Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

CÂY HOA MAI: Điềm tốt về sự sung túc, giàu sang cho mỗi gia đình đầu năm mới

Thứ Hai, 16/01/2023 11:29 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cây hoa mai không chỉ có dáng vẻ thanh cao, đẹp mắt mà con mang tới niềm tin về cuộc sống như ý. Người ta tin rằng cây mai càng nở rộ, hoa có nhiều cánh thì càng may mắn, bình an trong năm mới.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


1. Cây hoa mai là cây gì?


Cây hoa mai còn có tên khác là cây hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai, thuộc họ Mai (Ochnaceae). Chính nhờ đặc điểm rụng lá vào cuối mùa Đông, nở hoa khoe sắc thắm đầu Xuân nên cây mai thường được trồng làm cây cảnh chơi Tết Nguyên Đán ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Cây rất được yêu thích vì mang tài lộc tới cho các gia đình Việt Nam, nhất là khu vực miền Nam. 
  • Tên tiếng Anh: Apricot Flowers.
  • Tên khoa học là Ochna integerrima. 
  • Nguồn gốc của hoa mai là từ Trung Quốc cách đây khoảng hơn 3000 năm.  
hoa mai
 
Đặc điểm:
  • Thân gỗ, xù xì, cứng cáp, chia thành nhiều cành và nhánh, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể uốn để tạo dáng cây. Cây mọc từ hạt có thể cao tối đa tới 20 – 30m. 
  •  đơn, nhỏ, màu xanh biếc, mọc xen kẽ, so le.
  • Hoa mai là loại hoa lưỡng tính. Hoa mọc ra từ các nách lá và tạo thành từng chùm. Hoa có 5 cánh nhỏ và mỏng manh nhưng cũng có bông có tới 9 - 10 cánh. Hoa mai thường nở trong 3 ngày sẽ tàn.
  • Quả: Sau khi tàn, hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt.
  • Rễ cây: Gốc cây khá to, bộ rễ lồi lõm có độ sâu khoảng 2-3m. Sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và điều kiện kỹ thuật chăm sóc.

2. Các loại hoa mai
 

Ngày Tết, miền Bắc có cây hoa đào là đặc trưng thì miền Nam có hoa mai mang màu sắc riêng biệt. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 24 loại cây mai và tại Việt Nam có khoảng 19 loại.
 
Một số loại mai phổ biến ở nước ta hiện nay: 
 

Bạch mai

 
Tên bạch mai vì cây có hoa màu trắng tinh khiết, gồm 6-8 cánh dày, hơi tròn, nhụy vàng và khá giống như hoa sứ. Khi chưa nở nụ có màu hồng đỏ và khi nở thì hoa sẽ có màu trắng muốt đến khi tàn lại chuyển về màu đỏ. 

Hoa mai trắng đẹp, có mùi thơm thoang thoảng được nhiều người yêu thích và mua về trong dịp Tết. Một nhược điểm của loài mai trắng này khá khó trồng và chăm sóc.

Nhất chi mai

  
Hoa có sắc trắng tinh khôi đặc trưng, hoa có thể mọc bông đơn hoặc thành chùm.

Hoa thu hút mọi người ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Bông hoa nhỏ hơn so với các loại khác gồm nhiều cánh mỏng, ban đầu có màu trắng, đến gần khi hoa tàn thì chuyển dần sang màu đỏ. 

Cây nhất chi mai có gốc to xù xì, thân gỗ đen bóng. Lá nhỏ, có màu xanh non, phần đầu nhọn nhìn giống hình mũi mác.
 

Hồng mai

 
Hồng mai chiều cao chỉ khoảng 1 – 4cm. Lá cây màu xanh thẫm, mọc đơn lẻ và xẻ thùy.

Hoa hồng mai 5 cánh, màu hồng xinh và nhị hoa vàng tươi. Hoa mọc thành cụm ở các đầu nhánh và nở rải rác quanh năm chứ không chỉ vào mùa xuân. Quả của hồng mai khi chín thì có màu nâu đen.

Mai tứ quý


Cây mai tứ quý còn được gọi là cây mai đỏ và có tên khoa học là Ochna Atropurpurea. Nụ của cây rất lâu tàn, từ khi hình thành nụ đến lúc tàn khoảng 2 tháng và từ khi hoa nở đến lúc hoa rụng khoảng 10 ngày.

Cây có nguồn gốc từ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, có thể cao từ 0,3-2m và có tuổi thọ cao. 


Hạnh mai

 
Cây hạnh mai có tên khoa học là Prunes Mume, tên gọi khác là cây mai mơ.

Nó có chiều cao hạn chế hơn nhiều loài khác, chỉ khoảng 6 – 9m. Lá cây mai mơ bản rộng hình bầu dục, nhọn ở đầu và có răng cưa nhẹ. Hoa mai 5 cánh thường có 2 sắc màu nổi bật là trắng và hồng. Quả khi non thì màu xanh, khi chín sẽ có màu vàng và có vị chua chua ngọt ngọt.
 

Mai cúc
 

Đây là loại mai có nhiều cánh, từ vài chục cho đến hơn trăm cánh xếp chồng lên nhau.

Mai cúc có cánh mỏng, nhỏ, nhiều tầng, nở liên tục tới khi rụng hoa. Tầng trên cùng có các cánh hoa dúm nếp lại loăn xoăn như cánh hoa cúc thế nên người ta mới gọi nó là mai cúc.
  

Mai đại lộc
 

Là loại hoa hiếm, cây cho nhiều búp và nở rộ, khi hoa nở thì các cánh tròn, to và xếp đều nhau, có màu vàng tươi, mỗi hoa có từ 24 – 56 cánh.

Hoa sẽ nở từ búp, từ từ mở rộng ra rất đẹp, tỷ lệ rụng nụ cực kỳ thấp. 
 
Cách giữ hoa mai tươi lâu trong nhà chơi suốt Tết Quý Mão 2023 mà vẫn đẹp

Năm hết Tết đến nhà nào cũng nên có một cây mai trong nhà để lấy lộc đầu năm. Chơi hoa Tết nhưng bạn đã biết cách giữ hoa mai tươi lâu trong nhà chưa? 

3. Cây hoa mai có tác dụng gì?


- Trang trí: Màu hoa rực rỡ còn thân cây thường được uốn theo thế, làm tăng tính thẩm mỹ, thu hút hơn cho không gian xung quanh. Do đó, khi tranh trí nhà cửa bằng một cây mai sẽ khiến không gian trong nhà bạn trở nên sinh động, có điểm nhấn.

- Lọc không khí: Hoa mai đặt trong nhà còn giúp thanh lọc không khí, giúp không gian sống của bạn trong lành và tươi mới hơn.

- Làm thuốc chữa bệnh trong dược học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…
 
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao…

- Làm món ăn: cây hoa mai còn được dùng để chế biến kết hợp cùng với các loại thịt, cá chép, trứng gà, nấm hương, hải sâm,… thành một số món ăn độc đáo. 
 
Cay hoa mai de trang tri
 

4. Ý nghĩa hoa mai trong phong thủy 


- Tượng trưng cho sự giàu có: Mai là một trong những loại cây nằm trong bộ tứ quý “tùng - cúc - trúc - mai”. Hình ảnh những cánh mai vàng rực rỡ giúp liên tưởng đến sự vinh hoa phú quý. Chính bởi vậy, mọi người thường lựa chọn để đặt cây mai vào những ngày tết hay trong phòng làm việc với mong muốn rước tài lộc về cho chủ nhân.

Người miền Nam thường mua hoa mai để trong nhà vào ngày Tết với mong muốn một năm mới nhanh phát tài. Được biết, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng sung túc trong năm mới.

- Biểu tượng của sự may mắn: Tết Nguyên Đán luôn là khoảng thời gian được mong chờ nhất trong năm, thiếu đi màu vàng của mai thì giống như thiếu đi sự chúc phúc, sự may mắn của thiên nhiên vậy.

- Sự bền bỉ của con người: Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Mai cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. 
 
- Sự gắn bó: Những đoá mai vàng nở rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

- Biểu tượng cho sức khỏe: Những chậu mai với dáng hiên ngang, khỏe khoắn còn là biểu tượng cho sức khỏe.

Ngày Tết người ta thường tặng nhau một chậu mai không chỉ là lời chúc về tài lộc, may mắn mà còn về sức khỏe. Khi đặt một chậu cây mai trong văn phòng cũng có ý nghĩa phong thủy là mang lại bình an, sức khỏe cho chủ nhân.

5. Cây hoa mai nên đặt ở đâu trong nhà?


Việc trưng bày cây cảnh đúng theo phong thủy sẽ giúp cuộc sống và công việc của bạn gặp nhiều điều tốt đẹp và thịnh vượng hơn.
  • Người mệnh Hỏa: Nên đặt chậu mai Tết theo hướng Nam, hướng Đông, Đông Nam và hướng Bắc.
  • Người mệnh Thủy: Nên đặt trang trí mai vàng theo hướng Bắc, Đông, Đông Nam.
  • Người mệnh Mộc: Hướng phong thủy mang lại tài lộc, may mắn nằm ở Đông, Nam và Đông Nam.
  • Người mệnh Kim: Hướng phong thủy phù hợp đó là hướng Tây và Tây Bắc.
  • Những người mệnh Thổ: Hướng phong thủy phù hợp là hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc.

6. Cách trồng và chăm sóc cây hoa mai


Khi trồng cây mai, bạn cần đảm bảo được mật độ, khoảng cách trồng cây đủ rộng để cây phát triển toàn diện. Đầu mùa mưa là thời điểm lý tưởng nhất để trồng mai.

Để nhân giống hoa mai có rất nhiều cách, trong đó gieo hạt và chiết cành là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất. 
 
- Phương pháp gieo hạt: Bạn sẽ có nhiều cây hơn, và chúng có thể sống từ 30 - 40 năm nếu được phát triển tự do.
 
- Phương pháp chiết cành:Cắt khoanh vỏ dài 3 – 4cm trên cành chắc khỏe, không cắt lẹm vào gỗ. Dùng hỗn hợp đất trộn với xơ dừa, phân chuồng hoai mục,… để bó xung quanh vết cắt. Sau đó thường xuyên tưới nước, chăm sóc đến khoảng 3 tháng sau thì bầu đất ra nhiều rễ rồi bạn mới tiến hành cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

Đất


Hoa mai không kén đất, nhưng cũng nên chuẩn bị đất đầy đủ độ ẩm, độ mùn và chất dinh dưỡng bằng cách trộn thêm với xơ dừa, tro trấu, than bùn và phân chuồng hoai mục,... 
 

Ánh sáng


Hoa mai là loài cây ưa mát nên bạn có thể đặt trong nhà, tại những vị trí chiếu sáng vừa phải như như cửa sổ, cửa kính, bàn tiếp khách… không đặt ở những nơi quá tối. Thi thoảng nên cho cây tắm nắng khoảng 3-4 tiếng.

Nhiệt độ


Cây sẽ phát triển trưởng tốt với nhiệt độ thích hợp từ 15 – 25°C. Vì thế, không nên đặt cây ở những nơi chiếu ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.  
 

Nước


Khi trồng phải chọn vị trí cao hơn mặt đất. Cây có khả năng chịu khô tốt hơn chịu úng, nhưng không nên để cây cằn cỗi và suy kiệt. Luôn giữ cho đất ẩm nhưng không ngập nước. Vào những ngày nắng nên tưới mỗi ngày một lần hoặc tưới cách ngày cũng được, tưới đẫm nước bằng cách dùng vòi tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá sẽ tốt hơn.

Thời gian tưới tốt nhất là buổi sáng (khoảng 8h – 9h) và buổi chiều (khoảng 4h – 5h chiều). Vào mùa mưa thì không cần tưới, chú ý giữ cho đất thoát nước tốt.

Bón phân
 

Trong quá trình trồng bạn phải kết hợp bón phân với những loại nhiều đạm và lân cho cây thay vì kali.

Có thể sử dụng phân NPK với lượng phù hợp, bón xa gốc cây và bón khoảng 2 – 3 lần/tháng. Nên bón phân vào mùa mưa thì sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, sau khi thay đất cho cây khoảng 3 – 4 tháng, có thể bón thêm cho cây phân chuồng, phân gia súc gà, vịt.
 
Thường xuyên dọn cỏ dại, vun xới gốc và bắt sâu bệnh cho cây, nên diệt cỏ trước khi vào mùa mưa.

7. Kỹ thuật để hoa mai nở đúng vào dịp Tết

 
Để hoa nở đúng dịp Tết, bạn cần quan tâm tới yếu tố thời tiết. Nếu nhiệt độ nóng sẽ khiến hoa nở sớm và lạnh sẽ làm hoa nở muộn. Vì vậy, nên giữ cho cây ở trong khoảng 25-30°C.

Để cây ra hoa đúng lúc mà mình mong muốn thì phải áp dụng đồng bộ các biện pháp tuốt lá, xiết nước, bón phân.

- Tuốt lá: Loại bỏ lớp lá già để kích thích hoa mai nở đúng dịp, nên thực hiện trong thời gian từ giữa tháng 12 âm lịch.

Nếu nhiệt độ không khí cao, trời nắng, cây sẽ nhanh ra hoa, vậy thì sẽ tuốt lá trễ hơn, nếu ngược lại thì tuốt lá sớm hơn. Khoảng thời gian sớm hay trễ hơn khoảng 1 - 2 ngày.

Nếu lỡ tuốt lá trễ, sợ cây không nở hoa kịp Tết thì ngắt đọt non, phun ướt những mầm hoa chưa bung vỏ trấu vào những lúc trời nắng, tưới nước ấm vào gốc, dùng đèn áp cao thắp sáng vào khoảng 7h – 8h tối, khi đó cây sẽ ra hoa sớm hơn từ 2 – 3 ngày.
 
Ngược lại, cây yếu và có thể tự rụng lá trước thì cần kiềm hãm lại.
 
- Xiết nước: Thời gian thực hiện từ đầu tháng 10 Âm lịch cho đến cuối tháng 11 Âm lịch. 
 

8. Chăm sóc cây mai sau Tết

 
Sau Tết, nếu có thể hãy chuyển cây ra trồng trên đất sẽ giúp cây có không gian phát triển cũng như tự phục hồi nhanh hơn.

Nếu trồng chậu thì nên thay mới 1/3 lượng đất, bổ sung thêm phân bón hữu cơ, và tưới nước giữ cho đất luôn được ẩm. 


Vệ sinh cây mai
 

Hãy phun nước mạnh vào cây để rong rêu, nấm mốc ở thân cây bị bong tróc hết. Hoặc cách khác là sử dụng phân urê pha đặc phun vào cây (không để chảy xuống gốc). Sau 10 phút, sử dụng bàn chải chà mạnh lên cây để cho hết nấm mốc.
 

Cách tạo dáng cây mai vàng
 

Trước khi tạo dáng, bạn cần phải cắt tỉa những cành không cần thiết hoặc yếu, bị sâu bệnh hại. Thời điểm thích hợp nhất để uốn cành là khi cây phát triển mạnh, tức vào cuối tháng 7 – cuối hè.
 
Dùng dây kẽm, dây đồng, dây chì, dây vải quấn quanh để không gây hại cho cây. Uốn từ thân rồi cành lớn rồi mới đến cành nhỏ. Và bạn cần định hình những hình dáng đã chuẩn bị từ trước để tạo dáng quấn dây cây mai vàng.
 
Quấn dây cần chú ý không được quấn quá lỏng hay chặt, đường quấn chéo cần chú ý tạo góc 45 độ so với trục thân giữa. Sau đó cần uốn cành bằng cách xoắn theo hướng dây kẽm giúp cố định dây vào vỏ cây. Sau khoảng 3-4 tháng hoặc 1 năm đối với cây lớn thì có thể tháo dây kẽm.

Tin cùng chuyên mục

X