Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cây dứa cảnh nến là gì? Lý do khiến dân văn phòng săn lùng cho bằng được?

Thứ Ba, 13/12/2022 09:54 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cây dứa cảnh nến phong thủy có hình dáng nổi bật, thu hút khiến chúng được nhiều người ưa chuộng và tìm mua về để trang trí trong nhà, văn phòng làm việc, thế nhưng ít ai hiểu hết ý nghĩa tốt đẹp của nó.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
    

1. Cây dứa cảnh nến phong thủy là cây gì?


Cây dứa cảnh nến còn có tên gọi là cây dứa cảnh lệ, cây nến cảnh, cây dứa Đài Loan, cây dứa cánh sen, cây ngọn lửa đỏ, cây phong lộc hoa,… thuộc họ Dứa (Bromeliaceae). Cây có tên như vậy vì hoa của nó mọc thành một cụm rực rỡ ở giữa và vươn thẳng lên trông như ngọn nến lung linh. Xung quanh là những tán lá xanh xòe ra, điều đó làm cho phần giữa của cây trở nên nổi bật hơn hẳn.
  • Tên khoa học: Tillandsia imperialis.
  • Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ Equador, sau đó được phân bổ rộng rãi ở khu vực châu Mỹ.
Đặc điểm: 
  • Thân: cỏ, hầu như không thân, lá xếp chồng lên nhau từ gốc lên ngọn tạo thân giả thẳng đứng, sống phụ sinh. Cây có chiều cao khiêm tốn chỉ từ 20 – 50cm tùy môi trường sống.
  • dài, hình lưỡi, mặt lá nhẵn bóng, màu xanh non, nhọn ở đầu lá.
  • Hoa khá lớn, có màu rực rỡ, mọc chính giữa và vươn thẳng lên trên giống cây nến, màu sắc hoa khá đa dạng từ đỏ, cam, hồng đến màu vàng... nhưng phổ biến nhất là màu đỏ. Hoa thường chỉ nở trong thời gian rất ngắn sẽ khô héo. Sau khi khoảng được 3 năm tuổi, cây dứa cảnh nến đỏ mới ra hoa. 
Cay dua canh nen phong thuy la gi
 

2. Cây dứa cảnh nến có tác dụng gì?


- Trang trí cho không gian: Cây có hoa màu nổi bật giữa màu xanh non của các tầng lá nên có tính thẩm mỹ cao, giúp làm đẹp, trang trí không gian sống. Cây có thể đặt trên bàn làm việc, đặt ở góc phòng làm việc, cửa sổ, tủ hồ sơ, hành lang, quầy lễ tân… đều giúp cho không gian trở nên nổi bật, sinh động hơn.

Không những thế, cây dứa cảnh nến còn thường được dùng trồng khá phổ biến trong sân vườn, công viên, xí nghiệp, quán cà phê,… vì dễ trồng, dễ sống. Đặc biệt, cây được ưa chuộng khi đặt ở bàn khách bởi dáng vẻ sang trọng, lá xanh mướt, hoa độc đáo và màu sắc hoa tươi tắn.

Đây là loại cây dễ trồng, nhu cầu nước thấp, đất phải đảm bảo đủ ẩm chỉ cần tưới 1 tuần/lần, nên được rất dân văn phòng đặc biệt ưa chuộng mua về để trên bàn làm việc. 

- Lọc không khí: Khi đặt cây dứa cảnh nến trên bàn làm việc, cây có khả năng lọc không khí thông qua việc nhả O2 và hấp thu các chất khí độc và bức xạ điện từ xung quanh, nhờ thế mà có thể giúp bạn tập trung tốt hơn cho công việc. Do đó, cây cũng giúp tinh thần của bạn dễ chịu, thoải mái hơn khi đặt tại văn phòng hay bàn làm việc.
 
- Cây có ý nghĩa mến khách: Hoa dứa cảnh nến có màurực rỡ, thẳng đứng mang dáng vẻ vừa kiêu sa vừa phóng khoáng thể hiện sự chào đón, vui tươi niềm nở của gia chủ. Hình dáng cây như một ngọn nến pháo rực rỡ như mừng vui, chào đón bạn bè xa gần đến nhà chơi.

Bạn có thể tặng cây dứa cảnh nến cho bạn bè như là một món quà hết sức quý giá. Cây còn được chọn để trang trí trong dịp Tết như một niềm vui, sự niềm nở của gia chủ khi khách đến chơi. 
 

3. Ý nghĩa phong thủy của cây dứa cảnh nến


- Tình cảm bùng cháy: Bông hoa màu sắc rực rỡ thẳng đứng giữa cây trông như ngọn lửa tượng trưng cho tình yêu đôi lứa đang bùng cháy. Người ta tin rằng, đây chính là ngọn lửa thắp sáng tình yêu, sẽ mang lại hạnh phúc, sự sum vầy cho gia đình. Vì vậy, mọi người thường dùng cây dứa cảnh nến làm quà tặng vào dịp lễ Tết như một lời chúc cho gia chủ luôn tràn ngập niềm vui, hạnh phúc trong năm mới.

- Tượng trưng cho tài lộc: Cây dứa cảnh nến phong thủy sẽ bổ trợ và giúp người sở hữu nó gặp nhiều may mắn, tài lộc trong sự nghiệp hay trong cuộc sống. 

Theo quan niệm khi cây dứa nến có cụm hoa ở đỉnh xếp lên nhau tạo thành hình ngôi sao, ở bên trong sẽ có hoa nhỏ màu trắng ngà thì đó là điềm báo về sự may mắn của một năm mới tài lộc sung túc sẽ đến với gia chủ. Thường loại hoa màu trắng ngà này chỉ xuất hiện ở cây dứa nến cảnh 3 năm tuổi mà thôi.

- Thắp lửa đam mê: Cây dứa cảnh còn giúp mang lại may mắn cho công việc. Cây chính là ngọn lửa luôn cháy sáng để giúp chủ nhân luôn cháy bỏng niềm đam mê, nghị lực và khát vọng của mình trong sự nghiệp. Nhờ vậy, công việc của họ sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng đạt được thành công như ý.  
 
Y nghia cay dua canh nen
 

4. Cây dứa cảnh nến phong thủy hợp tuổi gì, mệnh gì?

 
Xét theo các mệnh trong ngũ hành, gam màu rực rỡ của cây dứa cảnh nên đỏ cho thấy nó thuộc mệnh Hỏa, nhất là dứa cảnh nến đỏ càng thể hiện điều này.

Do Hỏa - Thổ tương sinh nên cây hợp với người mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ. Nó sẽ như một ngọn nến lúc nào cũng cháy sáng, hỗ trợ những người mang mệnh này có được đầu óc sáng suốt trong việc ra quyết định, nhờ thế công việc cũng như trong cuộc sống luôn suôn sẻ.
 
Ngoài ra, những người mang mệnh khác cũng có thể trồng loại cây này, nhưng nên chọn chậu trồng cây có màu sắc tương sinh với bản mệnh của mình như:
  • Người thuộc mệnh Kim nên chọn chậu cây màu trắng, bạc.
  • Người thuộc mệnh Mộc nên chọn chậu cây màu vàng, nâu.
  • Người thuộc mệnh Thủy nên chọn chậu cây màu xanh, đen. 
Ngoài ra cây đặc biệt hợp với người tuổi Sửu, những người tuổi này khi trồng cây trong nhà, để trên bàn làm việc sẽ giúp sự nghiệp của họ hanh thông, gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn, hứa hẹn sẽ có những bước đột phát. Đặc biệt, hoa đỏ sẽ tượng trưng cho ngọn lửa đam mê công việc, khát vọng để đạt được thành công. 
 

5. Vị trí đặt cây dứa cảnh nến 


Dứa cảnh nến là loài cây chịu bóng, có lá và hoa đẹp rất thích hợp trồng trong nhà, trồng chậu làm cây cảnh để bàn, cây cảnh văn phòng, cây cảnh nội thất, cây cảnh lá màu, kiểng lá và cả cây cảnh ngoại thất…

Đây là loại cây không chịu được nắng gắt, thích hợp với điều kiện ánh sáng nhẹ, cây ưa những nơi bóng râm, khí hậu mát mẻ. Do đó, bạn nên đặt chúng ở những nơi có cửa sổ để cây có thể đón nhận tốt lượng ánh sáng từ bên ngoài cửa sổ, ngoài ra bạn có thể để chậu cây ở gần bể, hồ cá cảnh để cây hấp thu được ánh sáng ngắn từ đèn hồ cá.

Ngoài ra, cây cũng có thể sống tốt ở ban công có mái che, tốt nhất là đặt cây ở hướng Đông hoặc hướng Tây. Nếu đặt cây dứa cảnh nến trong văn phòng nên đặt dưới ánh điện huỳnh quang, nơi gió lưu thông.

Lời khuyên là nên cung cấp ánh sáng tự nhiên cho cây là cách tốt nhất đối với cây dứa cảnh nến cũng như các loại cây cảnh khác, bằng cách thỉnh thoảng đem cây ra ngoài trời để cây hấp thụ được ánh sáng trực tiếp từ tự nhiên.
 

6. Cách chăm sóc cây dứa cảnh nến dễ sống nhất

Cach cham soc cay dua canh nen
 
Có thể trồng cây dứa cảnh nến từ cây con hoặc vì chúng có đặc tính là phát triển theo bụi nên cách nhân giống tốt nhất là tách bụi.

Tách bụi nghĩa là nhân giống bằng cách tách cây dứa cảnh nến con khoảng 7,5cm từ cây mẹ sau đó đem trồng. Tỉa cành cây dứa cảnh nến con rồi cắm vào chậu đất trồng sâu khoảng 3 - 4 cm.
 
Muốn cây cho ra hoa đúng dịp vào cuối mùa đông và qua giữa hè đem lại may mắn cho gia chủ thì cần có cách chăm sóc cho phù hợp.
 

Đất trồng
 

Đất phải đảm bảo tơi xốp, thoáng khí và có khả năng giữ ẩm, có độ mùn cao, có thể trộn thêm xỉ than đập vụn, thêm dừa khô, trấu,… cũng có thể dùng hỗn hợp đất trồng, phân chuồng hoai mục.

Nếu cây có biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng, còi cọc, bạn nên thêm đạm vào trong đất. 
 

Ánh sáng và nhiệt độ


Cây rất thích sống ở những nơi có khí hậu thoáng và mát. Thích nắng mùa đông, đặc biệt là sáng sớm và chiều muộn. Không thích nắng gắt vào mùa hè.

Khi trồng xong mỗi tuần cho cây tiếp xúc với ánh sáng 2 – 4 tiếng giúp cây quang hợp tốt điều kiện bên ngoài, không nên để cây quá lâu trong nhà. 

Thường xuyên cắt tỉa lá bị hư, héo, lau lá thường xuyên để lá luôn bóng đẹp. Mỗi ngày nên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15-30 phút.

Cây dứa cảnh nến là cây cảnh có bộ rễ vô cùng khỏe mạnh nên cây có thể sống ở bất cứ nhiệt độ và môi trường nào. Nhưng nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt nhất là từ 18 - 24 độ C.
  • Mùa hè nên đem cây ra ngoài trời nhiệt độ thích hợp từ 21 độ C – 30 độ C.
  • Mùa xuân, thu, đông đặt cây trong nhà, nhiệt độ phòng từ 18 độ C – 25 độ C. 

Nước


Lúc mới tác bụi để trồng cây dứa cảnh nến phong thủy, bạn nhớ tưới đẫm nước vào đất nhưng sau đó không nên tưới quá nhiều. Tránh trường hợp gốc rễ của cây bị thối rữa từ bên dưới do đất quá ẩm ướt, khiến cho lá cây vàng và cây sẽ bị chết nếu để lâu.

Với điều kiện bình thường, cây có nhu cầu nước thấp, mỗi tuần tưới nước 1 - 2 lần giúp cây phát triển tốt và khỏe mạnh. Nếu trong điều kiện không khí lạnh, độ ẩm cao thì ta nên giảm bớt lượng nước tưới.

Cây trồng trong nhà mà có biểu hiện lá bắt đầu cong xuống nghĩa là cây đang bị mất nước. Để khắc phục tình trạng này ta cần nhấn chìm cả cây với nước trong đêm, sau đó thì bắt đầu lịch trình tưới nước bình thường.
 

Bón phân


Cây không nhất thiết phải bón phân, nhưng nếu muốn làm tăng tốc độ và sự phát triển của cây thì ta có thể tìm loại phân phù hợp.

Đối với cây mới trồng, phân lượng từ 25g đến 50g bón 1 tháng/1 lần sẽ giúp cây phát triển khỏe, để cây sinh trưởng tốt hơn giữ được độ xanh bóng mượt mà của lá. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều nếu không lá cây bị đốt cháy.
 
Để cây giữ được dáng vẻ đẹp ban đầu thì cần thường xuyên cắt tỉa các lá bị hư, héo úa. Giữ cho lá cây luôn sạch, không bám bụi để cây quang hợp tốt hơn, lá xanh. 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X