Những loại cây ưa ánh sáng yếu, chăm sóc dễ và ít rụng lá (không gây mất vệ sinh) rất thích hợp để trong nhà. Đặc biệt, đây đều là những cây có ý nghĩa về mặt phong thủy, mang lại may mắn cho gia chủ.
Nên đặt những chậu cây cảnh giống cây dây leo và sống thủy sinh như: cây vạn niên thanh, cây trầu bà,... xung quanh hành lang để làm dịu mát sự nóng bức. Đặt những chậu cây cạnh cửa sổ, ở hướng Đông và hướng Tây căn nhà để giảm bớt cường độ ánh nắng chiếu vào bên trong căn phòng.
Xem thêm: Chọn đúng vị trí đặt cây cảnh trong nhà để thỏa nguyện mọi mong ước
1. Cây dương xỉ
Theo cơ quan vũ trụ Mỹ NASA, cây dương xỉ được xem là một trong những loài cây làm ẩm không khí tốt nhất. Ngoài việc chúng có tác dụng lọc không khí, mang lại một bầu không khí trong lành, chúng còn kiểm soát được nhiệt độ.
Nếu trồng ở ban công, loại cây này cũng có thể tô điểm cho nhà của bạn.
Không chỉ thế, rất nhiều thông tin nói rằng nên đặt 9 đồng tiền xu ở dưới chậu cây và đặt ở phía góc trái xa nhất của nhà để tăng vận khí tài vượng. Một số còn gợi ý nếu bạn thuận tay nào thì có thể đặt cây ở bên đó của bàn làm việc cũng giúp người trồng cải thiện phong thủy.
2. Cây đa búp đỏ
Bạn có khá nhiều lựa chọn khi mua cây phong thủy để trang trí nhà ở, nhưng riêng trong mùa Hè nóng nực này nên ưu tiên trồng cây đa đỏ. Cây đa búp đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn. Trồng đa búp đỏ trong nhà sẽ giúp gia đình hòa thuận, mọi việc thuận lợi.
Cây có bộ rễ đồ sộ, với nhiều rễ phụ cắm sâu, giúp cây có thể sinh sống trong nhiều điều kiện khắc nghiệt, chịu hạn tốt, có sức sống bền, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường nên rất dễ trồng.
Cây còn có khả năng cung cấp O2 cho một bầu không khí thật mát mẻ. Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu thì cây đa búp đỏ còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và các loại khí độc như khói thuốc lá, hydrogen fluoride, carbon monoxide… rất phù hợp để trồng trong nhà vào mùa Hè này.
3. Cây sanh
Mùa Hè rất nên trồng cây sanh vì nó là loại cây làm sạch không khí trong phòng và hấp thụ khí nóng. Việc chăm sóc loại cây này cũng rất dễ dàng vì nó có thể sinh sống ở nơi ít ánh sáng mặt trời và tiêu thụ ít nước.
4. Cây trường sinh
Nói về tác dụng giảm ô nhiễm, làm mát không khí, cây trường sinh đứng đầu trong danh sách này. Tác dụng lớn nhất có thể kể đến là làm sạch không khí, hấp thụ khí độc làm ô nhiễm môi trường như formandehit, cacbondioxit.
Đặc biệt trong ngày Hè, cây sẽ đem đến không gian sống trong căn nhà bạn luôn tươi mát, hạn chế các bệnh về đường hô hấp.
Tuy loại cây này không cần tưới nước thường xuyên nhưng nó cần đất màu mỡ và ánh sáng nhẹ.
5. Cây nhện
Xét về mặt khoa học có thể mang lại cảm giác thoải mái, giảm áp lực, stress, có thể chữa được bệnh trầm cảm nên còn mang ý nghĩa giống như một luồng khí tốt giúp lưu thông vượng khí trong văn phòng, đem lại sự bình yên, may mắn cho người sở hữu nó.
Cách làm mát nhà bằng cây phong thủy đó là có thể trồng cây nhện trong nhà vì theo nhiều nghiên cứu, lá cây chứa chlorophyll - chất này giúp hút tia điện tử có hại từ máy tính và các thiết bị điện tử nói chung nên là cây cảnh bảo vệ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là cho mắt.
Cây nhện cũng giống như các cây xanh thông thường có khả năng thanh lọc không khí, giúp cho bầu không khí luôn trong lành, dịu mát.
Hơn nữa khả năng hút khí CO2 của cây cũng được đánh giá rất cao và nằm trong danh sách các cây hút độc tốt. Chính vì thế, cây dây nhện rất được ưa dùng làm cây cảnh để bàn làm việc hay đơn giản là bày trong phòng làm việc bởi tác dụng đặc biệt này.
6. Cây vạn niên thanh
Đây không chỉ là một loại cây cảnh mà chúng còn được xem như là một cỗ máy lọc không khí an toàn, hiệu quả cao vì cây có khả năng hấp thụ khí độc trong môi trường, bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính điện thoại,...
Vạn niên thanh là một cỗ máy điều hòa sinh học, nhờ khả năng hấp thụ các thán khí và trả lại cho môi trường lượng O2.
Chăm sóc cây vạn niên thanh cũng thật đơn giản và không cần nhiều nước. Bạn có thể đặt trong phòng làm việc vừa lọc không khí, lại hóa giải các luồng sát khí, đặc biệt là kích hoạt, thúc đẩy sao Tứ lục chủ về thi cử sẽ mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng và cát tường.
7. Cây lưỡi hổ
Cây thải ra O2 vào ban đêm, giữ cho không khí mát mẻ cũng như hấp thụ một lượng lớn chất độc trong nhà bạn. Với khả năng tạo khí O2 và hấp thụ khí CO2 của loại cây này, không gian phòng ngủ sẽ trở nên sạch sẽ và mát mẻ.
Không chỉ có vậy, cây lưỡi hổ còn hấp thụ các chất độc hại như nitrogen oxide, trichloroethylene, benzene, toluence… và làm sạch không khí.
8. Cây cau cảnh
9. Cây lô hội
Cây lô hội mang ý nghĩa phong thủy thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ. Không những thế, đây là một trong những loài cây đem lại nhiều lợi ích mà mọi gia đình đều nên trồng.
Cây lô hội còn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng O2, hút các khí có hại cho cơ thế. Cây cũng có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Cây không chỉ giúp cho nhiệt độ trong nhà mát mẻ mà còn loại bỏ formaldehyde độc hại trong không khí.
Một chậu cây lô hội nhỏ để trang phòng ngủ không chỉ là món đồ trang trí cho căn phòng của bạn, mà còn giúp bạn ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm nữa. Ngoài ra, lô hội có màu xanh nhạt - màu sắc được đánh giá cao trong phong thủy. Màu xanh lá mang tới cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tốt cho trí não của con người.
Xem thêm: Có nên trồng lô hội ở ban công không?
10. Cây nha đam
Không chỉ có giá trị làm cảnh, cây nha đam còn có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc có hại, giải phóng O2, tạo ra bầu không khí trong lành, mát mẻ hơn cho nhà bạn trong những ngày Hè nóng bức.
Nha đam cũng có khả năng hút bụi bẩn và tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Đặt một chậu nha đam nhỏ trong phòng ngủ không chỉ giúp căn phòng có thêm màu xanh mát mắt mà còn giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Cây nha đam còn được xem giống như một "cỗ máy" báo hiệu mức độ ô nhiễm không khí một cách hiệu quả. Nếu như cây nha đam bạn đang trồng xuất hiện những vết đốm màu nâu trên thân cây, bạn nên xem xét lại không gian sống xung quanh để bảo đảm sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.
11. Cây trầu bà
Trầu bà là loại thực vật dễ sinh trưởng, dễ trồng, không đòi hỏi bạn phải khéo léo hay dành quá nhiều công chăm sóc. Bạn có thể dễ dàng trồng được những cây trầu bà tươi tốt trong chậu treo để làm trang trí trong nhà hay sân vườn.
Cây trầu bà được trồng để giúp loại bỏ khí độc và độc tố trong không khí, điều đó khiến người gọi nó là “máy lọc mini”. Bởi vậy, để cây trong phòng ngủ không gây hại mà ngược lại còn có lợi.
Cây trầu bà còn có thể hấp thụ các tia bức xạ điện tử có hại như bức xạ từ điện thoại, máy tính, sóng wifi, lò vi sóng, khói thuốc, bạn có thể đặt cây ở phòng khách, phòng làm việc,…
Ngoài ra, nếu bạn trồng cây nước trong bể cá còn giúp hấp thụ natri trong nước. Điều này khiến nước sạch hơn, cá vì thế cũng khỏe mạnh hơn.
Cây đặc biệt phù hợp với những căn phòng thường xuyên bật điều hòa, nhờ vào khả năng hấp thụ các loại khí độc đặc trưng của loài cây này.