Hiếu Lăng nhà Minh là lăng mộ hợp táng của hoàng đế khai quốc nhà Minh Chu Nguyên Chương và hoàng hậu họ Mã. Ngôi mộ nằm ở chân núi Độc Long (ngọn Ngoãn Chu) phía Đông giáp lăng Trung Sơn, phía Nam giáp núi Mai Hoa. Hiếu Lăng là lăng mộ đế vương lớn nhất Nam Kinh cũng là 1 trong những lăng tẩm đế vương cổ đại lớn nhất Trung Quốc.
Minh Thái Tổ |
Quy mô Hiếu Lăng nhà Minh rất lớn, kiến trúc hùng vĩ. Hình dáng phỏng theo lăng mộ Đường Tống song có cải tiến. Chiều dài lăng 22,5km, cung điện bên trong tường vây nguy nga, lầu gác tráng lệ. Có 70 chùa viện hướng Nam, một nửa ở trong vườn cấm. Trong lăng trồng 10 vạn cây tùng, nuôi nghìn con hươu. Mỗi đầu con hươu treo tấm thẻ bạc khắc dòng chữ “Kẻ săn trộm bị tội chết”.
Để bảo vệ Hiếu Lăng, bên trong đặt thần cung giám (giám sát quan trong lăng) bên ngoài đặt Hiếu Lăng vệ (bảo vệ quan ngoài lăng).
Hiếu Lăng nhà Minh là 1 công trình kiến trúc lăng tẩm của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Nhưng địa cung của lăng ở đâu, sách sử không ghi lại khiến cho người đời bàn luận xôn xao.
Theo lịch sử, ngày an táng của Chu Nguyên Chương, 13 cỗ quan tài đồng thời đi qua 13 cổng thành. Trong dân gian lưu truyền Minh Thái Tổ an táng ở cung Triều Thiên, Nam Kinh hoặc núi Vạn Tuế Bắc Kinh. Vì vậy, Minh Thành Tổ có thật sự an táng ở Hiếu Lăng Nam Kinh không đã trở thành bí ẩn hàng trăm năm nay?
Bí ẩn thứ nhất: Minh Thái Tổ có an táng ở Độc Long phụ (núi đất Độc Long) không?
Theo kết quả thăm dò phát hiện 1 kiến trúc ngầm trên tuyến trục trung tâm. Tín hiệu từ trường kéo dài về phía Đông Nam một cách khác thường đã tìm thấy vị trí trung tâm của địa cung Hiếu Lăng trong gò Bảo Thành, xác nhận Minh Thái Tổ an táng ở độ sâu vài chục mét trong lòng núi đất Độc Long. Hơn nữa, cung điện ngầm vẫn bảo tồn hoàn hảo, loại trừ quan điểm lưu truyền trong dân gian là địa cung đã bị đào trộm.
Bí ẩn thứ 2: Cửa vào địa cung ở đâu?
Phân tích tư liệu lưới từ thăm dò phía Bắc đường trục trung tâm Minh Lầu, hình đường hầm vào mộ không liên tục một cách khác thường. Hơn nữa, hình đường hầm về phía Đông rẽ sang hướng Đông Nam cũng bất thường. Sự khác thường của kiến trúc kết cấu đường hầm này liên tục, độ dài tới 120m, có độ rộng nhất định, khoảng 5 - 6m. Theo suy đoán, một trong những cửa vào địa cung nằm ở dưới tường thành của gò Bảo Thành.
Qua điều tra vỏ mặt đất ở đây, trên tường thành gò Bảo Thành tương ứng, có thể nhìn thấy 2 chỗ có vết nứt rõ ràng và vết tích sai lệch sụt xuống. Từ đó suy đoán ở đây có khả năng là một trong những cửa đường hầm trong địa cung.
Bí ẩn thứ 3: Đường hầm quanh co do nham thạch gây rối?
So với các lăng đế vương đời trước, Hiếu Lăng có nhiều điểm khác biệt. Một trong số đó là đường hầm quanh co.
Thông qua thăm dò, kết quả phát hiện do 2 loại đá gây ra. Ở dốc núi phía Bắc Minh Lầu, bên dưới có 2 loại đá khác nhau tạo thành. Mé Tây là đá sỏi kỷ Jura (kỳ Trung và kỳ Cuối), mé Đông là đá thạch anh. Từ tính của 2 loại đá này theo hướng Nam - Bắc. Vị trí ở gần trục chính Minh Lầu. Khi mới thăm dò vị trí này bị ngộ nhận là đường hầm.
Hiếu Lăng Minh Thái Tổ quả thật ở dưới núi Độc Long. Đường hầm đi trong mộ lệch về một mé gò Bảo Thành, nguyên nhân vì sao đến nay vẫn còn chưa rõ. Nhưng phương án này đã liên tục ảnh hưởng đến quy hoạch xây dựng lăng cho các vua nhà Minh sau này. Định Lăng thuộc thập tam lăng nhà Minh đã khai quật, cửa đường hầm vào lăng cũng lệch về phía trái, ngược với hướng lệch của Hiếu Lăng. Đường hầm đều tránh đặt trên tuyến trục chính của Bảo Thành và Phương Thành.
Bí ẩn thứ 4: Những hòn đá cuội khổng lồ trên Bảo Thành có tác dụng gì?
Các nhà khảo cổ phát hiện ít nhất 60% bề mặt núi đất Độc Long là do nhân công đắp. Trên gò Bảo Thành có rất nhiều hòn đã cuội lớn sắp xếp rất có thứ tự. Qua nghiên cứu phân tích, những hòn đá cuội này được các thợ đá đưa lên trên. Vì yêu cầu mỹ học của lăng vua hay để phòng ngừa nước mưa xối mặt ngoài lăng hay dùng để chống bọn đào mộ trộm? Hiếu Lăng Minh Thái Tổ tọa Bắc hướng Nam, dựa núi gần sông, là mảnh đất đẹp về mặt phong thủy, song nó để lại nhiều bí ẩn đến nay vẫn chưa giải được.
(Theo Toquoc)