Cửa sổ được ví như “đôi mắt của ngôi nhà”, nó đóng vai trò là nơi đem lại ánh sáng và sự thông thoáng cho không gian. Cửa sổ còn tác động lớn đến toàn bộ hệ thống phong thủy của ngôi nhà. Cùng tìm hiểu cách bố trí cửa số hợp phong thủy để giúp thu hút may mắn, vượng khí sinh tài.
1. Ý nghĩa của cửa sổ trong phong thủy nhà ở
2. Kích thước cửa sổ theo chuẩn phong thủy
2.1 Kích thước cửa sổ tiêu chuẩn theo thước Lỗ Ban
- Chiều rộng cửa sổ (cm): 47 – 61 – 69 – 85 – 89 – 108 – 125 – 126
- Chiều cao cửa sổ tương ứng (cm): 59 – 62 – 69 – 88 – 89 – 125 – 133 – 144
- Chiều rộng cửa sổ (cm): 82 – 104 – 124
- Chiều cao cửa sổ tương ứng (cm): 190 – 210 – 230
- Chiều rộng cửa sổ (cm): 82 – 106 – 126
- Chiều cao cửa sổ tương ứng (cm): 190 – 210 – 230
- Chiều rộng cửa sổ (cm): 85 – 105 – 120
- Chiều cao cửa sổ tương ứng (cm): 190 – 210 – 230
2.2 Bảng kích thước cửa sổ phong thủy theo thước Lỗ Ban
Chiều cao TỐT | Cung TỐT |
Từ 457 đến 586 mm | Tể Tướng, Quý Nhân |
Từ 718 đến 848 mm | Thiên Tài, Nhân Lộc |
Từ 979 đến 1109 mm | Tể Tướng, Quý Nhân |
Từ 1240 đến 1370 mm | Thiên Tài, Nhân Lộc |
Từ 1501 đến 1631 mm | Tể Tướng, Quý Nhân |
Chiều rộng TỐT | Cung TỐT |
Từ 457 đến 586 mm | Tể Tướng, Quý Nhân |
Từ 718 đến 848 mm | Thiên Tài, Nhân Lộc |
Từ 979 đến 1109 mm | Tể Tướng, Quý Nhân |
Từ 1240 đến 1370 mm | Thiên Tài, Nhân Lộc |
2.3 Kích thước cửa sổ theo số lượng cánh
- Chiều rộng (cm): 59 – 62 – 67 – 69
- Chiều cao (cm): 106 – 109 – 125 – 128
Đối với cửa sổ 2 cánh bằng nhôm kính hay bằng sắt:
- Chiều rộng (cm): 106 – 109 – 125 – 128 – 145 – 148
- Chiều cao (cm): 106 – 109 – 125 – 128 – 145 – 148
- Chiều rộng (cm): 88 – 89 – 105 – 106 – 109
- Chiều cao (cm): 128 – 133 – 134 – 144 – 153
Kích thước cửa sổ 3 cánh mở trượt là:
- Kích thước đo phủ bì khung bao: Chiều cao 1395 mm, chiều rộng 1795 mm.
- Kích thước ô chờ đã hoàn thiện trước khi lắp cửa: Chiều cao 1400 mm, chiều rộng 1800 mm.
- Kích thước lọt lòng đo theo phong thủy: Chiều cao 1257 mm, chiều rộng 504 mm.
- Kích thước đo phủ bì khung bao: Chiều cao 1395 mm, chiều rộng 1995 mm.
- Kích thước ô chờ đã hoàn thiện trước khi lắp cửa: Chiều cao 1400 mm, chiều rộng 2000 mm.
- Kích thước lọt lòng đo theo phong thủy: Chiều cao 1279 mm, chiều rộng 579 mm.
Kích thước cửa sổ 4 cánh mở quay:
Cửa sổ mở quay ra 4 cánh | Chiều ngang (mm) | Chiều cao (mm) |
Kích thước cửa | 2195 | 1795 |
Kích thước ô hoàn thiện | 2200 | 1800 |
Kích thước lỗ ban lọt lòng | 466 | 1279 |
Cung lỗ ban | Lục hợp | Tác lộc |
Kích thước cửa sổ lùa 4 cánh:
Cửa trượt 4 cánh | Chiều ngang (mm) | Chiều cao (mm) |
Kích thước cửa | 2195 | 1795 |
Kích thước tô hoàn thiện | 2200 | 1800 |
Kích thước lỗ ban lọt lòng | 980 | 1275 |
Cung lỗ ban | Tiến bảo | Tác lộc |
2.4 Tỉ lệ số đo cửa sổ theo phong thủy
Tuy nhiên, các nước có thể có tỉ lệ khác nhau như:
- Ở các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, tỷ lệ thường là 1:6, tức là kích thước cửa chiếm 1/6 diện tích của căn phòng.
- Các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, thường sử dụng tỉ lệ 1:7.
- Các nước Nam Á như Ấn Độ, Nepal thì thường có tỉ lệ là 1:8.
2.5 Khoảng cách giữa mép dưới cửa sổ và sàn nhà
- Nếu vượt quá 2,2m: Bạn sẽ vi phạm những nguyên tắc cấm kỵ như Quang Sát hoặc Thiên Trảm Sát, điều này có thể tạo ra những tác động tiêu cực đối với gia chủ ở nhiều mặt khác nhau.
- Nếu dưới 0,83m: Không khí trong phòng sẽ khó lưu thông và phòng dễ bị thoát âm. Khi mùa đông đến, khả năng bị nứt nẻ, khô da hay mắc các bệnh về hô hấp cũng tăng lên. Hơn nữa, gia chủ và gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc tích trữ tiền bạc và vận may có thể mất dần.
Có thể bạn quan tâm: Kích thước cửa chính chuẩn phong thủy, tài lộc cuồn cuộn vào nhà
3. Số lượng cánh cửa sổ nhà ở theo phong thủy
- Cửa sổ 1 cánh – Cửa Sổ Bối Âm: có nghĩa là nghèo hèn. Chỉ nên đặt cửa sổ 1 cánh ở tầng hầm, nhà kho, những nơi có không gian eo hẹp và không có người ở. Tuy nhiên, nếu bạn lắp đặt cửa 1 cánh ở tầng trệt thì nên đặt ở phía Bắc của bức tường.
- Cửa sổ 2 cánh – Nghênh Phúc Trường Thọ: có nhiều phúc phận và sống lâu trăm tuổi.
- Cửa sổ 3 cánh – Tam Dương Khai Thái: mang đến sự thông thái, gia tăng vận khí tốt lành, hạn chế những điều xui rủi.
- Cửa sổ 4 cánh – Tứ Quý: mang đến nhiều tài lộc, giàu sang phú quý cho gia chủ.
4. Hướng và vị trí cửa sổ nhà ở
- Với nhà có diện tích lớn:
- Hướng Đông Bắc: Hướng này thường có nhiều âm hàn sát khí nên sẽ không tốt cho gia chủ. Vì vậy, bạn không nên mở cửa sổ theo hướng này, hạn chế để tránh được cung Cấn.
- Hướng Đông, Đông Nam: Hướng này thường có nhiều tia tử ngoại, vì vậy bạn nên thiết kế cửa sổ nhôm kính màu xanh nước biển hoặc cửa chớp. Điều này sẽ làm hạn chế tối đa những tác động xấu đến sức khỏe gia đình.
- Hướng Tây: Nếu muốn xây dựng cửa sổ theo hướng này, bạn nên dùng cửa màu nâu sẫm, màu tro hoặc cánh dán. Đồng thời, cửa sổ nên có mái che hoặc rèm cửa để tránh sự hao mòn từ ánh sáng mặt trời.
- Hướng Tây Nam: Bạn nên sử dụng những cửa sổ không có kích thước quá lớn, màu nâu đỏ hoặc cánh dán.
- Hướng Tây Bắc: Với những cửa sổ hướng này thì bạn nên hạn chế mở, lựa chọn màu tối để hỗ trợ tránh nóng.
- Hướng chính Nam: Thiết kế cửa sổ theo hướng này nên rộng thoáng để hóa giải sát. Bạn có thể dùng cửa sổ màu nâu đỏ hoặc xanh nước biển để hợp phong thủy hơn.
- Hướng chính Bắc: Những cửa sổ theo hướng chính Bắc nên được thiết kế nhỏ, thường xuyên đóng kín, hạn chế mở khi không thật cần thiết. Bạn có thể sử dụng cửa màu đen hoặc xanh biển đậm.
- Với nhà ống:
5. Nguyên tắc bố trí phong thủy cửa sổ từng phòng
5.1 Phong thủy cửa sổ phòng ngủ
- Phòng ngủ có diện tích bằng hoặc dưới 15m2: bố trí 1 cửa, loại cửa 2 cánh.
- Phòng ngủ có diện tích lớn hơn 15m2: bố trí cửa 2 cánh, hoặc cửa 3 – 4 cánh.
Một vài lưu ý gia chủ cần để tâm khi thiết kế cửa sổ phòng ngủ như sau:
- Không nên đặt cửa sổ ở đầu giường ngủ: ánh sáng chiếu thẳng vào mặt khiến giấc ngủ không sâu.
- Hạn chế dùng rèm có lớp dọc, các họa tiết góc cạnh: những họa tiết này không tốt cho tài khí.
- Không đặt cửa sổ đối diện với cửa phòng và cửa nhà chính: vị trí này không giữ được tài khí.
- Nên chọn loại cửa mở, hất ra ngoài: chủ động đón nhận năng lượng và vận may.
- Không đặt các loại nội thất khác theo hướng quay lưng về cửa sổ.
- Khung cảnh bên ngoài không bị vướng phải cột hay các vị trí hung khác như: bệnh viện, bãi rác, miếu, nhà tang lễ, nghĩa trang,…
5.2 Phong thủy cửa sổ phòng khách
- Nên mở cửa sổ lớn: giúp tận dụng ánh sáng tối đa, tiết kiệm điện năng và chủ động đón nhận vận khí vào nhà.
- Ưu tiên cửa sổ hướng Đông và Đông Nam: đây là hướng mang dương khí mạnh, hóa giải tuyệt mệnh, tốt cho gia chủ. Ngoài ra, hướng Đông còn giúp ngăn cản bức xạ trực tiếp từ sức nóng của mặt trời.
- Cửa sổ hướng Bắc và Tây Bắc: mang lại tiền tài cho gia chủ. Tuy nhiên, ban ngày không nên mở cửa vì sẽ ảnh hưởng bởi bức xạ mặt trời.
- Cửa sổ hướng Tây và Tây Nam: mang lại may mắn và sức khỏe cho gia chủ.
5.3 Phong thủy cửa sổ phòng bếp
- Ưu tiên mở cửa sổ hướng Đông: làm giảm bớt lượng nhiệt tỏa ra khi nấu nướng.
- Đặt cửa sổ cao ít nhất là ngang tầm bàn rửa bát và bàn ăn.
- Hướng nhìn khi mở cửa sổ cũng không nên có vật cản như cột điện, tòa nhà, cây xanh có tán lớn,…
- Nên thiết kế khung cửa hình chữ nhật tạo ra cảm giác vững chãi. Nếu lắp đặt các ô cửa phải đảm bảo nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử tính từ dưới lên trên.
5.4 Phong thủy cửa sổ phòng thờ
- Đặt bàn thờ đối diện với cửa sổ và cửa ra vào.
- Bố trí nhiều cửa sổ và cửa sổ không có kích thước quá lớn.
- Đặt cửa sổ bên dưới bàn thờ.
- Đặt cửa sổ bên cạnh bàn thờ.
6. Cách lựa chọn cửa sổ phù hợp cho ngôi nhà
6.1 Lựa chọn theo mục đích sử dụng
- Cửa lấy sáng: thường được thiết kế từ chất liệu kính giúp ánh sáng xuyên qua dễ dàng giúp lấy được lượng ánh sáng tối đa cho ngôi nhà. Đây là mẫu cửa được các gia chủ đặc biệt yêu thích cho không gian nhà ống. Bởi nó có thể giúp ngôi nhà luôn thoáng sáng và rộng rãi hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng loại cửa này bạn cũng cần chú ý thêm rèm để điều chỉnh độ sáng theo nhu cầu và đảm bảo sự riêng tư cần thiết.
- Cửa ngăn sáng: Là mẫu cửa làm từ chất liệu như gỗ, kim loại, nhựa được thiết kế kín. Phù hợp với các khoảng tưởng hướng đông hoặc hướng tây thưởng bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Vì vậy, mẫu cửa này chính là mẫu cửa sổ nhà ống tối ưu thường được sử dụng có cửa phía mặt tiền và lưng nhà. Giúp hạn chế bớt ảnh hưởng của ánh sáng gay gắt vào nhà
- Cửa trượt: được thiết kế với cấu tạo hai cánh song song nên chỉ sử dụng hệ phụ kiện đơn giản vì vậy giá thành khá tối ưu. Đồng thời, cửa trượt không tốn không gian mở nên có thể ứng dụng cho để thiết kế cửa bên hông nhà ống giúp tạo sự thông thoáng.
- Cửa cánh mở: là mẫu cửa truyền thống và phổ biến nhất được thiết kế với bản lề cố định và phần cánh mở rộng sang hai bên. Giúp tạo tầm nhìn mở rộng tối đa và lấy được lượng ánh sáng và gió tự nhiên nhiều nhất cho căn nhà. Thường được sử dụng cho phần cửa phía mặt tiền của các ngôi nhà ống.
- Cửa cố định: hay còn gọi là vách cố định, đây là loại cửa với kích thước lớn thường sử dụng chất liệu kính để tạo tầm nhìn và lấy ánh sáng. Nhưng được thiết kế cố định để đảm bảo an toàn. Thường được ứng dụng cho phần cửa ở các tầng trên cao.
- Cửa xoay trục giữa cánh: được phân thành 2 loại là trục đứng và trục ngang. Trong đó, trục đứng được ứng dụng nhiều bởi sự tiện dụng và khả năng thông gió tốt phù hợp với những ngôi nhà ống phong cách hiện đại
6.2 Lựa chọn theo chất liệu
- Cửa gỗ:
Hiện nay trên thị trường có 2 loại cửa gỗ là cửa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Trong đó, cửa từ chất liệu gỗ tự nhiên là mẫu cửa truyền thống từ xưa và luôn được yêu thích bởi độ bền chắc cùng vẻ đẹp sang trọng mà nó mang lại. Tuy nhiên giá thành những mẫu cửa này khá cao và dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.
Cửa gỗ công nghiệp mang lại vẻ đẹp trẻ trung, mới mẻ cho không gian. Được các gia chủ trẻ tuổi yêu thích phong cách hiện đại lựa chọn nhiều.
- Cửa nhôm kính:
Là mẫu cửa sổ nhà ống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với thiết kế phần khung nhôm chắc chắn kết hợp cùng chất liệu kính. Giúp mang lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết cho ngôi nhà.
Đồng thời, chất liệu này có độ bền đảm bảo dưới điều kiện thời tiết ngoài trời mà không cần bảo trì sửa chữa nhiều. Do đó, chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi cho cả hệ thống cửa ngoài trời và trong nhà.
- Cửa nhựa lõi thép:
Các mẫu cửa sổ nhựa lõi thép được các gia chủ đặc biệt yêu thích. Chúng mang lại vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà.
Tùy thuộc vào sở thích mà bạn có thể lựa chọn gam màu trắng hoặc các màu giả vân gỗ độc đáo.
7. Những lưu ý khi thiết kế cửa sổ nhà ở
- Không nên đặt nhiều cửa sổ liên tiếp nhau.
- Tuyệt đối không nên đặt cửa sổ ở vị trí tài vị: vị trí này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tài chính của gia đình. Đối với cửa sổ thì vị trí đẹp nhất là góc chéo so với phương của phòng khách.
- Cửa sổ nhà vệ sinh không được hướng thẳng vào nhà bếp.
- Không nên sử dụng loại rèm cửa sổ quá dày: Rèm cửa quá dày sẽ ngăn cản các luồng vận khí vào bên trong.
- Tránh thiết kế cửa sổ cánh mở vào trong vì theo phong thủy như vậy sẽ gây bất lợi cho đường công danh sự nghiệp của gia chủ.
- Tránh cửa sổ đối diện với cửa ra vào, vì như vậy các nguồn năng lượng tốt đi vào cửa chính sẽ bị hút ra ngoài qua cửa sổ theo đường thẳng. Gây tiêu tán tiền tài, danh vọng của gia chủ. Do đó, nếu không tìm được phương án khác thì cần hóa giải bằng cách treo rèm, vách ngăn hay chậu cây cảnh để giữ lại vượng khí cho ngôi nhà
- Không bố trí cửa sổ đối diện với đường đi lớn chọc thẳng vào hướng cửa. Bởi như vậy sẽ gây cảm giác bất an, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ
- Nên xem tuổi và mệnh của gia chủ để bố trí hướng cửa phù hợp giúp mang lại thịnh vượng, may mắn cho cả gia đình