Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

CÂY HOA ĐÀO: Loài hoa mang sắc Xuân và niềm vui, vận may tới mọi nhà

Thứ Năm, 12/01/2023 17:34 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cây hoa đào không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về thế nhưng bạn đã bao giờ hiểu rõ nguồn gốc, các ý nghĩa phong thủy của nó chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết sau nhé.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


1. Cây hoa đào là cây gì?


Hoa đào thuộc họ hoa hồng, được trồng nhiều ở vùng miền núi phía bắc như: Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,...
  • Tên tiếng Anh: Peach Blossom.
  • Tên khoa học: Prunus persica.
  • Nguồn gốc: Hoa đào lần đầu được biết đến ở vùng đất Ba Tư, sau đó được lai tạo và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Việt Nam, Mông Cổ, Lào, Trung Quốc,...Và dần trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết.
Đặc điểm: 
  • Thân: gỗ nhỏ với độ cao trung bình từ 5-10 m. Thân phân nhánh mạnh từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, lông cứng, cây lâu năm khá lớn.
  • : thon dài, giống như mũi mác chiều dài từ 7-15cm và chiều rộng khoảng 2-3cm, mặt dưới có gân lá nổi. 
  • Hoa: có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Hoa đào là loại hoa lưỡng tính có đầy đủ cả nhị và nhụy. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2,5-3 cm có màu hồng đậm, hồng nhạt.
  • Quả: Quả thuộc loại quả hạch, cây hoa làm cảnh chỉ có quả nhỏ, ăn có vị đắng chát. Nếu cây trồng lấy quả thì quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, vị ngọt, thơm, vỏ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại.
     

2. Các loại hoa đào phổ biến ở Việt Nam

 
Cây hoa đào gồm có 6 loài nhưng có đến 5000 giống rải rác từ châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga và Việt Nam… Ở việt nam phổ biến là bích đào, đào phai, đào năm cánh, đào bạch…
 
cay hoa dao la gi
 

2.1 Đào phai

 
Đây là loại hoa đào phổ biến ở miền Bắc có cánh hoa mỏng màu hồng nhạt,  đường kính hoa to, số lượng cánh trên một hoa từ 20 – 22 cánh, tỉ lệ nở hoa cao > 90%, hoa nở tập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày. 
 

2.2 Bích đào

 
Bích đào (Đào bích) hay còn gọi là đào nhật tân có cánh hoa màu hồng đậm, đỏ, là loại hoa đơn hoặc hoa kép. Mỗi bông đào nhật tân cũng có nhiều cánh từ 20 – 22 cánh hoa, hoa có đường kính khoảng 3,5cm trở lên. 
 

2.3 Đào trắng

 
Hoa đào trắng có đường kính lớn, số lượng cánh trên một hoa từ 18-20 cánh, tỉ lệ nở hoa cao, hoa nở tập trung, độ bền cành hoa là khoảng 2 tuần.

Đây được coi là loại cây quý hiếm, khó trồng và khó ép nở vào dịp Tết hơn đào phai, đào phai. Ở nước ta hiện nay, giống đào trắng chỉ còn vài gốc ở Hà Nội với giá cực cao.
 

2.4 Đào thất thốn

 
Đào thất thốn là một loại cây cảnh có dáng lùn, khoảng 50 – 90cm, gốc cây xù xì, mốc meo. Hoa nhiều màu, nhiều hoa, hoa nhỏ, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn thành các dạng thế.
 
Đào thất thốn thường có ít lá, mùa Đông nhìn sẽ giống như một gốc củi mục, tuy nhiên mùa Xuân đến thì nụ hoa đào nở với cánh màu nhung đỏ, hoa kép mọc thành từng chùm tuyệt đẹp.
 
Hoa đào thất thốn có thể mọc ở giữa gốc, ở thân hay ở sát mặt đất. Đây cũng chính là nét đặc biệt của loại hoa này.
  

2.5 Đào má hồng Đà Lạt

 
Đào má hồng hay còn được gọi là đào lông hay đào vạn trượng. Là loại hoa đào kép có khoảng 25 cánh hoa đào chụm lại, hoa giữ được lâu, và có mùi thơm đặc trưng.
 

2.6 Đào đá

 
Đào đá là loại mọc lâu năm trong rừng sâu nên thân cây thường xù xì, cành to khỏe và có những loại thực vật khác ký sinh ở trên cây tạo nên hình dạng đặc biệt của cây.

Đào đá thường ít hoa hơn so với đào bích hay đào phai, thay vào đó, hoa to và có 5 cánh đơn rất đẹp mắt.
 

3. Cây hoa đào có tác dụng gì?

 
- Trang trí ngày Tết: Những bông hoa nho nhỏ thắp sáng cả một góc phòng trong mỗi dịp Tết đến, càng gia tăng sức sống cho không gian ngôi nhà, văn phòng làm việc,...
 
- Trong y học: Là vị thuốc cho sức khỏe và sắc đẹp.
  • Rễ: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da.
  • Nhựa thân cây: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.
  • Cành: Chữa sốt rét.
  • Lá: Dùng lá đào diệt sâu bọ.
  • Hoa: Có tác dungh hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…

4. Ý nghĩa hoa đào trong phong thủy 

y nghia hoa dao trong phong thuy
 
- Biểu tượng của sinh sôi nảy nở: Những bông hoa khoe sắc thắm vào ngày Tết cho một năm mới gia tăng thêm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, có thể kỳ vọng về một chặng đường đầy thuận lợi.

- Tượng trưng cho vẻ dịu dàng của người con gái Bắc: Loài hoa đặc trưng của miền Bắc, những cánh hoa đào còn giống như một người con gái e ấp, thẹn thùng dưới cành lá, chỉ chờ gió xuân về nở rộ, khoe sắc.
 
- Xua đuổi ma quỷ: Hoa có thể xua đuổi năng lượng xấu, điều không may và mang lại cho chúng ta một năm mới an yên, hạnh phúc

Hình ảnh cây đào gắn liền với câu chuyện cổ tích từ xa xưa: Trên ngọn núi ở Sóc Sơn, có cây đào cổ thụ có cành lá xum xuê, tươi tốt được hai vị thần trấn giữ, bảo vệ người dân khỏi ma quỷ. Rằng chỉ cần mang những cánh đào về cắm trong nhà thì ma quỷ sẽ không giám đến gần.
 
Cũng vì thế, vào mỗi dịp Tết đến, khi mà đưa ông Công ông Táo về trời thì cây đào sẽ giống như là chiếc bình phong chấn thủy, giúp xua đuổi đi những điều không may mắn, ma quỷ.

- Hoa mang ý nghĩa trường thọ: Hoa đào với sức sống mãnh liệt. Chúng vượt qua cái giá rét mùa Đông của miền Bắc để đơm hoa khoe sắc màu rực rỡ, nở ra những bông hoa xinh đẹp giữa cơn mưa giá rét đầu Xuân.

- Hòa thuận, gắn kết: Hoa là biểu tượng cho hạnh phúc, niềm vui trong năm mới khi gia đình quây quần, đoàn viên. Là biểu tượng cho sự gắn kết của các thành viên trong gia đình, khi mọi người quây quần bên nhau đón năm mới.

- Sự thịnh vượng: Hoa đào Tết biểu tượng sự may mắn với sắc hồng, đỏ như ánh nắng sưởi ấm không gian, mang tới sự an yên, ấm áp trong một năm mới. Vì thế trong dịp đầu năm, mọi người đều cố gắng tìm cách giữ hoa đào tươi lâu trong nhà để kéo dài vận may cho mình cùng các thành viên trong gia đình. 
 

5. Cây hoa đào hợp mệnh gì, tuổi nào?

Hoa đào có màu hồng và đỏ - những màu sắc tượng trưng cho người mệnh Hỏa, vì thế hoa đào hợp với người mệnh Hỏa hoặc Thổ (vì Hỏa - Thổ tương sinh).

Hoa đào hợp tuổi những người mệnh Hỏa:
  • Tuổi Bính Dần 1986, tuổi Đinh Mão 1987: Lư Trung Hỏa.
  • Tuổi Giáp Tuất 1994, tuổi Ất Hợi 1995: Sơn Đầu Hỏa.
  • Tuổi Mậu Tý 1948, tuổi Kỷ Sửu 1949: Tích Lịch Hỏa.
  • Tuổi Bính Thân 1956, tuổi Đinh Dậu 1957: Sơn Hạ Hỏa.
  • Tuổi Giáp Thìn 1964, tuổi Ất Tỵ 1965: Phú Đăng Hỏa.
  • Tuổi Mậu Ngọ 1978, tuổi Kỷ Mùi 1979: Thiên Thượng Hỏa. 
Hoa đào hợp tuổi nào của gia chủ mệnh Mộc:
  • Tuổi Nhâm Ngọ 1942, Quý Mùi 1943: Dương Liễu Mộc.
  • Tuổi Mậu Tuất 1958, Kỷ Hợi 1959: Bình Địa Mộc.
  • Tuổi Canh Dần 1950 và tuổi Tân Mão 1951: Tùng Bách Mộc.
  • Tuổi Nhâm Tý 1972 và Quý Sửu 1973: Tang Đố Mộc.
  • Canh Thân 1980, Tân Dậu 1981 Thạch Lựu Mộc.
  • Tuổi Mậu Thìn 1988, Kỷ Tỵ 1989: Đại Lâm Mộc.
     

6. Cây hoa đào nên đặt ở đâu trong nhà?


Vị trí đặt câu đào phù hợp sẽ gia tăng vận may cho gia chủ trong năm mới, vì thế nên nhớ:
  • Đặt cây hoa hướng Tây trong năm Tí, Thìn, Thân.
  • Đặt cây hoa hướng Đông trong năm Ngọ, Tuất, Dần.
  • Đặt cây hoa hướng Nam trong năm Dậu, Sửu, Tỵ.
  • Đặt cây hoa hướng Bắc trong năm Mão, Mùi, Hợi. 
Hoa đào trồng cũng cần chọn hình dáng cân đối với cây, màu sắc chậu hài hòa cùng sơn tường nhà. Ngoài ra, màu sắc hợp với hướng đặt sẽ vô cùng tốt theo phong thủy. 
  • Bình màu xanh da trời, màu đen nếu đặt hướng Bắc.
  • Bình màu xanh ngọc, xanh lá cây nếu đặt hướng Đông, Đông Nam.
  • Bình màu đỏ, tím nếu đặt hướng Nam.
  • Bình màu vàng, trắng nếu đặt hướng Tây, Tây Bắc.
  • Bình màu vàng, nâu nếu đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam.

7. Cách chăm sóc cây hoa đào dễ sống nhất


Có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thời vụ chính để trồng đào là vào mùa Xuân tháng 2- 3 và mùa Thu cuối tháng 9 - đầu tháng 10.

Có 2 phương pháp nhân giống cây là phương pháp gieo hạt và ghép cành. Hiện nay, chúng ta thường chọn phương pháp ghép cành để thực hiện nhằm rút ngắn thời gian.

Khi ghép cành, quan trọng nhất là chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bọ, chọn những cành có tuổi thọ ít nhất từ 1 năm để đảm bảo cây phát triển nhanh và tốt.

Đất trồng
 

Cây không kén đất, nhưng nếu muốn cho năng suất cao nên trồng ở đất mầu mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi, hoặc đất thịt pha cát, không bị ngập úng, có độ pH 5,6 - 6,5, nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25 - 30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. 
     

Nước
 

Cây đào cảnh ngay sau khi trồng phải được tiến hành tưới nước ngay, nhằm cho cây nhanh chóng phục hồi và phát triển.
 
Phải thường xuyên giữ ẩm cho vườn đào trong khoảng 60 - 70% trong thời gian 3 - 4 tháng sau khi trồng. 

Đối với một số vườn bị ngập úng chúng ta phải đào rãnh thoát nước trong những ngày mưa, tránh hiện tượng để nước ngập úng 24 tiếng sẽ làm rễ đào bị thối gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thậm trí sẽ làm cây bị chết do rễ ngập nước quá lâu.

Ánh sáng


Cây không sống được trong bóng râm và thời gian ngắn trong nhà, cây cần nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho cây là 20-30 độ.

Bón phân cho cây đào 


Bón lót cho mỗi hố 20 - 30 kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5 kg supe lân + 0,5 -1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố.

Lấp đất đầy hố trước khi trồng 15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. Nếu đất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt mối trước khi trồng. 
 
Cần tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kỳ bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.
 

Sâu bệnh


Nếu chậu hoa đào có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.

Hàng năm sau thu hoạch quả cần tỉa bỏ những cành la, cành bị sâu bệnh, cành tăm hương để cây thông thoáng, hạn chế chỗ trú ngụ của sâu bệnh.

Hàng năm đốn tỉa đến cấp cành này để thu hoạch quả, không được để cành vươn quá dài, khó quản lý quả và tranh chấp ánh sáng, dinh dưỡng. 
 

8. Cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết

 
Muốn hoa đào nở đúng dịp Tết khi chăm sóc cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây.
 

Bón phân

 
Cần bón phân để kích thích nụ giúp cho hoa nở sai và đẹp hơn. Bạn nên bón phân sau khoảng thời gian tuốt lá để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây ra hoa và mọc lá.

Không bón phân từ tháng 10 trở đi mới mong hoa nở như ý. Đặc biệt, việc tưới nước cho đào phải phụ thuộc vào thời tiết để chọn tưới nước ấm hay lạnh nếu muốn đào nở sớm thì phun nước ấm, đào nở muộn thì phun nước lạnh.
 

Tuốt lá

 
Để kích thích hoa nở tốt hơn, bạn nên tuốt lá cho cây, thời điểm thích hợp để nhất để tuốt lá vào giữa tháng 11 âm. Còn không muộn nhất là tháng 12, phải tuốt cẩn thận không làm mất phần chân lá dính vào cành, làm như vậy sẽ mất mầm hoa.

Bạn nên tuốt bằng tay, tuốt hết lá trên các cành của cây để cây ra hoa.
 

Đảo cây đào

 
Đây là cách chuyển cây đào sang một hố khác sau đó lấp chặt gốc.

Tiến hành đào 1 bầu cây lên (đào bầu khoảng 20 – 30cm), sau đó đưa cây sang hố khác rồi lấp đất chặt gốc như lúc mới trồng. Bạn nên chọn những ngày nắng để đảo cây để cây có thể thích nghi và phát triển tốt hơn.

Thời gian tốt nhất để đảo cây đào là từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, mỗi loại đào lại có thời gian đảo cây tương tứng: Đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch), đào Phai 20/7, đào Thất Thốn 1/7.
 

Kỹ thuật kích thích hoa nở

 
Nếu trời lạnh nhưng cần kích thích hoa đào nở sớm thì nên sử dụng các cách sau:

- Sưởi ấm cho cây bằng bóng đèn: Bạn có thể bật đèn ở khu vực để hoa nhằm tăng nhiệt độ, hoa nhanh nở hơn trong môi trường ấm áp. 
 
- Dùng nước ấm tưới cây: Bạn dùng nước ấm khoảng 45 – 50 độ C tưới xung quanh gốc cây. Để kích thích hoa nở bằng phương pháp này, bạn nên tưới 3 – 5 lần/ngày.
 
- Sử dụng phân lân và phân kali pha loãng với nước để tưới cho cây cũng là một trong những cách kích thích hoa nở nhiều người sử dụng.

- Quây kín ni lông xung quanh cây: Để tạo không gian ấm áp sẽ giúp hoa nở nhanh hơn bằng cách quây nilon làm tăng nhiệt độ.
 

Cách hãm hoa đào nở chậm lại


- Thời tiết nóng ấm, bạn sử dụng nước lạnh để tưới cho hoa nhằm giảm nhiệt, hãm cho hoa nở. Tưới nước lên toàn bộ tán lá cây hoặc tưới lên thân gốc cây.
 
- Ngoài ra, che chắn kỹ cho hoa, có thể sử dụng thêm phân ure nồng độ 1% pha loãng với nước để tưới cho cây.
 

Tin cùng chuyên mục

X