1. Cây hoa mai là cây gì?
Cây hoa mai còn có tên khác là cây hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai, thuộc họ Mai (Ochnaceae). Chính nhờ đặc điểm rụng lá vào cuối mùa Đông, nở hoa khoe sắc thắm đầu Xuân nên cây mai thường được trồng làm cây cảnh chơi Tết Nguyên Đán ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Cây rất được yêu thích vì mang tài lộc tới cho các gia đình Việt Nam, nhất là khu vực miền Nam.
- Tên tiếng Anh: Apricot Flowers.
- Tên khoa học là Ochna integerrima.
- Nguồn gốc của hoa mai là từ Trung Quốc cách đây khoảng hơn 3000 năm.
- Thân gỗ, xù xì, cứng cáp, chia thành nhiều cành và nhánh, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể uốn để tạo dáng cây. Cây mọc từ hạt có thể cao tối đa tới 20 – 30m.
- Lá đơn, nhỏ, màu xanh biếc, mọc xen kẽ, so le.
- Hoa mai là loại hoa lưỡng tính. Hoa mọc ra từ các nách lá và tạo thành từng chùm. Hoa có 5 cánh nhỏ và mỏng manh nhưng cũng có bông có tới 9 - 10 cánh. Hoa mai thường nở trong 3 ngày sẽ tàn.
- Quả: Sau khi tàn, hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt.
- Rễ cây: Gốc cây khá to, bộ rễ lồi lõm có độ sâu khoảng 2-3m. Sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và điều kiện kỹ thuật chăm sóc.
2. Các loại hoa mai
Bạch mai
Hoa mai trắng đẹp, có mùi thơm thoang thoảng được nhiều người yêu thích và mua về trong dịp Tết. Một nhược điểm của loài mai trắng này khá khó trồng và chăm sóc.
Nhất chi mai
Hoa thu hút mọi người ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Bông hoa nhỏ hơn so với các loại khác gồm nhiều cánh mỏng, ban đầu có màu trắng, đến gần khi hoa tàn thì chuyển dần sang màu đỏ.
Cây nhất chi mai có gốc to xù xì, thân gỗ đen bóng. Lá nhỏ, có màu xanh non, phần đầu nhọn nhìn giống hình mũi mác.
Hồng mai
Hoa hồng mai 5 cánh, màu hồng xinh và nhị hoa vàng tươi. Hoa mọc thành cụm ở các đầu nhánh và nở rải rác quanh năm chứ không chỉ vào mùa xuân. Quả của hồng mai khi chín thì có màu nâu đen.
Mai tứ quý
Cây có nguồn gốc từ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, có thể cao từ 0,3-2m và có tuổi thọ cao.
Hạnh mai
Nó có chiều cao hạn chế hơn nhiều loài khác, chỉ khoảng 6 – 9m. Lá cây mai mơ bản rộng hình bầu dục, nhọn ở đầu và có răng cưa nhẹ. Hoa mai 5 cánh thường có 2 sắc màu nổi bật là trắng và hồng. Quả khi non thì màu xanh, khi chín sẽ có màu vàng và có vị chua chua ngọt ngọt.
Mai cúc
Mai cúc có cánh mỏng, nhỏ, nhiều tầng, nở liên tục tới khi rụng hoa. Tầng trên cùng có các cánh hoa dúm nếp lại loăn xoăn như cánh hoa cúc thế nên người ta mới gọi nó là mai cúc.
Mai đại lộc
Hoa sẽ nở từ búp, từ từ mở rộng ra rất đẹp, tỷ lệ rụng nụ cực kỳ thấp.
Năm hết Tết đến nhà nào cũng nên có một cây mai trong nhà để lấy lộc đầu năm. Chơi hoa Tết nhưng bạn đã biết cách giữ hoa mai tươi lâu trong nhà chưa?
3. Cây hoa mai có tác dụng gì?
- Lọc không khí: Hoa mai đặt trong nhà còn giúp thanh lọc không khí, giúp không gian sống của bạn trong lành và tươi mới hơn.
- Làm thuốc chữa bệnh trong dược học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…
- Làm món ăn: cây hoa mai còn được dùng để chế biến kết hợp cùng với các loại thịt, cá chép, trứng gà, nấm hương, hải sâm,… thành một số món ăn độc đáo.
4. Ý nghĩa hoa mai trong phong thủy
Người miền Nam thường mua hoa mai để trong nhà vào ngày Tết với mong muốn một năm mới nhanh phát tài. Được biết, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng sung túc trong năm mới.
- Biểu tượng của sự may mắn: Tết Nguyên Đán luôn là khoảng thời gian được mong chờ nhất trong năm, thiếu đi màu vàng của mai thì giống như thiếu đi sự chúc phúc, sự may mắn của thiên nhiên vậy.
- Sự bền bỉ của con người: Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Mai cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung.
Ngày Tết người ta thường tặng nhau một chậu mai không chỉ là lời chúc về tài lộc, may mắn mà còn về sức khỏe. Khi đặt một chậu cây mai trong văn phòng cũng có ý nghĩa phong thủy là mang lại bình an, sức khỏe cho chủ nhân.
5. Cây hoa mai nên đặt ở đâu trong nhà?
Việc trưng bày cây cảnh đúng theo phong thủy sẽ giúp cuộc sống và công việc của bạn gặp nhiều điều tốt đẹp và thịnh vượng hơn.
- Người mệnh Hỏa: Nên đặt chậu mai Tết theo hướng Nam, hướng Đông, Đông Nam và hướng Bắc.
- Người mệnh Thủy: Nên đặt trang trí mai vàng theo hướng Bắc, Đông, Đông Nam.
- Người mệnh Mộc: Hướng phong thủy mang lại tài lộc, may mắn nằm ở Đông, Nam và Đông Nam.
- Người mệnh Kim: Hướng phong thủy phù hợp đó là hướng Tây và Tây Bắc.
- Những người mệnh Thổ: Hướng phong thủy phù hợp là hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc.
6. Cách trồng và chăm sóc cây hoa mai
Để nhân giống hoa mai có rất nhiều cách, trong đó gieo hạt và chiết cành là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất.
Đất
Ánh sáng
Hoa mai là loài cây ưa mát nên bạn có thể đặt trong nhà, tại những vị trí chiếu sáng vừa phải như như cửa sổ, cửa kính, bàn tiếp khách… không đặt ở những nơi quá tối. Thi thoảng nên cho cây tắm nắng khoảng 3-4 tiếng.
Nhiệt độ
Nước
Khi trồng phải chọn vị trí cao hơn mặt đất. Cây có khả năng chịu khô tốt hơn chịu úng, nhưng không nên để cây cằn cỗi và suy kiệt. Luôn giữ cho đất ẩm nhưng không ngập nước. Vào những ngày nắng nên tưới mỗi ngày một lần hoặc tưới cách ngày cũng được, tưới đẫm nước bằng cách dùng vòi tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá sẽ tốt hơn.
Thời gian tưới tốt nhất là buổi sáng (khoảng 8h – 9h) và buổi chiều (khoảng 4h – 5h chiều). Vào mùa mưa thì không cần tưới, chú ý giữ cho đất thoát nước tốt.
Bón phân
Có thể sử dụng phân NPK với lượng phù hợp, bón xa gốc cây và bón khoảng 2 – 3 lần/tháng. Nên bón phân vào mùa mưa thì sẽ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, sau khi thay đất cho cây khoảng 3 – 4 tháng, có thể bón thêm cho cây phân chuồng, phân gia súc gà, vịt.
7. Kỹ thuật để hoa mai nở đúng vào dịp Tết
Để cây ra hoa đúng lúc mà mình mong muốn thì phải áp dụng đồng bộ các biện pháp tuốt lá, xiết nước, bón phân.
- Tuốt lá: Loại bỏ lớp lá già để kích thích hoa mai nở đúng dịp, nên thực hiện trong thời gian từ giữa tháng 12 âm lịch.
8. Chăm sóc cây mai sau Tết
Nếu trồng chậu thì nên thay mới 1/3 lượng đất, bổ sung thêm phân bón hữu cơ, và tưới nước giữ cho đất luôn được ẩm.