(Lichngaytot.com) Cây hoa quỳnh phong thủy không chỉ đẹp và độc đáo mà còn được nhiều người trồng trong nhà với mục đích thu hút may mắn, tài lộc cho gia đình của mình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Cây hoa quỳnh phong thủy là cây gì?
Cây hoa quỳnh còn có rất nhiều tên gọi khác là hoa quỳnh hương, hoa nhật quỳnh, dạ quỳnh.... thuộc họ Xương rồng (Cactaceae). Được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm bởi loài hoa này chỉ nở về đêm.
Ở Việt Nam, thường thấy hai loại quỳnh trắng và quỳnh đỏ. Loài hoa phổ biến nhất là quỳnh trắng nở vào tháng 6 và tháng 7. Nếu chăm sóc cây tốt, có thể nó sẽ cho đợt hoa mới sau đó khoảng 3-4 tháng.
Ở Việt Nam, thường thấy hai loại quỳnh trắng và quỳnh đỏ. Loài hoa phổ biến nhất là quỳnh trắng nở vào tháng 6 và tháng 7. Nếu chăm sóc cây tốt, có thể nó sẽ cho đợt hoa mới sau đó khoảng 3-4 tháng.
- Tên khoa học: Epiphyllum oxypetalum.
- Tên tiếng Anh: Night Cactus.
- Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Hiện nay Mỹ là nơi sản xuất hoa quỳnh lai giống hay còn được gọi là hybrid, một giống hoa quỳnh đẹp và phổ biến hàng đầu thế giới.
Đặc điểm:
- Thân: bụi rộng và dẹp, mọc vươn dài hay sống dựa, cao từ 2 - 3m và uốn lượn, được chia thành các thùy.
- Lá: Cây có lá dài, to bản.
- Hoa quỳnh: Cánh hoa mềm mại, mỏng, tạo nên một nét đẹp thanh tao. Mỗi bông có đường kính 8-16cm. Hoa quỳnh nở trong đêm có mùi hương nhẹ nhàng thanh tao, nồng nàn và quyến rũ. Sau 2 tiếng hoa sẽ tàn, nhưng hiện nay có loại lai mới tên Nhật Quỳnh - lai giữa quỳnh và thanh long, hoa của nó phải 3 ngày sau mới tàn.
- Cây hoa quỳnh có trái hay không? Cây có trái ăn được, quả nhỏ dài 3-4 cm, hình dáng tương tự như quả thanh long.
2. Cây hoa quỳnh phong thủy có tác dụng gì?
- Để trang trí: Đây là loài cây được trồng trang trí nhà cửa vì vẻ đẹp của loài hoa có mùi hương nhẹ nhưng rất thanh cao, quyến rũ. Đây còn là loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, đẹp lộng lẫy và tỏa sáng trong đêm tối. Hoặc khi cây chưa ra hoa thường bao phủ một màu xanh tươi mát cũng có thể tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn.
- Làm thuốc chữa bệnh:
+ Trong Đông y:
Đây là loài hoa có tác dụng đặc trị các bệnh về hệ hô hấp và phổi. Ví dụ như dùng hoa quỳnh mới nở đem thái nhỏ và mang đi hấp cách thủy với mật ong hoặc có thể đem nấu với trứng gà để ăn chữa long đờm.
Nhiều người dùng hoa quỳnh ngâm rượu để chữa đau bụng và dùng để bôi các vết bầm tím. Được biết loại rượu này để càng lâu càng tốt, càng có khả năng chữa trị hiệu quả.
+ Trong Đông y:
Đây là loài hoa có tác dụng đặc trị các bệnh về hệ hô hấp và phổi. Ví dụ như dùng hoa quỳnh mới nở đem thái nhỏ và mang đi hấp cách thủy với mật ong hoặc có thể đem nấu với trứng gà để ăn chữa long đờm.
Nhiều người dùng hoa quỳnh ngâm rượu để chữa đau bụng và dùng để bôi các vết bầm tím. Được biết loại rượu này để càng lâu càng tốt, càng có khả năng chữa trị hiệu quả.
+ Trong y học hiện đại:
- Hỗ trợ hệ tim mạch, giảm mỡ máu: Hoa có các hoạt chất giúp ổn định hệ tim mạch, kích thích chuyển hóa cholesterol xấu ở gan. Bên cạnh đó, cây giúp cải thiện huyết áp hay các rối loạn như thiếu máu tim, nhồi máu tim, đột quỵ…
- Hỗ trợ rối loạn tiết niệu: Chiết xuất từ hoa của cây này giúp đánh tan sỏi thận, niệu quản...
- Hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy hơi, giảm đau: Hoa giúp điều chế thuốc giảm đau do chuột rút, chấn thương, đau bụng quanh rốn, vùng thượng vị…
3. Hoa quỳnh và phong thủy
- Tượng trưng cho sự chung thủy: Trong tình yêu, cây hoa quỳnh phong thủy là loài hoa biểu tượng cho tình yêu trọn vẹn, duy nhất vì hoa chỉ nở một lần trong đêm, sáng mai sẽ tàn.
Sự chung thủy của cây hoa quỳnh còn được thể hiện khi chúng trồng bên cạnh cành giao - loài cây chỉ có cành. Mỗi bông hoa quỳnh rất to, nặng và cần nương tựa bên cành giao khẳng khiu này.
Hai loại cây trở thành biểu tượng của tình yêu đẹp khi chúng kết hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau giống như âm dương hòa hợp. Không những thế, khi hoa quỳnh tựa vào cành giao, cây dễ ra hoa hơn, hương thơm của hoa quỳnh cũng sẽ nồng nàn hơn.
Sự chung thủy của cây hoa quỳnh còn được thể hiện khi chúng trồng bên cạnh cành giao - loài cây chỉ có cành. Mỗi bông hoa quỳnh rất to, nặng và cần nương tựa bên cành giao khẳng khiu này.
Hai loại cây trở thành biểu tượng của tình yêu đẹp khi chúng kết hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau giống như âm dương hòa hợp. Không những thế, khi hoa quỳnh tựa vào cành giao, cây dễ ra hoa hơn, hương thơm của hoa quỳnh cũng sẽ nồng nàn hơn.
- Biểu tượng cho lối sống nội tâm: Hoa được thụ phấn nhờ những côn trùng chuyên sống về đêm, thế nên thời điểm hoa nở hoa khi chúng ta đang chìm trong giấc ngủ. Vì thế, cây tượng trưng cho vẻ đẹp huyền bí và đại diện cho nếp sống âm thầm, lặng lẽ, nội tâm của người phụ nữ...
Bên cạnh đó, hình ảnh bông qua nở trong đêm còn thể hiện sự thanh khiết, dịu dàng và e ấp ngại ngùng, sự khiêm nhường, kín đáo.
- Thu hút vận may: Trồng cây quỳnh cho tới thời điểm chúng ra hoa không phải là việc dễ dàng và người ta quan niệm ai được nhìn thấy những cánh hoa nở trong đêm sẽ gặp may. Thế nên khi trồng chậu hoa quỳnh trong nhà là để săn đón may mắn, tài lộc.
Ngày xưa đây là loài hoa của vua chúa, mỗi khi biết hoa quỳnh sắp nở thì mọi người chờ đợi, mời bạn tới chơi chỉ mong chờ ngắm hoa nở trong khoảnh khắc ngắn ngủi.
Bên cạnh đó, hình ảnh bông qua nở trong đêm còn thể hiện sự thanh khiết, dịu dàng và e ấp ngại ngùng, sự khiêm nhường, kín đáo.
- Thu hút vận may: Trồng cây quỳnh cho tới thời điểm chúng ra hoa không phải là việc dễ dàng và người ta quan niệm ai được nhìn thấy những cánh hoa nở trong đêm sẽ gặp may. Thế nên khi trồng chậu hoa quỳnh trong nhà là để săn đón may mắn, tài lộc.
Ngày xưa đây là loài hoa của vua chúa, mỗi khi biết hoa quỳnh sắp nở thì mọi người chờ đợi, mời bạn tới chơi chỉ mong chờ ngắm hoa nở trong khoảnh khắc ngắn ngủi.
4. Cây hoa quỳnh phong thủy hợp mệnh gì, tuổi nào?
Quỳnh hương được nhiều người nhớ tới với màu trắng tinh khôi, thích hợp nhất với những người mệnh Kim. Cụ thể là những người có năm sinh sau đây:
- Nhâm Thân (1932, 1992),
- Ất Mùi (1955, 2015),
- Giáp Tý (1984, 1924),
- Quý Dậu (1933, 1993),
- Nhâm Dần (1962, 2022),
- Ất Sửu (1985, 1925),
- Canh Thìn (1940, 2000),
- Quý Mão (1963, 2023),
- Tân Tỵ (1941, 2001),
- Canh Tuất (1970, 2030),
- Giáp Ngọ (1954, 2014),
- Tân Hợi (1971, 2031)…
5. Cây hoa quỳnh nên đặt ở đâu trong nhà?
- Trồng ở cửa sổ, ban công: Cây phù hợp ở nơi khô ráo, thoáng mát, có chút nắng nên có thể trồng cây ở nơi gần cửa sổ, ban công hay bên dưới những cây lớn để chúng che chở cho quỳnh.
- Trồng trong nhà: Không có thông tin nào cho rằng cây hoa quỳnh ảnh hưởng xấu đến phong thủy ngôi nhà nên hoàn toàn có thể trồng chúng trong nhà.
- Trồng trong nhà: Không có thông tin nào cho rằng cây hoa quỳnh ảnh hưởng xấu đến phong thủy ngôi nhà nên hoàn toàn có thể trồng chúng trong nhà.
Trong khi đó chúng ta còn được tận hưởng vẻ đẹp thu hút, quyến rũ của loài hoa này. Mỗi khi nở, chúng có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu sẽ khiến không gian gia đình bạn thêm sang trọng, thư thái.
Với ý nghĩa về tình yêu ngọt ngào, chúng phần nào còn có tác dụng gắn kết tình cảm giữa những thành viên trong nhà.
Tuy cây không ưa nắng gắt nhưng nếu bạn muốn trồng trong nhà vẫn nên lưu ý, mỗi ngày bạn phải cho cây tiếp xúc với ánh sáng tầm 8 tiếng để cây sinh trưởng bình thường.
6. Cách trồng hoa quỳnh và chăm sóc
Cũng như thanh long, xương rồng, chúng ta có thể nhân giống hoa quỳnhbằng cách giâm cành, gieo hạt hoặc ghép vào thân cây khác.
Quỳnh hương là loại cây rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là có thể mọc cây mới. Tuy nhiên, nên chọn cành quỳnh bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) hoặc cành già dài khoảng 20 - 30cm, cành to, khỏe sẽ tốt hơn.
Quỳnh hương là loại cây rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là có thể mọc cây mới. Tuy nhiên, nên chọn cành quỳnh bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) hoặc cành già dài khoảng 20 - 30cm, cành to, khỏe sẽ tốt hơn.
Sau đó, để cành đã cắt cho khô bằng cách để chỗ mát khoảng 10 ngày, có thể bôi vào vết cắt nước vôi pha loãng. Bước tiếp theo là cắm quỳnh sâu khoảng 1 - 2cm vào trong chậu đất, phủ kín bằng nilon, để chỗ mát 1 tuần, sau đó mở bao nilon và từ từ cho ra nắng.
Ngoài ra, nếu gieo hạt nên chọn hạt giống chất lượng, đảm bảo hạt sẽ nảy mầm. Cho hạt vào đất đã chuẩn bị, lấp đất lại rồi tưới nước nhẹ nhàng. Đặt chậu gieo hạt trong mát tránh ánh nắng mặt trời khoảng 3 - 4 tuần cho cây con phát triển rồi mới đem ra nắng.
Đất trồng
Cây cần đất tơi xốp, dễ thoát nước, nhiều mùn, chất hữu cơ, hạn chế việc lấy đất vườn vì chúng thường cứng, không đảm bảo độ thoáng xốp. Để xử lý mầm bệnh trong đất nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước đó.
Nếu đất mùn trộn thêm lông vịt, lông gà, xỉ than nữa thì rất tốt. Lưu ý thay đất cho cây vào sau mỗi vụ hoa và khoảng cuối tháng 10.
Nếu đất mùn trộn thêm lông vịt, lông gà, xỉ than nữa thì rất tốt. Lưu ý thay đất cho cây vào sau mỗi vụ hoa và khoảng cuối tháng 10.
Nước
Nên nhớ cây hoa quỳnh cùng họ với cây xương rồng, điều này có nghĩa là chúng có khả năng chịu khô hạn. Không nên tưới nhiều nước nếu không chúng sẽ ngập úng mà chết hoặc trồng mãi không thấy có lộc non và không có hoa. Nên trồng cây ở những nơi râm mát, đồng thời tưới nước cho chậu quỳnh từ 1 - 2 lần/tuần.
Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tưới. Sau đó, tưới dần dần sau đó, giữ cho đất ẩm cho cây không bị khô, tránh để sũng nước gây thối gốc.
Cần lưu ý không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 30cm.
Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tưới. Sau đó, tưới dần dần sau đó, giữ cho đất ẩm cho cây không bị khô, tránh để sũng nước gây thối gốc.
Cần lưu ý không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 30cm.
Ánh sáng và nhiệt độ
Cây quỳnh thích khô, ưa râm mát chứ không phải nắng nóng, do đó cần tránh ánh nắng trực tiếp.
Cây thường sống dưới các bóng cây lớn. Nếu có thể mô phỏng môi trường tự nhiên của quỳnh thì rất tốt. Nên trồng quỳnh ở những nơi râm mát, cần có mái che để che bớt nắng, sương, gió,...
Ánh sáng không quá gay gắt để tránh cho cây bị đốt nóng. Thông thường nhiệt độ thích hợp để hoa quỳnh sinh trưởng là 18-28 độ và thường xuyên chăm bón để cây có thể phát triển ổn định, đồng thời nhanh ra hoa và có tuổi thọ lâu dài.
Cây thường sống dưới các bóng cây lớn. Nếu có thể mô phỏng môi trường tự nhiên của quỳnh thì rất tốt. Nên trồng quỳnh ở những nơi râm mát, cần có mái che để che bớt nắng, sương, gió,...
Ánh sáng không quá gay gắt để tránh cho cây bị đốt nóng. Thông thường nhiệt độ thích hợp để hoa quỳnh sinh trưởng là 18-28 độ và thường xuyên chăm bón để cây có thể phát triển ổn định, đồng thời nhanh ra hoa và có tuổi thọ lâu dài.
Bón phân
Cây hoa quỳnh không cần nhiều phân bón có lẽ là do chúng xuất thân từ một loài hoa dại.
Có thể chọn phân bón Peters 20-20-20, Miracle Gro hoặc Super Bloom cho cây từ tháng 4 đến tháng 9, chỉ sử dụng một cốc nhỏ. Bạn tuyệt đối tránh dùng phân bón có hàm lượng nitơ cao.
Các loại hoa quỳnh là loài cây ít bị ảnh hưởng sâu bệnh.