chứng của bệnh.
  • Hỗ trợ điều trị giun kim: Lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn từ 7-10 ngày sẽ có hiệu quả.
  • Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa và lá thiên lý xào thịt bò hoặc luộc lên chấm muối vừng ăn sẽ có tác dụng rất tốt.
  • Chữa mụn nhọt: Đắp trong 2-3 ngày bằng hoa thiên lý giã nhỏ đắp vào chỗ mụn. 
  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt heo hoặc lá vông nem sẽ có công dụng giảm mệt mỏi, an thần, giúp ngủ ngon giấc.
  • Hỗ trợ giảm cân: Hoa thiên lý rất tốt cho việc giảm cân bởi vì trong thành phần có chứa nhiều chất xơ và ít calo. Món ăn chế biến từ hoa thiên lý mang đến cảm giác no, hạn chế khả năng hấp thụ chất béo.
  • Chữa bệnh trĩ: Chuẩn bị là thiên lý non và một ít muối ăn. Lấy lá rửa xanh, giã nát với muối và cho thêm ít nước, rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Dùng bông gòn tẩm qua nước này, đắp trực tiếp lên búi trĩ. Dùng băng gạc giữ cố định và để qua đêm, thực hiện liên tục trong 4-6 ngày sẽ thấy hiệu quả. 
  • Hỗ trợ giảm cân: Trong hoa thiên lý không chì chứa ít calo mà còn chứa nhiều chất xơ, chất diệp lục, giúp mang lại cảm giác no, từ đó giúp giảm các giác thèm ăn và làm hạn chế khả năng hấp thụ chất béo hiệu quả.

4. Lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý?

Hoa thien ly
 
Để hoa thiên lý phát huy đúng lợi ích của nó đối với sức khỏe cũng cần có những lưu ý quan trọng sau. 

4.1 Ai nên lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý?

  • Người cao tuổi có hệ tiêu hóa yếu.
  • Trẻ sơ sinh.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Những người đang ốm hoặc đang mắc một số bệnh lý. 

4.2 Ăn quá nhiều hoa có thể gây độc


Hoa thiên lý là dược phẩm lành tính, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhưn liều lượng việc sử dụng nó cần được cân nhắc vì bên trong chứa một ít độc tố được gọi là Ancaloit. Ancaloit là một chất độc có trong lá cây có thể gây ngộ độc và thậm chí gây tử vong.
 
Để tránh nguy cơ ngộ độc, quan trọng là không nên lạm dụng quá nhiều hoa thiên lý. Vì vậy, mỗi tuần chỉ nên sử dụng hoa thiên lý từ 1-2 lần mỗi tuần và luôn tuân thủ liều lượng đều đặn để đảm bảo an toàn sức khỏe.
 

4.3 Lưu ý khi chế biến

 
Khi dùng chế biến món ăn từ hoa thiên lý cho người bị đau khớp không nên kết hợp với thực phẩm chứa sắt như gan, thịt lợn, rau muống,... Vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này có thể sẽ kích thích đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
 
Khi chế biến hoa thiên lý không nấu chín kỹ quá bởi điều này sẽ làm giảm dinh dưỡng và không đem lại hiệu quả cho việc điều trị.

5. Có nên trồng hoa thiên lý trước cửa nhà hay không?

 
Bạn hoàn toàn có thể trồng cây hoa thiên lý trước nhà vì với ý nghĩa đẹp đẽ của loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thủy. Trồng hoa trước nhà để thể hiện mong muốn một gia đình hạnh phúc, thuận vợ thuận chồng, yêu thương nhau hết mực.

Ngoài việc trồng ở sân vườn, bạn hoàn toàn có thể trồng chúng trong chậu hoặc làm cây bonsai để ở góc nhà tạo điểm nhấn. Loài hoa quyến rũ này sẽ làm không gian nhà bạn có vạn người mê, bên cạnh đó còn giúp cho tâm hồn bạn trở nên yêu đời, vui vẻ hơn.

6. Cách trồng cây thiên lý dễ sống nhất


Cây hoa thiên lý được xem là dễ trồng, không mất nhiều công chăm bón, dễ thích nghi với môi trường, gần như loại đất nào cũng có thể trồng được.
 
Bạn có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào quanh năm. Nhưng để cách trồng hoa thiên lý nhanh ra hoa và có thể ra hoa quanh năm thì bạn nên trồng vào khoảng từ tháng 6 cho đến tháng 8 dương lịch.

Bạn có thể lựa chọn hạt giống ở những nơi uy tín để có hạt giống hoa thiên lý chất lượng, không sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm cao.
 
Ngoài ra, hoa thiên lý còn được trồng bằng dây có sẵn (mua tại các trại cây giống). Có 2 loại: 
  • Dây lươn: Sau khi trồng, cây khỏe mạnh, tuổi thọ cây đến 4 – 5 năm. Nhưng thời gian ra hoa khá chậm.
  • Dây thân: Sau khi trồng, cây khỏe mạnh ra hoa nhanh hơn so với dây lươn nhưng tuổi thọ không cao, chỉ tầm 2 – 3 năm.
Bạn có thể sử dung dây thân để thu hoạch nhanh, năng suất cao, tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn nhất.
 

Đất trồng
 

Nên ưu tiên đất thịt pha cát, phải đảm bảo yêu cầu về độ tơi xốp, khả năng hút ẩm cũng như khả năng thoát nước tốt. Thiên lý không ưa đất úng ngập dễ thối rễ, chết cây.
 
Trước khi trồng, bạn nên bón lót bằng phân chuồng ủ hoai, một ít phân NPK và phân lân để cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời xới đất cho tơi xốp. Việc này nên được tiến hành trước khi trồng khoảng 10 ngày. 
 

Tưới nước

 
Hoa thiên lý cần được tưới nhiều nước để phát triển, tuy nhiên không được để tình trạng đất bị ngập nước gây thối rễ và cũng không được để đất quá khô sẽ khiến cây bị còi cọc. Vào mùa mưa thì cần chú ý vun luống cho cây cao 1/2m để tránh bị ngập úng.
 
Trong 1 tuần sau khi trồng cần phải tưới nước cho cây mỗi ngày 2 lần. Sau đó có thể tưới nước cách 2 – 3 ngày một lần, nhưng vẫn phải đảm bảo giữ độ ẩm cho đất để cây phát triển tốt, đặc biệt là vào giai đoạn cây sắp ra hoa.
 
Nếu được trồng ở điều kiện khí hậu phù hợp cây sẽ phát triển rất nhanh chóng và nhiều hoa. Cây phù hợp trồng ở nơi có nhiều nắng và gió. 

Bón phân

 
Giai đoạn 1: Sau khi trồng thiên lý được 2 tuần thì tiến hành bón cho cây bằng phân bón phức hợp DAP pha nước tưới cách gốc 50cm để giúp bộ rễ cây sinh trưởng và bám đất tốt hơn.
 
Giai đoạn 2: Khoảng 1 tháng sau trồng thì tiến hành bón thúc lần 1 với phân đạm + ure pha loãng với nước tưới vào gốc và phun sương cho cây.
 
Gai đoạn 3: Sau khi bón thúc lần 1 thì tiếp tục bón thúc các lần tiếp theo với 200g phân NPK cho mỗi gốc cây với quy trình mỗi lần cách nhau 10 – 12 ngày. 
 
Giai đoạn cây ra hoa: Ở thời điểm cây bò kín giàn và chuẩn bị đâm nụ ra hoa thì cần bón phân định kỳ cho cây hàng tháng bằng phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK bón trực tiếp vào gốc cây.
 
Giai đoạn sắp thu hoạch: Ở thời điểm khi cây sắp cho đợt thu hoạch hoa, thì trước khoảng 15 ngày cần tăng cường bón thêm lân và kali.
 
Giai đoạn sau thu hoạch: Sau mỗi đợt thu hoạch bông thiên lý thì cần phải bón thúc thêm phân chuồng ủ hoại, rơm rạ, mùn mục hoặc tro trấu vào xung quanh khu vực gốc cây với lượng phân chuồng từ 15 – 25kg 1 gốc cây. Nếu bón phân NPK thì mỗi gốc cần phải bón 300g phân vào gốc rồi tưới nước để cây tiếp tục phát triển.
 

Cắt tỉa 

 
Ở giai đoạn khi các nhánh dây thiên lý bắt đầu mọc tỏa ra khắp giàn. Lúc này cần chủ động dẫn nhánh trải đều trên mặt giàn để tránh các dây leo chồng chéo lên nhau. Kiểm tra cắt tỉa bớt các lá già, cành rậm rạp để hạn chế sâu bệnh và rầy rệp gây hại.
 

Kích thích hoa thiên lý trổ hoa quanh năm
 

Thông thường nếu bạn chỉ nắm được cách trồng hoa thiên lý và cách chăm sóc như trên, giàn hoa nhà bạn sẽ chỉ nở vào mùa nắng. Mùa đông, do thời tiết lạnh nên đa số thiên lý ngưng ra hoa. Nhưng nếu bạn nắm được bí quyết kích thích sau đây thì giàn hoa thiên lý nhà bạn sẽ có xu hướng nở hoa không ngừng:
 
Tỉa bỏ những cành ốm yếu, cành sâu bệnh và các cành phụ. Mỗi gốc chỉ để nhánh chính.
Dùng phân hữu cơ, phân vi sinh và tưới nước nhiều để kích thích cây sinh trưởng phát triển mạnh.
Theo đó, đến mùa xuân, những cành chính sẽ đâm chồi và ra hoa.
 
Ngoài ra, việc thắp đèn cũng kích thích cây ra hoa. Bạn có thể nhờ ánh sáng đèn hỗ trợ chiếu sáng cho cây vào tầm tháng 2 âm lịch. Bạn chỉ cần thắp từ 19 – 22h đêm và tiếp tục từ 3h – 5h sáng là đủ để cây nhanh chóng ra hoa.
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X