(Lichngaytot.com) Hiểu rõ về cây hoa bỏng phong thủy nên ngày nay nhiều gia đình trồng chúng trong nhà cầu chúc người già trường thọ, con cháu phương trưởng, vợ chồng hạnh phúc, tài lộc phơi phới rực rỡ.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Cây hoa bỏng phong thủy là cây gì?
- 2. Cây hoa bỏng có tác dụng gì trong phong thủy?
- 3. Cây hoa bỏng có độc không?
- 4. Cây hoa bỏng phong thủy có tác dụng gì?
- 5. Cây hoa bỏng hợp tuổi nào, mệnh nào?
- 6. Cây hoa bỏng phong thủy nên đặt ở đâu trong nhà?
- 7. Cách trồng và chăm sóc hoa bỏng phong thủy dễ sống nhất
1. Cây hoa bỏng phong thủy là cây gì?
- Tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.)
- Tên tiếng Anh: Cathedral Bells, The Air Plant, Life Plant, Miracle Leaf hoặc Goethe Plant
- Nguồn gốc từ khu vực Madagascar, Úc hay khu vực Tây Ấn. nhưng ngày nay đã được trồng phổ biến tại châu Á và vùng Caribbean.
- Thân cỏ, sống lâu năm và chiều cao khoảng 50cm. Thân cây trong, nhẵn, có đốm tía mọc xung quanh.
- Lá xanh mướt, dày và căng mọng, rộng khoảng 2 – 10cm, dài khoảng 5 – 15cm. Lá mọc đối xứng, viền có răng cưa tròn, bề mặt bóng, cuống lá dài khoảng 2,5 – 5cm.
- Hoa có hai màu chủ đạo là đỏ và hồng. Thời điểm ra hoa kéo dài từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 4 năm sau, mang lại sắc xuân rực rỡ cho những không gian trồng cây trong khoảng thời gian này.
- Quả thường ra vào tháng 2 – 5, tháng 3 – 6.
2. Cây hoa bỏng có tác dụng gì trong phong thủy?
Trong phong thủy, cây hoa bỏng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt như sau.
- Sức khỏe dồi dào, trường thọ
Cây hoa bỏng có sức sống mãnh liệt, chỉ cần một chiếc lá rơi trên đất cũng có thể mọc rễ và lớn dần thành một cây con. Cây hoa bỏng thân tuy nhỏ bé nhưng có thể sống lâu, có thể trường tồn từ đời này sang đời khác, cây già thì lá lại mọc thêm cây con nên cứ nối tiếp nối tiếp phát triển.
Vì thế cây trồng trong nhà mang ý nghĩa tượng trưng về sức khỏe dồi dào, sự trường thọ. Trong gia đình có người lớn tuổi, trồng hoa bỏng như là lời chúc người lớn tuổi trong gia đình sẽ trường thọ khỏe mạnh.
- Tượng trưng cho giàu có, thịnh vượng
Cây hoa bỏng cũng là biểu tượng cho sự hưng thịnh và phú quý của gia đình.
- Lá bỏng dày, tròn như những bàn tay hứng tài lộc. Màu sắc hoa bỏng mang lại may mắn tươi vui trong nhà, giúp gia chủ làm ăn phát đạt.
- Hoa bỏng cũng mang dáng như đuôi phượng, rất lộng lẫy nên còn ngụ ý "phú quý, cát tường". Những chậu hoa bỏng nở đỏ rực, nở rộ, sum vầy, tưng bừng rất đẹp mắt thường được trồng ở trước cửa nhà hoặc bê vài chậu vào nhà trưng bày vào dịp lễ Tết.
Từ xa xưa, mọi người trồng loại cây này trong nhà ngụ ý con cháu không giàu cũng thịnh vượng, gia đình may mắn con cháu đủ đầy sum họp. Chính vì cây bỏng rụng lá rồi lại lên thật nhiều cây con tượng trưng cho sự tiếp nối nhiều thế hệ, biểu trưng cho gia đình dòng họ không bao giờ lụi tàn.
- Thể hiện cho tình cảm chân thành, mộc mạc
Cây hoa bỏng thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, mang đến nhiều điều tốt lành cho mọi người vì cây biểu tượng cho sự sinh sản, phát triển và đoàn kết của các thành viên trong gia đình.
Vì thế, cây hoa bỏng cũng là một món quà ý nghĩa cho bạn bè. Khi tặng loài cây này cho bạn bè, nó như một lời thổ lộ tình bạn sâu sắc và bền chặt. Khi tặng cây cho người thân, nó như một lời chúc cho gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
- Cây thể hiện khả năng vượt qua khó khăn
Cây hoa dễ dàng chăm sóc, khi đủ ánh sáng và nước, cây sẽ phát triển khỏe mạnh. Thậm chí nó còn có thể sống được trong môi trường khắc nghiệt nên cây còn là một biểu tượng cho sự nỗ lực, vượt qua khó khăn và tinh thần làm việc cao.
Chọn ngay cây phong thủy để bàn làm việc vừa hút tài lộc vừa để mỗi ngày đi làm là một ngày vui
Hiểu lý do chúng ta nên đặt cây phong thủy để bàn làm việc, bạn có thể chọn một chậu cây phù hợp cho mình để giúp công việc trở nên hứng thú hơn, tránh nhàm
Hiểu lý do chúng ta nên đặt cây phong thủy để bàn làm việc, bạn có thể chọn một chậu cây phù hợp cho mình để giúp công việc trở nên hứng thú hơn, tránh nhàm
3. Cây hoa bỏng có độc không?
Lá của cây hoa bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không những không độc mà còn rất lành tính, có thể làm thành thuốc chữa bệnh.
Ngoài việc trị bỏng, cây lá bỏng vẫn còn được dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gout, cao huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, chữa mất ngủ…
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng thành phần của cây lá bỏng chứa Bryophylin với khả năng kháng khuẩn rất mạnh nên đã sử dụng loài cây này để chữa vết thương hở, trị bệnh đường ruột.
4. Cây hoa bỏng phong thủy có tác dụng gì?
- Để trang trí
Những chậu cây hoa bỏng có cành lá chắc khỏe, tươi rói, nếu đúng mùa hoa thì những bông hoa màu tươi sáng, rực rỡ mang lại cảm giác tràn đầy sức sống. Vì thế cây có thể dùng để trang trí, làm đẹp không gian ở phòng khách, bàn làm việc.
- Thanh lọc không khí
Cây bỏng còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Những chiếc lá xanh tươi của chúng có thể hấp thụ nhiều khí độc hại như carbon dioxide, sau đó giải phóng O2 tươi thông qua quá trình quang hợp.
- Làm thuốc
Trong Đông Y, cây hoa bỏng còn được dùng làm như một vị thuốc.
- Trị bỏng nhiệt hoặc chấn thương: Bạn có thể hái lá tươi đem rửa sạch, ngâm 30 phút trong nước muối loãng rồi giã nát và đắp trực tiếp lên vùng bị bỏng, bị chấn thương.
- Chữa đau nhức xương khớp: Bạn cắt 3 - 5 lá bỏng to đem hơ nóng trên bếp cho lá mềm ra rồi đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Nếu lá bỏng đã nguội thì lại tiếp tục đem hơ nóng rồi đắp như vậy vài lần mỗi ngày, duy trì 10 - 15 phút/lần. Chú ý, chỉ đắp lên da khi lá có nhiệt độ vừa phải, tránh đắp lá nóng quá làm bỏng da.
- Chữa viêm họng: Dùng 10 lá bỏng chia thành liều như sau: 4 lá buổi sáng, 4 lá buổi chiều, 2 lá buổi tối. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần nhai sống lá bỏng đã được rửa sạch rồi nuốt từ từ cả nước lẫn bã để làm ấm cổ họng. Duy trì như vậy 3 - 5 ngày sẽ cải thiện các triệu chứng viêm họng.
- Chữa kiết lỵ hoặc bệnh trĩ: Lấy 20g rau sam và 20g lá bỏng đã được rửa sạch đem sắc uống hoặc nhai rồi nuốt nước đều được.
- Chữa bệnh chàm, mề đay: Giã nát lá cây rồi đắp vào vùng da bị tổn thương. Hoặc nếu trẻ chịu uống nước thì mẹ hãy nấu nước lá bỏng tươi cho con uống và dùng nước này để vệ sinh vùng da bị bệnh.
- Chữa viêm mũi xoang: Lấy 2 lá bỏng đem giã nhuyễn rồi vắt lấy phần nước cốt, dùng bông gòn thấm vào nước sau đó nhét vào bên lỗ mũi bị viêm. Làm như vậy mỗi ngày 4 - 5 lần. Nếu bị viêm cả hai bên mũi thì nên chia ra, mỗi buổi trong ngày chỉ nên làm 1 bên.
- Chữa ho gà ở trẻ em: Trường hợp trẻ bị ho gà mẹ có thể dùng 6 - 8 lá bỏng sắc cùng 20ml nước để cho con uống.
- Chữa viêm đại tràng: Mỗi sáng và chiều hãy ăn 8 lá bỏng, buổi tối ăn 4 lá cho đến khi bệnh thuyên giảm. Nếu dùng cho trẻ 5 - 10 tuổi thì chỉ dùng 1/2 liều của người lớn.
- Chữa đau mắt đỏ: Rửa sạch 3 lá bỏng rồi giã nát, chắt lấy phần nước uống, phần bã bỏ vào miếng gạc y tế rồi đắp lên mắt trước khi đi ngủ. Buổi sáng ngày hôm sau cần tháo gạc ra rồi dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mắt.
- Giải rượu
Một công dụng rất hữu hiệu của cây hoa bỏng chính là giải rượu, bạn có thể hái 10 lá bỏng rồi rửa sạch từng lá, sau đó nhai và nuốt trực tiếp hoặc có thể cho vài lá bỏng đã rửa sạch rồi giã nát, cho thêm chút nước rồi lọc lấy phần nước cốt để uống. Sau khoảng 10 – 20 phút, người say dần tỉnh táo lại.
- Giúp ngủ ngon
Trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, uống khoảng 50ml nước vắt lá bỏng chữa mất ngủ rất tốt. Mọi người có thể hái 50-60g lá tươi rửa sạch, tráng nước sôi rồi để nguội. Sau đó, dùng cối giã nát, lọc lấy nước đun sôi để nguội.
5. Cây hoa bỏng hợp tuổi nào, mệnh nào?
Cây thuộc hành Thổ nên sẽ rất phù hợp nhất với những người thuộc mệnh này. Ngoài ra, theo ngũ hành thì Hỏa sinh Thổ nên mệnh Hỏa cũng rất hợp với loài cây này, nếu trồng cây trong nhà sẽ giúp họ thu hút vận may, tài lộc, sự nghiệp dễ dàng thăng tiến.
Cây rất hợp với những người tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ và Mùi.
6. Cây hoa bỏng phong thủy nên đặt ở đâu trong nhà?
Cây hoa bỏng là loài cây ưa sáng vì thế nên trồng chậu hoa bỏng trước nhà, thềm nhà, ban công. Khi cây ra hoa có thể mang vào trưng bày trong phòng khách.
Cây tuy dễ sống nhưng nhớ mang chúng ra nơi nhiều sáng chứ không nên đặt hẳn chậu hoa bỏng liên tục trong nhà, sẽ không tốt cho quá trình phát triển của cây.
Cây tuy dễ sống nhưng nhớ mang chúng ra nơi nhiều sáng chứ không nên đặt hẳn chậu hoa bỏng liên tục trong nhà, sẽ không tốt cho quá trình phát triển của cây.
7. Cách trồng và chăm sóc hoa bỏng phong thủy dễ sống nhất
Để trồng cây bỏng, mọi người chuẩn bị thùng xốp, khay hoặc chậu để trồng. Cây bỏng sống tốt ở đất tơi xốp, nhiều mùn nên mọi người có thể dùng thêm xơ dừa, lân, vôi bột. Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu, mọi người giâm cành xuống.
Ánh sáng
Cây hoa bỏng có thể chịu được thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, càng nắng hoa càng đỏ, lá và thân cũng trở nên đỏ theo.
Vì thế, nên để cây ở nơi cửa sổ đón nắng như hướng Đông hoặc hướng Tây. Nếu để trong khu vực có bóng râm nhẹ, thi thoảng nên cho cây ra ngoài.
Đảm bảo mỗi ngày phải có 5-6 tiếng chiếu sáng. Cây cần phơi sáng quanh năm thì càng khỏe mạnh càng phát triển càng có vẻ đẹp cổ điển
Nước
Hãy tưới nước đều đặn, không để đất quá khô hoặc quá nhiều nước. Mặc dù cây hoa bỏng ưa môi trường ẩm, nhưng cây lại rất dễ bị úng thối cây nếu đất không thoát nước kịp.
Thế nên không tưới quá nhiều, trung bình 3 – 4 ngày mới nên tưới một lần. Khi tưới thì tưới trực tiếp vào gốc, tránh tưới ở lá.
Lượng nước cũng phụ thuộc vào từng mùa, ví dụ mùa Hè nên tưới nhiều nước, vào mùa Đông cây sinh trưởng chậm nên tưới ít hơn.
Nhiệt độ
Cây hoa bỏng ưa ấm áp và sợ lạnh, muốn cây nở hoa vào mùa Đông nhiệt độ cần phải trên 15 độ. Tuy nhiên, nó rất chịu nhiệt và có thể tiếp tục nở hoa ngay cả trong mùa Hè.
Nếu trồng ngoài trời, bạn nên đặt ở nơi có mái che, tránh ánh sáng quá gay gắt. Nhiệt độ lý tưởng cho cây là 20-32 độ C.
Bón phân
Muốn bón phân nên quan sát màu sắc của lá, khi lá xanh sẫm thì không nên bón phân, nhưng khi lá hơi vàng, hãy bón thêm ít phân bằng cách pha loãng rồi tưới cho cây.
Nên ưu tiên bón phân trong thời kỳ sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, có thể sử dụng phân ba nguyên tố nitơ, lân và kali để thúc đẩy sự phát triển của cành.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: