(Lichngaytot.com) Bình phong là vật khá quen thuộc trong nhà chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu hết cách dùng, ý nghĩa và tận dụng hết công năng của nó.
3. Cách sử dụng bình phong phong thủy
4. Lựa chọn chất liệu và màu sắc phù hợp
5. Những lưu ý nhất định bạn phải biết
4. Lựa chọn chất liệu và màu sắc phù hợp
5. Những lưu ý nhất định bạn phải biết
6. Những sai lầm thường thấy khi dùng bình phong
7. Khám phá ý nghĩa cuốn thư đá
8. Bình phong ở Huế
7. Khám phá ý nghĩa cuốn thư đá
8. Bình phong ở Huế
1. Bình phong là gì
Bình là che chắn và Phong là gió. Vậy bình phong là một loại đồ dùng được đặt đứng, nó bao gồm nhiều tấm bảng được kết nối với nhau bằng bản lề hay một phương tiện nào đó. Bình phong có nhiều dạng thiết kế và được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau.
Ra đời từ khá lâu từ thời Trung Hoa cổ đại, sau đó bình phong được du nhập vào các nước Đông Á, châu Âu và những nơi khác trên thế giới và ngày nay bình phong càng phổ biến với những mẫu mã đa dạng. Đọc thêm ở bài viết dưới đây:
Bình phong là gì? Ý nghĩa bình phong trong phong thủy từ xưa đến nay
Cùng tìm hiểu bình phong là gì để chúng ta hiểu hơn về vật dụng quan trọng trong phong thủy mà lâu nay chúng ta chỉ dùng đơn giản để trang trí hoặc ngăn phòng
Cùng tìm hiểu bình phong là gì để chúng ta hiểu hơn về vật dụng quan trọng trong phong thủy mà lâu nay chúng ta chỉ dùng đơn giản để trang trí hoặc ngăn phòng
2. Tác dụng
+ Vừa để trang trí, vừa tạo cảm giác riêng tư
Phục vụ việc che khuất, tạo cảm giác riêng tư, để người sử dụng cảm giác tự nhiên, yên ổn và thoải mái.
Với nhiều màu sắc, hình vẽ trang trí bắt mắt và trở thành vật trang trí cực kỳ tao nhã, bắt mắt, hình thành phong cảnh đẹp trong căn nhà.
+ Tác về mặt phong thủy
Theo phong thủy phương Đông, vị trí và cách bố trí vật dụng trong ngôi nhà đều liên quan đến sinh mạng và sự thành công của gia chủ. Vì vậy, tấm chắn này đã được người phương Đông sử dụng vừa để tăng cấu trúc không gian sống và vừa để hóa giải những ảnh hưởng xấu liên quan đến phong thủy.
Việc dùng tấm vách ngăn này giúp phân tán luồng khí từ bên ngoài vào, tránh sộc thẳng vào nhà. Nhờ đó mà luồng khí đi vào nhà sẽ đi lòng vòng hoặc sẽ nhẹ nhàng, tự nhiên hơn và chúng ta có thể sử dụng bình phong hóa giải sát khí. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây:
Vì sao vua chúa khi xưa ai cũng thích dùng bình phong?
Tác dụng của bình phong không chỉ là để ngăn cách không gian hay trang trí cho nhà đẹp hơn mà nó còn có tác dụng điều hòa không khí trong ngôi nhà của bạn.
Tác dụng của bình phong không chỉ là để ngăn cách không gian hay trang trí cho nhà đẹp hơn mà nó còn có tác dụng điều hòa không khí trong ngôi nhà của bạn.
3. Cách sử dụng bình phong phong thủy
+ Vị trí đặt vách ngăn
Cần đặt đúng chỗ để hạn chế Hỏa khí và giúp cân bằng tại các không gian riêng tư.
- Nên đặt vách ngăn phòng khách ở vị trí giữa cửa chính và phòng khách để đảm bảo sự riêng tư và làm ngăn cản những luồng khí xấu từ bên ngoài.
- Đặt ở những nơi sinh hòa khí giúp cho trường khí không gian phòng khách được cân bằng.
- Tránh đặt bình phong và ghế sofa ở vị trí quay lưng lại với nhau, đặt bình phong đối diện với cửa nhà bếp là điều tối kỵ.
- Trong không gian phòng khách, bạn có thể đặt vách ngăn ở các vị trí chắn ban công với cửa chính hoặc chắn cửa sổ với cửa chính để ngăn cho các luồng khí từ bên ngoài vào trong nhà không bị quá đột ngột.
+ Kích thước
Về kích thước, cần lựa chọn sao cho bình phong có thể che kín được cửa chính. Chiều cao được lấy theo mái hiên công trình, làm sao để khi đứng từ trung tâm nhìn ra sẽ thấy vách ngăn che trùm vừa đủ.
Kích thước của nó thường lấy từ kích thước của cửa giữa công trình, nhưng có gia giảm để làm sao đứng từ trung tâm công trình nhìn ra thì cảm thấy bình phong vừa che kín hết cửa giữa là được. Đó là bề ngang của bình phong, còn chiều cao thì lấy theo mái hiên công trình.
+ Họa tiết trên tấm chắn
Hình vẽ trên bình phong cũng nên chọn lựa thật kĩ càng, có rất nhiều những bức hình gây ảnh hưởng tới gia chủ, nên chọn những bức hình có hình vẽ nhẹ nhàng, đẹp đẽ như hình hoa sen, hoa hồng, hoa cúc, chim công…những bức hình này có thể tạo ra cát khí, tốt cho gia chủ.
Tối kỵ không sử dụng loại bình phong vải hoa văn lòe loẹt hay bình phong y tế vải trắng, như vậy sẽ không phù hợp với không gian che chắn bàn thờ.
4. Lựa chọn chất liệu và màu sắc bình phong
+ Chất liệu
Kim loại vị trí chính Nam và Tây Bắc ở giữa nhà hoặc phòng khách sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và tăng cường vận quý nhân. Nếu bằng gỗ bày ở hướng Đông Nam có thể làm tăng tài khí, ổn định tài vận gia đình.
Bình phong bằng lụa để tại phòng ngủ sẽ tăng tài vận cho cặp vợ chồng.
+ Màu sắc
Màu sắc nên phù hợp với thuộc tính ngũ hành. Màu xanh lá cây thuộc Mộc, màu hoa hồng có thể làm vượng Hỏa ở hướng Nam, màu vàng hổ phách thuộc Thổ. Màu trắng thích hợp đặt ở hướng Tây và Tây Bắc có lợi cho vận quý nhân và tài lộc.
Bình phong màu xanh nước biển, xanh da trời, xanh đậm thích hợp để ở hướng Bắc. Vì những gam màu này thuộc Thủy. Xem chi tiết ở bài viết sau: Lựa chọn chất liệu và màu sắc bình phong
5. Lưu ý khi dùng bình phong
+ Màu sắc trang nhã, sáng sủa
+ Bình phong hóa giải xuyên tâm kiếm
+ Không để bình phong bừa bộn
+ Bài trí cây xanh kết hợp dùng bình phong đó là để tăng sức mạnh cho tác dụng vốn có.
+ Bình phong hóa giải cầu thang thoát tài
+ Vị trí đặt bức bình phong phù hợp theo phong thủy
Bạn có thể xem chi tiết hơn ở bài viết sau: Những lưu ý khi dùng bình phong nhất định phải biết.
6. Sai lầm thường thấy khi dùng bình phong
+ Để vách ngăn tùy ý, không hiểu bản chất và vai trò của nó: không nên chọn những mẫu bình phong quá nhỏ so với không gian đặt và đặt bừa bộn ở khu vực không cần thiết. Vì nếu đặt bừa bộn, không có tính toán thì sẽ dễ bị tán tài, không tốt cho gia chủ.
+ Chọn vách ngăn màu sắc sặc sỡ: Mục đích trong phong thủy là để giảm bớt tính vượng của Hỏa khí thì chúng ta đang vô tình làm tăng tính Hỏa này lên.
+ Bình phong quá lớn hoặc quá nhỏ: Một tấm bình phong quá lớn sẽ khiến ngôi nhà của bạn hẹp lại. Và nếu kết hợp màu "chọi" nhau sẽ gây tức mắt, làm những mảng màu của ngôi nhà bị phá vỡ.
+ Bình phong bằng kính nước: nên dọn sạch sẽ, tránh sinh ra nấm mốc và rêu xanh, mặt kính dễ bị ố và quan trọng hơn, nếu có trẻ nhỏ, thì một tấm kính lớn chắn trong nhà sẽ là mối nguy hiểm.
+ Để bình phong bẩn, không lau dọn: Cũng như các vật phẩm phong thủy khác, bạn cần phải giữ gìn chúng sạch sẽ, nếu bẩn hãy lau dọn ngay lập tức nếu không sẽ ảnh hưởng tới vận khí trong nhà.
Những sai lầm thường thấy khi dùng bình phong bạn cần biết
Việc sử dụng bình phong rất tốt cho phong thủy nhà ở, tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh sai lầm thường thấy khi dùng bình phong được kể dưới đây để có thể tối đa
Việc sử dụng bình phong rất tốt cho phong thủy nhà ở, tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh sai lầm thường thấy khi dùng bình phong được kể dưới đây để có thể tối đa
7. Khám phá ý nghĩa bình phong nhà thờ họ
Khác với các loại bình phong đơn giản Bình phong nhà thờ họ còn được biết đến với cái tên khá phổ biến là: cuốn thư đá hay bình phong đá.
Cuốn thư đá mô phỏng lại y hệt như những cuốn thứ được làm bằng giấy của người thời xưa, là một mảnh giấy dài hai bên được cuộn cố định bởi gỗ, và bên trên sẽ viết những chiếu chỉ của nhà vua hay một bức thư quan trọng.
Một đầu cuốn thư chạm khắc thanh gươm và đầu còn lại chạm khắc cây bút lông. Thanh gươm tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, cây bút tượng trưng cho học vấn, tính cần cù, trung thực. Đó đều là những đức tính tốt và cần có ở quan văn, quan võ – những cánh tay đắc lực của nhà vua.
Ngoài ý nghĩa tránh các thế lực xấu và xua đuổi các luồng khí xấu thì hiện nay sản phẩm còn có ý nghĩa là tô điểm và làm đẹp cho các công trình tâm linh như đền thờ hay các khu lăng mộ.
Khám phá ý nghĩa bình phong nhà thờ họ
Bình phong nhà thờ họ là vật mang ý nghĩa phong thủy quan trọng và nhiều gia đình chi số tiền lớn để mua về nhưng không phải ai cũng hiểu hết tác dụng thực sự
Bình phong nhà thờ họ là vật mang ý nghĩa phong thủy quan trọng và nhiều gia đình chi số tiền lớn để mua về nhưng không phải ai cũng hiểu hết tác dụng thực sự
8. Bình phong ở Huế
Đến Huế, mọi người có thể dễ dàng bắt gặp muôn hình vạn trạng hình ảnh của những bức bình phong từ các cung đình, phủ đệ, đình làng, miếu mạo,… cho đến những ngôi nhà vườn xưa của người dân.
Dù giàu hay nghèo, trong khuôn viên nhà của Huế xưa thường có cho mình một bức bình phong án ngữ ngay mặt tiền ngôi nhà. Tùy theo nhu cầu, điều kiện, những bức bình phong cũng được làm từ những chất liệu khác nhau như gỗ, gạch, mây, đá, cây cảnh, tre, trúc... song phổ biến nhất là loại bình phong xây bằng gạch đá, có kích thước lớn, ở ngoài trời.
Đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành sứ là sử dụng những mảnh gốm sứ, mảnh chai cắt tỉa theo hình dáng và màu sắc, được gắn khảm rất tinh tế, bằng những chất kết dính (vôi hàu, mật mía đường) cùng những phụ gia kết nhuyễn (giấy dó, nhựa bông cẩn, dây tơ hồng).
Nói về Bình phong ở Huế, hiện nay tại lăng Tự Đức còn giữ được nhiều bức bình phong khảm sành sứ đẹp nhất nước, tiêu biểu là chiếc bình phong phía sau Ích Khiêm Các- thuộc Khiêm Cung, còn khá nguyên vẹn.
Nói về Bình phong ở Huế, hiện nay tại lăng Tự Đức còn giữ được nhiều bức bình phong khảm sành sứ đẹp nhất nước, tiêu biểu là chiếc bình phong phía sau Ích Khiêm Các- thuộc Khiêm Cung, còn khá nguyên vẹn.
Mi Mo