Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cau tiểu trâm phong thủy: Có tác dụng gì mà dân văn phòng ai ai cũng yêu thích

Thứ Tư, 12/10/2022 16:46 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cây cau tiểu trâm phong thủy có hình dáng nhỏ bé, xinh xắn nhưng có rất nhiều công dụng phù hợp cho việc trang trí ở nơi công sở. Bạn có thể tham khảo những lợi ích của nó trong bài viết sau.

1. Cây cau tiểu trâm phong thủy là cây gì?


Cây cau tiểu trâm hay còn gọi là Dừa tụ thân, là loại cây thuộc họ nhà cau (Arecaceae). Thường có hai loại: Cau tiểu trâm trồng đất và cau tiểu trâm thủy sinh (trồng nước). Hình dáng bên ngoài của nó giống một cây dừa mini với chiều cao trung bình từ 15 - 40 cm.
  • Tên khoa học Chamaedorea elegans,
  • Nguồn gốc từ Trung Mỹ, phía nam Mexico. 
Đặc điểm:
  • Thân: có màu vàng nâu và sẽ càng đậm dần khi càng về già. Thân thảo hoá gỗ, thường mọc thành bụi, có hình dáng như một cây dừa thu nhỏ, chiều cao trung bình từ 20-30cm.  cau tiểu trâm cũng có loại cao từ 1,5 – 1,7m, phù hợp với mọi không gian trong ngôi nhà bạn.
  • cây có dạng bẹ kép thưa và mềm, lá cau mọc từ thân chính. Lá nhọn dài hình mác, thưa và mềm, bóng, nhẵn, xanh mướt và gân xanh giống lá cau. 
Cau tieu tram phong thuy

Cau tiểu trâm phong thủy

 

2. Cây cau tiểu trâm phong thủy có tác dụng gì?


- Trang trí cho không gian sống, làm việc: Đây là loại cây đặc biệt quen thuộc và gần gũi với dân văn phòng vì chúng tạo nên không gian xanh mát rất dịu mắt.

- Cây hấp thụ tia điện tử: Ở nơi công sở, chúng ta có thể để cây trên bàn vừa đẹp lại vừa có thể hút những mảng bụi và tia điện tử có hại từ máy tính, điện thoại  và các thiết bị khác nhờ vào đặc điểm lá cây có chứa chất Chlorophyll giúp hấp thụ các tia điện tử có hại cho sức khỏe của chúng ta.
 
- Lọc không khí: Vào ban ngày lá cây hút khí độc từ môi trường và thải ra khí oxi, khi để cạnh bàn làm việc khí oxi sẽ giúp cho cơ thể hô hấp tốt hơn và điều phối không khí trong không gian làm việc.
 
- Chữa bệnh: Cây hỗ trợ trong việc điều trị cho những người bị bệnh viêm xoang hay bệnh hô hấp. Theo các nhà khoa học tại NASA đã nghiên cứu và chứng minh rằng màu xanh của cây giúp tăng thêm 20% trí nhớ và sự tập trung, nhờ đó giúp cho hiệu quả công việc ngày càng cao hơn.

- Quà cho những dịp thi cử: Với sức sống mãnh liệt, cây trở thành quà tặng để khích lệ, động viên trong những dịp đặc biệt như: Thi cử, tân gia, lễ tết, thăng chức, sinh nhật, khai trương…
 

3. Tác dụng trong phong thủy của cây cau tiểu trâm


- Trừ tà: Cau tiểu trâm là cây có lá nhọn được biết đến với ý nghĩa trừ tà. Vì thế, cây được để ở ngoài cửa sổ và cửa ra vào tại nhà để bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu xa bên ngoài. Khi xua đuổi dòng khí xấu xung quanh sẽ mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.
  
- Thu hút vận may: Công dụng nhiều người biết nhất về cây tiểu trâm chính là mang lại may mắn, và giúp gia chủ luôn có vượng khí mang lại nhiều tài lộc.  

- Mạnh mẽ, cứng cỏi: Cây thể hiện cho ý chí vươn lên trong nghịch cảnh vì cau tiểu trâm có sức sống bền bỉ và khả năng chịu hạn tốt. Trong điều kiện khắc nghiệt cây vẫn phát triển xanh tốt, hình ảnh này chính là sự phấn đấu không gục ngã trước mọi khó khăn trở ngại để vươn lên.
 
Tac dung cua Cau tieu tram phong thuy
 

4. Cây cau tiểu trâm hợp mệnh gì, tuổi nào?


Màu xanh mướt chiếm phần lớn trên cây đã tiết lộ cây đặc biệt phù hợp với những người mệnh Mộc. Màu xanh mát của cây giúp tính cách của người mệnh Mộc trở nên nhẹ nhàng, khiêm tốn, tự tin hơn, từ đó giúp họ bình tĩnh hơn khi gặp những chuyện rắc rối.

Những tuổi đặc biệt phù hợp để trồng cây tiểu trâm phong thủy đó là: Người mệnh mộc sinh năm 1972, 1973, 1988 và 1989.
 
Bên cạnh đó, cây cau tiểu trâm cũng rất hợp với những người mệnh Thủy. Cây hỗ trợ giúp tạo động lực cho gia chủ vươn lên, hạn chế tính cách mềm yếu vốn có.
 

5. Cây cau tiểu trâm nên đặt ở đâu trong nhà?


Với lợi thế hình dáng nhỏ và dễ sinh trưởng, công dụng phổ biến nhất của cây cau tiểu trâm là trang trí những góc nhỏ của nhà như: Bàn làm việc, kệ tủ, bệ cầu thang,... để tăng thêm sắc xanh và sự sinh động.

Cau tiểu trâm được khuyên nên được đặt ở cạnh cửa sổ và cửa ra vào để bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu xa bên ngoài, giúp cho ngôi nhà an toàn và đem lại may mắn.
 
Ngoài ra với những cây lớn hơn thường đặt ở trong chậu sứ ở hành lang, bệ cầu thang, lối ra vào, phòng khách,... nhằm đem đến không gian sang trọng, trẻ trung và hút mắt cho ngôi nhà. 

6. Cách chăm sóc cây cau tiểu trâm dễ sống nhất

 
Trang tri bang cau tieu tram phong thuy
 
Cây cau tiểu trâm phong thủy có thể được trồng dưới dạng trồng đất trong chậu hoặc trồng thủy sinh. Dù cây dễ sống nhưng cũng đừng quên chăm sóc cây chu đáo để nó giữ được màu xanh tươi và phát triển đều có như vậy thì tài lộc và may mắn mới gõ cửa với bạn.
 
Việc nhân giống cau tiểu trâm rất đơn giản, bạn chỉ cần tiến hành tách một bẹ lá to khỏe. Nhúng bẹ lá vào dung dịch kích rễ và cắm vào chậu mới, cần tưới nước để duy trì độ ẩm. Chỉ sau 2-3 tuần, bạn sẽ có ngay một chậu cau tiểu trâm mới.

Đất trồng


Ưu tiên đất có độ mùn cao nhưng đất vẫn phải có độ xốp để rễ của cây cau tiểu trâm có thể phát triển tốt. Đó có thể là đất thịt, trấu hun, phân hữu cơ và xỉ than... Bạn cũng có thể mua loại đất tribat được bán ở hầu hết các tiệm cây loại đất này khá phù hợp.  

Nước


Đây không phải là loại cây ưa nước bạn chỉ nên tưới cây khoảng 2-3 lần/ tuần.

Với hình thức trồng thủy sinh: Lưu ý duy trì lượng nước không quá ½ chiều cao bộ rễ nhưng cũng không quá thấp sẽ không đủ chất nuôi cây. Nên thay nước và loại bỏ rễ hỏng 1 tuần/ lần.
 

Ánh sáng


Cau tiểu trâm là cây ưa bóng râm nên bạn không cần cho cây tiếp xúc với ánh sáng quá lâu. Nhưng cây vẫn cần ánh sáng để thực hiện các chức năng của mình. Thi thoảng bạn hãy cho nó ra nắng để đủ năng lượng cho cây sinh sản chất diệp lục, như vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.

Nếu trồng trong phòng tối, hạn chế ánh sáng thì bạn nên lưu ý việc phơi nắng cho cây khoảng 1,5-2 tiếng/tuần vào buổi sáng.
 

Nhiệt độ


Nhiệt độ phù hợp cho cây vào khoảng 17- 25 độ C.  
 
Cây cau tiểu trâm liên tục có lá mới nên nếu thấy có những chiếc lá bị úa thì bạn hãy tỉa bớt đi, giúp cây thông thoáng hơn.
 

Bón phân


Đừng quên bón phân để cây có thể phát triển tốt. Nên bón phân định kỳ mỗi tháng, 

Người trồng nên chọn những loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân bò, phân hữu cơ hoai mục luân phiên. Khi cây phát triển ổn định thì bạn có thể bón phân theo tháng cho cây nhằm tăng cường vi chất.
 

Phòng trừ sâu bệnh


Cau tiểu trâm rất ít khi xuất hiện sâu bệnh. Tuy nhiên để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn cũng cần theo dõi thường xuyên, cắt đi rễ hư, lá héo, lau sạch sâu rệp nếu xuất hiện. Nếu xảy ra tình trạng nặng hơn, bạn có thể mua thuốc về phun.

Tin cùng chuyên mục

X