Xác định và đo hướng nhà, nhất là trong những khu đô thị mà đường phố không được thiết kế theo các trục Đông - Tây, Nam - Bắc là vấn đề không đơn giản.
Dưới đây là 1 vài phương pháp đơn giản, hy vọng giúp được phần nào cho những người mới học phong thủy.
(Hình chỉ mang tính minh họa) |
1. Tìm hướng nhà
- Lấy đường phố để định hướng: Cách đơn giản nhất là để ý xem xung quanh nhà có đường phố nào không? Nếu có thì mặt nào của căn nhà hướng về nơi đó chính là hướng nhà, cho dù là có cửa ra, vào hay không. Lúc đó, mặt có cửa chỉ được coi là “hông nhà” mà thôi. Nhưng cách lấy đường phố để định hướng nhà cũng còn có nhiều trường hợp phức tạp như sau:
• Nếu nhà chỉ gần 1 con đường và mặt đó có sân, hay có lối đi để ra, vào nhà thì mặt đó được xem là hướng nhà, cho dù là có cửa hay không.
• Nếu nhà chỉ gần 1 con đường, nhưng mặt đó lại được rào kín, không có lối ra, trong khi mặt khác lại có cửa, sân, và lối ra 1 hẻm nhỏ khác thì lại phải tính mặt có sân, cửa là hướng của căn nhà.
• Nếu nhà gần 2 con đường thì thông thường mặt nào gần con đường lớn hơn sẽ là hướng của căn nhà, cho dù là mặt đó có cửa hay không.
• Nếu nhà gần 2 con đường lớn như nhau, thì mặt nào có sân hay có lối đi cho mọi người trong nhà, hoặc khách bộ hành có thể qua lại thì được xem là hướng. Nếu trong trường hợp cả 2 mặt đều có thì lúc đó mới chọn mặt có cửa ra vào làm hướng.
• Nếu nhà gần 3 con đường... thì phương pháp chọn hướng cũng tương tự, tức là trước nhất xem coi mặt nào gần con đường lớn nhất, sau đó mới tính tới sân, lối đi cho mọi người ra, vào hay khách bộ hành đi ngang qua, rồi mới tính đến cửa ra vào nhà. Cho nên phương pháp chung thật ra chỉ là lấy dương (động) làm hướng, lấy âm (tĩnh) làm tọa.
- Lấy lối đi để định hướng: Đối với những nhà trong 1 chung cư lớn hoặc cao tầng thì hướng nhà thường là mặt tiếp giáp với lối đi của tầng (hay của chung cư) đó. Nhất là trong những chung cư khi mỗi tầng có nhiều căn hộ khác nhau. Tuy nhiên, với những chung cư mà mỗi tầng chỉ có 1 căn hộ thì hướng của căn hộ cũng là hướng của chung cư, chứ không có sự khác biệt. Một chung cư mà mỗi tầng có 2 căn hộ thì còn tùy thuộc vào mỗi tầng có lối đi xuyên suốt hay không mà quyết định hướng của mỗi căn hộ là theo lối đi hay theo hướng chung cư.
2. Đo hướng nhà
Nếu muốn đo hướng nhà thì trước hết phải kiếm một la bàn tương đối lớn, có thể đọc được từng độ một. Đưa la bàn ra phía trước nhà, đứng nhìn thẳng về phía trước. Muốn cho thật chính xác thì cần vẽ một đường thẳng song song với bức tường phía trước nhà, cách tường khoảng 2m. Rồi đứng sao cho 2 gót chân chạm lêm đường thẳng đó. Có như vậy hướng nhìn thẳng về phía trước mới chính xác là hướng nhà.
Sau đó, cầm ngửa mặt la bàn lên trời, phải cầm cho bằng phẳng, để kim la bàn có thể tự động xoay chuyển cho đến khi nó ngừng hẳn. Lúc đó mũi kim la bàn sẽ nằm ở chính Bắc (tức 0 độ). Sau đó giữ nguyên như thế, nhưng đưa la bàn lên gần mắt, mắt nhìn thẳng về phía trước (nhưng xuyên qua mặt la bàn) thì sẽ biết hướng nhà là bao nhiêu độ. Nhớ là khi coi vẫn phải để ý 2 vấn đề là:
• Giữ cho la bàn bằng phẳng, để kim vẫn có thể di chuyển linh hoạt. Nếu để nghiêng la bàn thì kim sẽ bị "kẹt" và do đó sẽ chỉ sai hướng.
• Mũi kim của la bàn vẫn phải chỉ về chính Bắc (tức 0 độ), chứ không được xê dịch đi đâu cả. Thường thì trên mặt la bàn sẽ có 1 mặt kính có thể xoay được, trên đó cũng thường có 1 đường kẻ. Cho nên chỉ việc đưa la bàn lên gần mắt, giữ cho kim không còn xoay chuyển nữa, rồi xoay mặt kính cho đường thẳng vẽ trên đó thẳng với phía trước thì tuyến độ ngay chỗ đường thẳng đó chính là hướng nhà.
- Lấy đường phố để định hướng: Cách đơn giản nhất là để ý xem xung quanh nhà có đường phố nào không? Nếu có thì mặt nào của căn nhà hướng về nơi đó chính là hướng nhà, cho dù là có cửa ra, vào hay không. Lúc đó, mặt có cửa chỉ được coi là “hông nhà” mà thôi. Nhưng cách lấy đường phố để định hướng nhà cũng còn có nhiều trường hợp phức tạp như sau:
• Nếu nhà chỉ gần 1 con đường và mặt đó có sân, hay có lối đi để ra, vào nhà thì mặt đó được xem là hướng nhà, cho dù là có cửa hay không.
• Nếu nhà chỉ gần 1 con đường, nhưng mặt đó lại được rào kín, không có lối ra, trong khi mặt khác lại có cửa, sân, và lối ra 1 hẻm nhỏ khác thì lại phải tính mặt có sân, cửa là hướng của căn nhà.
• Nếu nhà gần 2 con đường thì thông thường mặt nào gần con đường lớn hơn sẽ là hướng của căn nhà, cho dù là mặt đó có cửa hay không.
• Nếu nhà gần 2 con đường lớn như nhau, thì mặt nào có sân hay có lối đi cho mọi người trong nhà, hoặc khách bộ hành có thể qua lại thì được xem là hướng. Nếu trong trường hợp cả 2 mặt đều có thì lúc đó mới chọn mặt có cửa ra vào làm hướng.
• Nếu nhà gần 3 con đường... thì phương pháp chọn hướng cũng tương tự, tức là trước nhất xem coi mặt nào gần con đường lớn nhất, sau đó mới tính tới sân, lối đi cho mọi người ra, vào hay khách bộ hành đi ngang qua, rồi mới tính đến cửa ra vào nhà. Cho nên phương pháp chung thật ra chỉ là lấy dương (động) làm hướng, lấy âm (tĩnh) làm tọa.
- Lấy lối đi để định hướng: Đối với những nhà trong 1 chung cư lớn hoặc cao tầng thì hướng nhà thường là mặt tiếp giáp với lối đi của tầng (hay của chung cư) đó. Nhất là trong những chung cư khi mỗi tầng có nhiều căn hộ khác nhau. Tuy nhiên, với những chung cư mà mỗi tầng chỉ có 1 căn hộ thì hướng của căn hộ cũng là hướng của chung cư, chứ không có sự khác biệt. Một chung cư mà mỗi tầng có 2 căn hộ thì còn tùy thuộc vào mỗi tầng có lối đi xuyên suốt hay không mà quyết định hướng của mỗi căn hộ là theo lối đi hay theo hướng chung cư.
2. Đo hướng nhà
Nếu muốn đo hướng nhà thì trước hết phải kiếm một la bàn tương đối lớn, có thể đọc được từng độ một. Đưa la bàn ra phía trước nhà, đứng nhìn thẳng về phía trước. Muốn cho thật chính xác thì cần vẽ một đường thẳng song song với bức tường phía trước nhà, cách tường khoảng 2m. Rồi đứng sao cho 2 gót chân chạm lêm đường thẳng đó. Có như vậy hướng nhìn thẳng về phía trước mới chính xác là hướng nhà.
Sau đó, cầm ngửa mặt la bàn lên trời, phải cầm cho bằng phẳng, để kim la bàn có thể tự động xoay chuyển cho đến khi nó ngừng hẳn. Lúc đó mũi kim la bàn sẽ nằm ở chính Bắc (tức 0 độ). Sau đó giữ nguyên như thế, nhưng đưa la bàn lên gần mắt, mắt nhìn thẳng về phía trước (nhưng xuyên qua mặt la bàn) thì sẽ biết hướng nhà là bao nhiêu độ. Nhớ là khi coi vẫn phải để ý 2 vấn đề là:
• Giữ cho la bàn bằng phẳng, để kim vẫn có thể di chuyển linh hoạt. Nếu để nghiêng la bàn thì kim sẽ bị "kẹt" và do đó sẽ chỉ sai hướng.
• Mũi kim của la bàn vẫn phải chỉ về chính Bắc (tức 0 độ), chứ không được xê dịch đi đâu cả. Thường thì trên mặt la bàn sẽ có 1 mặt kính có thể xoay được, trên đó cũng thường có 1 đường kẻ. Cho nên chỉ việc đưa la bàn lên gần mắt, giữ cho kim không còn xoay chuyển nữa, rồi xoay mặt kính cho đường thẳng vẽ trên đó thẳng với phía trước thì tuyến độ ngay chỗ đường thẳng đó chính là hướng nhà.
(Theo Landtoday)