1. Cây bồ đề là cây gì?
- Tên khoa học là Ficus Religiosa.
- Tên tiếng Anh là Pagoda tree.
- Nguồn gốc xuất xứ của cây bồ đề ở tây nam Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.
Đặc điểm của cây bồ đề:
- Thân gỗ to lớn, đường kính khoảng 3m, khi được chăm sóc tốt cây có thể đạt kích thước lớn với chiều cao lên tới hơn 30m. Thân cây có lớp vỏ ngoài xù xì tạo thành vảy, màu nâu hoặc màu nâu xám và lớp gỗ bên trong cứng, chắc chắn.
- Cây bồ đề có đặc điểm phân cành phân nhánh nhiều, và từ thân chính mọc ra rất nhiều rễ phụ dài dần cắm xuống đất, tán lá rất rộng và rậm rạp.
- Lá bồ đề mặt trên nhẵn, mặt dưới có màu trắng và có lông, là kiểu lá đơn, mọc đối, có cuống. Có dạng hình trái tim, đầu lá nhọn và kéo dài. Lá màu nhạt hơi đỏ khi còn non và sẽ chuyển sang màu xanh đậm hơn khi già. Bề mặt nổi lên những đường gân hình chân chim tạo nên sự đặc trưng cho lá. Độ dài cuống cây bồ đề tầm 6 – 10cm, kích thước chiều rộng 4,5cm và chiều dài tính từ đầu lá cho tới cuống khoảng 2- 5cm.
- Hoa có màu trắng xen kẽ thêm các lông tơ vàng.
- Quả của cây có dạng hình cầu với kích thước khá nhỏ, mọc thành các chùm và hầu như chúng không có cuống. Khi quả còn non, thường có màu xanh nhưng khi quả chín thì chuyển sang màu tím rất đặc trưng.
2. Cây bồ đề phong thủy có tác dụng gì?
2.1 Tạo cảnh quan, làm bóng mát
Tán cây bồ đề rộng có thể làm bóng mát, tạo nên không gian cực kỳ dễ chịu. Cây bồ đề rất dễ sống chính vì vậy nó thường trồng đề làm cảnh. Cây để làm cảnh thường có kích thước nhỏ, và hình dáng rất đẹp.
Người ta còn uốn các cành bồ đề thành cây bon sai. Những cây được cắt tỉa để trở nên đẹp hơn, dùng trang trí ở nhiều nơi.
Chúng ta có dùng cây để tạo cảnh quan ở những nơi như: Sân nhà, quán cà phê, khuôn viên hay công ty... để thu hút vận may, tốt đẹp cho gia chủ.
2.2 Lọc không khí
Lá bồ đề có khả năng hấp thụ khí độc, khói bụi và cung cấp khí oxi nhờ thế mà có thể thanh lọc không khí xung quanh nó.
Bên cạnh đó, bồ đề còn là một loại cây giảm tiếng ồn vô cùng hữu hiệu. Chính vì những điều trên mà loại cây này được yêu thích và trồng phổ biến khắp mọi nơi.
2.3 Cây dùng để chữa bệnh
Cây bồ đề được xem là một vị thuốc giúp con người chữa bệnh.
2.4 Cây bồ đề làm nước hoa
Đặt biệt từ cây bồ đề người ta đã chế ra một loại nước hoa rất thơm. Loại nước hoa này được làm từ nhựa đề bởi nhựa đề có mùi rất thơm đặc biệt.
2.5 Nhựa bồ đề làm cao su cứng
Ngoài ra, nhựa đề còn có thể chế biến thành cao su cứng. Sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp nước ta.
Nhựa cây bồ đề còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp bởi có mùi hương dịu nhẹ.
2. 6 Làm đồ thủ công mỹ nghệ
3. Cây bồ đề có ý nghĩa gì trong phong thủy?
Nó còn là một trong những cây trừ tà đuổi ma hiệu quả mà nhiều gia đình chọn trồng trước nhà để mang tới sự bình an.
Với những người theo Đạo Phật, cây bồ đề còn có một ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc. Quan niệm này được lấy theo Ấn Độ giáo, Kì na giáo và Phật giáo.
Chuyện về Đức Phật nói rằng Ngài đã ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Chính vì thế mới gọi cây là bồ đề (ý nghĩa giác ngộ). Ngoài ra nó còn có sự tượng trưng cho sự vững chắc về sự sinh tồn của Phật Giáo.
4. Có nên trồng cây bồ đề trước nhà?
Không những thế, cây có đặc điểm là tán lá sum suê tạo được bóng mát cho những ngày hè nóng bức, tạo cảm giác dễ chịu. Trồng bồ đề vừa tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà vừa tạo không khí vui tươi cho ngôi nhà của bạn.
Cây bồ đề tự nhiên khi trưởng thành và sống lâu năm có thể lấy gỗ bán hay dùng để gia công bàn ghế, vật dụng trong nhà. Nhựa cây cũng có thể lấy để sản xuất nhựa cứng hay làm nguyên liệu trong y học hay có thể chế biến thành nước hoa để bán.
5. Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề dễ sống nhất
Đất
Trong tháng đầu tiên, không quên bón vôi hoặc phân cho cây chuồng, mùn dừa vào hố và chú ý dọn dẹp vệ sinh quanh hố. Tiếp đó, cần chuẩn bị hố trồng và chọn bầu cây. Hố cần đào với kích thước khoảng 50 x 50 x 50cm hoặc chỉ cần tương ứng gấp đôi bầu cây.
Cuối cùng, nên tháo lớp bọc rễ cây mà tiến hành trồng. Cần cố định cây và lấy đất lấp lên khoảng 2cm so với mắt gốc.
Ánh sáng
Cần chú ý lựa chọn khu vực sân vườn thoáng mát, có nhiều ánh sáng, ít bóng râm giúp cây được hấp thụ ánh sáng tốt nhất, như thế mới sinh trưởng và phát triển tốt.
Nên cần đảm bảo được độ sáng ở nơi trồng cây bằng cách dọn sạch cỏ dưới gốc và phát quang các cành lá cao xung quanh. Như thế cây sẽ không bị che hết ánh sáng.
Ví dụ trồng cây bồ đề trong nhà thì phải đặt cây ở nơi có ánh sáng chiếu vào như gần cửa ra vào, cửa sổ.
Nhiệt độ
Nước
Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước cho cây và có thể dùng thêm các cây gậy chống xung quanh giúp cây không bị nghiêng đổ khi có gió to.
Nhưng không nên tưới quá nhiều dẫn đến việc không thoát nước kịp, gây ngập úng, thối rễ thậm chí sẽ chết dần. Bạn nên tưới 2 ngày một lần vào sáng và tối. Khi cây đã lớn dần, hãy hạn chế tưới nước lại nhé.
Đặc biệt chú ý tránh tưới cây vào buổi trưa nhất là lúc nhiệt độ cao tránh cây bị sốc nhiệt và chết xanh.
Bón phân
Nên bón phân định kỳ cho cây giúp cây phát triển tốt. Trong 3 đến 5 tháng đầu cần bón phân xanh cho cây. Sau khi cây trưởng thành, có thể bổ sung thêm phân NPK.
Nên bón phân định kỳ và phải tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Chẳng hạn, trong khoảng 3 – 5 tháng đầu tiên, thì nên bón định kỳ phân xanh cho cây. Đến khoảng 6 tháng - 1 năm thì có thể dùng phân bón NPK giúp cây phát triển tốt hơn.
Vệ sinh và cắt tỉa cành lá
Để tránh tình trạng cỏ xung quanh ăn hết sinh dưỡng của đất thì nên lưu ý cắt tỉa, dọn dẹp xung quanh .
Nhớ cắt tỉa những lá bị sâu hại, khô héo hay thừa thãi giúp cây phát triển nhanh hơn, có dáng đẹp hơn.
Phòng chữa sâu bệnh hại
Cho dù đây là loại cây ít sâu bệnh hại nhưng vẫn có một số loại như sâu ăn lá, phấn trắng, sâu đục thân, nhện đỏ,… Để phòng những sâu hại này, thì bạn cần chăm sóc cây đúng theo tiêu chuẩn như trên.
Thường xuyên quan sát xem cây có bị bệnh vàng lá hay không, nếu có hãy xem lại lượng nước, nhiệt độ, ánh sáng và chế độ dinh dưỡng xem đã phù hợp chưa.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: