Bàn thờ phong thủy là gì? Tại sao có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới vận hạn của gia chủ?

Thứ Tư, 23/10/2024 11:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Để đáp ứng được nhu cầu tâm linh cho bàn thờ phong thủy, bạn cần dựa vào những yếu tố quan trọng sau đây: Hướng, vị trí đặt bàn thờ và cách bài trí, sắp xếp những món đồ tâm linh trên bàn thờ...
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
 

1. Phong thủy bàn thờ là gì?


1.1 Bàn thờ là gì?

 
Trong nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được lưu lại từ tổ tiên việc thờ cúng là để bày tỏ lòng thành kính với những người đã khuất. Vì thế, bàn thờ được xem là không gian linh thiêng thành kính để chúng ta tưởng nhớ đến những người đã khuất trong gia đình.

Vì vậy bất kể hoàn cảnh gia đình ra sao nhưng nhà nào cũng phải có bàn thờ trong không gian sống của mình. 

Hơn nữa, bàn thờ còn là một nơi thể hiện niềm tin, lòng mong cầu mọi sự suôn sẻ gia chủ đối với các vị Thánh, Thần, Đức Phật hoặc Thiên Chúa... Do vậy, yếu tố phong thủy bàn thờ cho đến ngày nay vẫn đóng vai trò quan trọng vì người ta tin rằng đây là một phần tác nhân mang đến may mắn, tài lộc tránh những tai họa vào thân.   
 

1.2 Ý nghĩa bàn thờ phong thủy


Thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thực hiện các nghi lễ ở bàn thờ cũng là thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của chúng ta. 

Còn ở khía cạnh phong thủy, bàn thờ bàn thờ là một trong những yếu tố quyết định đến tài lộc may mắn của gia chủ. Thế nên, nếu không biết cách bố trí phong thủy bàn thờ sẽ rất dễ mang những xui xẻo, kém may mắn đến với cho gia chủ.
 
Bên cạnh đó, việc tránh được những tác động xấu, phong thuỷ phòng thờ cúng cũng sẽ mang tới nguồn sinh khí tốt, nhiều điều may mắn, vạn sự hanh thông cho gia đình.

Hơn nữa, phong thủy bàn thờ giúp tạo ra sự cân bằng âm dương, mang đến cảm giác hài hòa, thoải mái cho gia chủ. Đặc biệt, một phòng thờ được thiết kế vừa có tính thẩm mỹ lại hợp phong thủy sẽ góp phần làm đẹp cho ngôi nhà.
 

3. Vị trí và hướng đặt bàn thờ phong thủy
 

3.1 Vị trí đặt bàn thờ phong thủy


Vị trí phòng thờ nên đặt ở nơi kín đáo từ hướng cửa nhìn vào. Tốt nhất là nên đặt phòng thờ từ tầng 2 trở lên.
 
Ngoài ra, do không gian nhà đất và nhà chung cư khác nhau về thiết kế mặt sàn và tầng do đó để phong thủy bàn thờ đúng chuẩn bạn cần lưu ý: 
  • Nhà đất: Bàn thờ và gian thờ cúng phải được đặt ở vị trí cao của căn nhà, thông thường là ở một phòng của tầng trên cùng trong nhà, theo nguyên tắc phía trên bàn thờ phải là nóc nhà và bầu trời, không được để các phòng ốc khác đè lên. Ngoài ra phía trước bàn thờ nên là các gian trang trọng, còn phía sau bàn thờ và gian thờ có thể là không gian phụ như sân phơi, kho,… 
  • Căn hộ chung cư: Căn hộ chung cư thường có diện tích hẹp hơn bởi vậy nên sắp xếp bàn thờ thường được chọn tại phòng khách với mẫu bàn thờ treo tường có kích thước nhỏ gọn. Nếu không gian không đủ để có phòng thờ riêng thì nên có rèm che bàn thờ, vị trí đặt trang trọng, tôn nghiêm.
Bàn thờ ngoài đặt đúng hướng còn phải lưu ý tránh những vị trí phạm tâm linh hay phạm phong thủy. Những vị trí này không tốt về bản chất và có tác động một trường năng lượng không tốt về tâm linh, có thể gây suy giảm, kiệt quệ hoặc những bất ý cho gia chủ trong cuộc sống.
  • Cạnh lối đi: đây là khu vực thường xuyên có người đi lại nên mất tính an tĩnh, tôn nghiêm.
  • Đối diện nhà bếp: gây hỏa sát nặng, gia đạo bất hòa, vận thế không ổn định, giảm sút. 
  • Đối diện nhà vệ sinh hoặc phía sau bàn thờ là nhà vệ sinh: Những nơi này được xem là nơi “không sạch”, có uế khí sẽ làm mất đi tính tôn nghiêm của việc thờ tự. Do đó đây là vị trí tối kỵ, tránh về vô lễ với Thần Phật, bất hiếu với gia tiên.
  • Đối diện cửa: bàn thờ mang tính âm, cửa chính hoặc cửa sổ mang tính dương. Đặt bàn thờ xung với cửa làm mất cân bằng.
  • Dưới chân cầu thang: gầm cầu thang là góc khuất, tối và tụ khí. Hơn nữa, việc bước đi trên cầu thang mỗi ngày, bên dưới là bàn thờ là điều đại kỵ. Điều này sẽ khiến sức khỏe của gia đình giảm sút, thường xuyên đau ốm bệnh tật, nội bộ gia đình lục đục. 
  • Bàn thờ không được đặt giữa gương soi bởi gương tạo ra những hung khí không tốt cho bàn thờ. 
  • Không đặt bàn thờ bên trong phòng ngủ, ngay cửa ra vào phòng, dưới xà ngang, dầm nhà.
  • Phía sau bàn thờ là phòng ngủ: không tốt cho đời sống vợ chồng.
  • Trung tâm ngôi nhà là nơi tập trung nhiều vượng khí, do đó gia chủ không nên đặt bàn thờ hay bất cứ vật gì ở đây.
  • Không được đặt bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật đối diện nhau để tránh xung đột.

3.2 Chọn hướng phù hợp cho bàn thờ

 
Hướng của bàn thờ phải được bố trí cùng với hướng chính của ngôi nhà. Ví dụ hướng chính của ngôi là hướng Tây Nam thì hướng đặt bàn thờ phong thủy tốt nhất đó là hướng Tây Nam.
 

+ Chọn hướng bàn thờ phong thủy theo tuổi 


Khi chọn hướng bàn thờ theo tuổi thì người ta thường chọn tuổi của chủ gia đình hay người đóng vai trò là trụ cột trong nhà để xem hướng bàn thờ.
 
Để xác định hướng bàn thờ theo tuổi, bạn làm theo những bước sau đây: 
  • Bước 1: Xác định người cao tuổi nhất trong nhà hay trụ cột gia đình.
  • Bước 2: Tra tuổi, lấy tên của gia chủ rồi xác định hướng tốt, xấu để biết được vị trí đặt bàn thờ hợp phong thủy và chọn hướng đặt bàn thờ sẽ giúp gia đình có được nhiều tài lộc và thịnh vượng.
  • Bước 3: Dựa vào tuổi của gia chủ để xác định phương hướng cũng như vị trí đặt bàn thờ. Bạn sẽ dựa vào mệnh, sự tương sinh, tương khắc theo ngũ hành mà tìm ra hướng tốt nhất để đặt bàn thờ. 

+ Hướng tốt và xấu trong phong thủy bàn thờ


Các hướng đặt bàn thờ tốt: 
  • Hướng Sinh Khí: Đây là hướng đặt bàn thờ cực tốt (Thượng kiết), thuộc Tham lang tinh, Dương Mộc. Những người có cung mạng được hướng Sinh Khí Thượng kiết sẽ được cát lợi cho đường làm quan, tài vận phất lên, gia thất thêm người. Đến các năm và tháng Hợi, Mão, Mùi thì gia chủ sẽ đại phát tài.
  • Hướng Thiên Y: Là hướng thuộc Cự môn tinh, Dương Thổ.,. vô cùng tốt (Thượng kiết). Nếu như vợ chồng hợp với cung này và hướng nhà theo phương này thì sẽ phát phú phát quý, gia thất yên ổn. Đến các năm và tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì gia chủ làm ăn phát đạt.
  • Hướng Diên Niên: Đây là hướng thuộc Võ khúc tinh, Dương Kim, là hướng tốt (Thứ kiết) ứng với các năm và tháng Tị, Dậu, Sửu. Những cặp vợ chồng hợp mạng cùng cung này thì chọn các hướng ra vào, hướng bếp xoay về phương này để thọ lâu, tài vượng và gia đình ấm êm.
  • Hướng Phục Vì: Là hướng thuộc Bồ chúc tinh, Âm Thủy, là hướng tốt (Thứ kiết). Nếu vợ chồng hợp  cung này nên xây các hướng bếp, trạch chủ nhà theo hướng này sẽ sinh con quý, dễ nuôi. 
Các hướng đặt bàn thờ xấu: 
  • Tuyệt Mạng: Là hướng Đại hung, thuộc Phá quân tinh, Âm Kim. Hướng Tuyệt Mạng ứng vào các năm và tháng Tỵ, Dậu, Sửu. Những mạng thuộc cung này có thể sẽ bị tổn hại con cái, tuyệt tự, ảnh hưởng tới sức khỏe, mắc bệnh tật, đoản mệnh, tài vận lụi bại.
  • Ngũ Quỷ: Là hướng thuộc Liêm trinh tinh, Âm Hỏa, hướng Đại hung, khiến gia chủ dễ mắc bệnh tật, khẩu thiệt, tài vận hao mòn, hỏa hoạn, gặp hạn vào các năm và tháng: Dần, Ngọ, Tuất.
  • Lục Sát: Hướng thuộc Văn khúc tinh, Dương Thủy, tức hướng Thứ hung, ứng vào các năm và tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Mặc dù không xấu như các hướng trên nhưng nếu hướng nhà vào hướng này thì dễ bị hao tốn của cải, dễ gây xích mích với bên ngoài, hay bị bệnh tật.
  • Họa Hại: Là hướng thuộc Lộc tồn tinh, Âm Thổ, là Thứ hung. Hướng nhà khi phạm vào hướng này thì bị quan phi, khẩu thiệt, bệnh tật, của cải dễ mất. Các năm bị hạn là Thìn, Tuất, Sửu và Mùi. 

3.2 Cách lựa chọn hướng bàn thờ phong thủy theo mệnh
 

Xét theo ngũ hành để biết gia chủ thuộc mệnh nào trong Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 
 
- Chọn hướng bàn thờ cho người mệnh Thổ và Kim:
 
Theo ngũ hành thì Thổ sinh Kim, do đó hướng đặt bàn thờ của 2 cung mệnh này là giống nhau. Để mang đến may mắn, tài lộc người mệnh Kim, Thổ nên đặt bàn thờ gia tiên theo các hướng như Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam. Bên cạnh đó, gia chủ mệnh Thổ và Kim không nên đặt bàn thờ hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam để tránh những điều không may.
 
- Hướng đặt bàn thờ cho người mệnh Thủy, Mộc, Hỏa:
 
Đối với những gia chủ thuộc mệnh Thủy, Mộc, Hỏa nên đặt bàn thờ theo các hướng Đông, Đông Nam, Nam và hướng Bắc để mang đến những điều tốt lành trong công việc cũng như cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn nên tránh đặt ở các hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.

4. Chọn kích thước và màu sắc bàn thờ


Kích thước và màu sắc của bàn thờ là yếu tố quan trọng mà các gia chủ đặc biệt quan tâm. 
 

4.1 Chọn kích thước bàn thờ theo thước Lỗ Ban
 

Thông thường, bàn thờ được tính và đo theo kích thước lỗ ban.

Thước Lỗ ban có 3 loại là 52cm, 43cm và 39cm, trong đó, thước Lỗ Ban 39cm hay còn gọi là thước Lỗ Ban 39 dùng để đo kích thước âm trạch như Mồ mả, tiểu, quách, bàn thờ,...
 
Trên thước Lỗ Ban có chia kích thước như thông thường và các cung phân định các khoảng tốt hay xấu, giúp người sử dụng biết được kích thước thế nào là đẹp, nên sử dụng và kích thước nào, xấu nên tránh.
 
Một chu kỳ của thước Lỗ ban 39 (38.8cm) có 10 cung theo thứ tự từ trái sang phải là: Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Đến 38.8 cm thì sẽ lặp lại chu kỳ này.

Hiện trên thị trường phổ biến 2 loại hình dáng hay mẫu bàn thờ chính đó lđứng hay còn gọi là tủ đứng và bàn thờ treo tường. Tùy vào diện tích không gian gia chủ có thể lựa chọn 1 mẫu bàn thờ tương xứng. 
 

Chọn kích thước bàn thờ đứng
 

Bàn thờ đứng không phân biệt bàn thờ hiện đại hay ban thờ truyền thông, có rất nhiều kích thước khác nhau, được tính theo thước Lỗ Ban, kích thước thường dùng là :
  • Chiều ngang (dài): 127cm, 157cm, 175cm, 197cm, 217cm,…
  • Chiều sâu (rộng): 61cm, 69cm, 81cm, 97cm, 107cm, 117cm,…
  • Chiều cao: 117cm, 127cm,…


    Chọn kích thước bàn thờ treo tường 


    Dưới đây là một số kích thước chuẩn bạn có thể tham khảo:
    • Kích thước chuẩn của bàn thờ treo tường 48cm (Hỷ Sự) x 81cm (Tài Vượng)
    • Kích thước chuẩn của bàn thờ treo tường 48cm (Hỷ Sự) x 88cm (Tiến Bảo)
    • Kích thước chuẩn của bàn thờ treo tường 49.5cm (Tài Vượng) x 95cm (Tài Vượng)
    • Kích thước chuẩn của bàn thờ treo tường 56cm (Tài Vượng) x 95cm (Tài Vượng)
    • Kích thước chuẩn của bàn thờ treo tường 61cm (Tài Lộc) x 107cm (Quý Tử)
    Bên cạnh những kinh nghiệm chọn kích thước bàn thờ treo sao cho phù hợp, thì bạn cũng cần lưu ý chiều cao khi đặt bàn thờ treo tường hợp lý nữa. Về độ cao, bàn thờ nên có độ cao tỉ lệ với gia chủ, cao quá dễ gây khó khăn khi thờ cúng, thấp quá lại thiếu đi sự tôn nghiêm, vậy nên cần lưu ý độ cao thật cẩn thận. Thông thường chiều cao sẽ trên 1.5m.  

    4.2 Chọn màu sắc bàn thờ


    Bàn và phòng thờ là không gian tâm linh thành kính vì vậy màu sắc không nên quá sáng hoặc sặc sỡ. Bàn thờ nên sơn màu trầm hoắc tối chủ đạo là màu nâu của gỗ và các màu liên quan gần như: vàng sậm, cam, nâu, xám, trắng… luôn là gợi ý tuyệt vời cho không gian thờ cúng tâm linh của gia đình.
  •  

    5. Chất liệu làm bàn thờ

     
    Vật liệu để đóng bàn thờ là yếu tố cũng rất được quan tâm và gỗ tự nhiên thường được ưu tiên sử dụng tạo cảm giác mộc mạc, gần gũi, gợi nhắc về những giá trị truyền thống xưa cũ. Gỗ thuộc hành Mộc nên có thể xua tan ám khí trong nhà, thu hút may mắn và tài lộc cho gia chủ. 
     
    Chọn loại gỗ phù hợp là yếu tố quan trọng nếu bạn muốn tránh tình trạng mối mọt làm ảnh hưởng tới bàn thờ của gia đình mình. Loại gỗ có khả năng chống mối mọt không chỉ giúp bàn thờ có tuổi thọ sử dụng cao mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ dù qua nhiều năm sử dụng. 
    • Gỗ thông được sử dụng phổ biến để làm bàn thờ gia tiên. Gỗ thông có kết cấu mềm, nhẹ, dễ chạm trổ hoa văn nên thường được chọn làm bàn thờ treo. Gỗ thông có khả năng chịu lực cao, bám ốc đinh vít tốt. Nhờ vào chất nhựa tự nhiên có trong thân gỗ nên gỗ thông hiếm khi bị mối mọt xâm nhập.
    • Gỗ sồi: màu sắc đẹp với các đường vân gỗ lạ mắt. Chúng có độ cứng chắc và khả năng chịu lực cao. Trong gỗ sồi có chứa nhiều thành phần tanin với công dụng chính đó là chống mối mọt và chống thấm nước hiệu quả. 
    • Gỗ óc chó: Được xem là loại gỗ tốt nhất thế giới, gỗ óc chó có độ cứng hoàn hảo, có thể tạo nên những sản phẩm nội thất với nhiều kiểu dáng khác nhau. Đây là dòng gỗ có khả năng bám keo, sơn và ốc vít cao. Mang màu sắc độc đáo, gỗ óc chó sẽ sáng dần theo thời gian sử dụng, điều này khiến cho đồ nội thất luôn giữ được vẻ ngoài sang trọng, tươi mới.
    • Gỗ hương: Có khả năng chống mối mọt vượt trội. Hương thơm đặc trưng đã giúp xua đuổi mối mọt và các côn trùng gây hại khác. Ưu điểm này giúp bàn thờ làm từ gỗ hương luôn đảm bảo sẽ không bị hư hại gì do mối mọt. 
    • Gỗ gụ: có vân gỗ tuyệt đẹp cùng màu sắc ấm áp, là loại gỗ có kết cấu chặt chẽ và khả năng chống mối mọt cao. Điều này tạo ra một môi trường không thích hợp cho sự phát triển và tấn công của mối. 
    • Gỗ vàng tâm: Chất gỗ vàng tâm nhẹ nhưng cứng và chắc, mang lại độ bền cao khi sử dụng. Có hương thơm dễ chịu, gỗ vàng tâm có thể tự chống mối mọt, chịu nước, chịu ẩm tốt nên không lo bị gãy, mục trong quá trình sử dụng.  
    • Gỗ tràm: được trồng để lấy gỗ làm nội thất, một trong những loại gỗ ít mối mọt, bền, có khả năng chịu nước, chịu nhiệt tốt. Do tiết diện thân cây lớn nên gỗ tràm có thể tạo ra những mẫu bàn thờ nguyên tấm rất đẹp. 

    6. Bày biện trên bàn thờ

     
    Là nơi thờ cúng thần linh và tổ tiên bởi vậy bàn thờ lúc nào cũng phải sạch sẽ và trang nghiêm. 
     

    6.1 Đồ vật nên có trên bàn thờ: 

    • Bát hương: là một trong những món đồ rất cần thiết bao gồm: Một bát lớn nhất đặt ở chính giữa bàn thờ để thờ Phật. Một bát dùng để thờ Thần như Thổ Công, Thần Tài,… Một bát còn lại dùng để thờ cúng tổ tiên những người đã khuất trong gia đình. Ngoài ra cũng có thể sắp xếp bát hương thờ Phật và tổ tiên chung 1 loại bát, 1 bát thờ Thần, và 1 bát thờ bà Cô Tổ – bà cô ở giữa thần và gia tiên. 
    • Lọ lộc bình sứ: Lộc bình nên đặt ở bên trái, hoặc 2 lọ đặt đối xứng ở hai bên để cắm cành lộc, hoa tươi hoặc hoa sen đúc bằng đồng. 
    • Di ảnh thờ: Đặt di ảnh nam bên trái, di ảnh nữ bên phải (theo hướng bàn thờ nhìn ra chứ không phải hướng người làm lễ nhìn vào). 
    • Mâm bồng: Thường gồm 3 cái để bày trí hoa quả và tiền vàng, bánh kẹo khi cúng kiếng là vật không thể thiếu để bày lễ cúng gia tiên, thần phật. 
    • Ngai chén thờ: Ngai chén thờ đựng nước và đựng rượu. Nên có trên bàn thờ vừa thể hiện cho sự cao sang phú quý, vừa giúp đem lại điềm lành, hạnh phúc và chứa đựng nguồn sống vĩnh cửu cho gia chủ. Đặt ở gần giữa phía trước của bàn thờ, trước bát hương. Số chén theo số lẻ, thường là 3 chén hoặc 5 chén. 
    • Đèn dầu hoặc chân nến: Đèn dầu được thắp sáng trên bàn thờ thay cho soi lối đường về cho ông bà tổ tiên để trở về nhân gian hưởng lễ lộc từ con cháu. 
    • Chóe thờ: Trong phong thủy, chóe thờ tượng trưng cho hũ gạo hũ vàng, đem lại sự sang trọng cho bàn thờ thêm đẹp mắt, đồng thời cầu mong cho gia chủ có cuộc sống giàu sang phú quý. 
    • Một số đồ vật khác nên có trên bàn thờ như: Bộ Đỉnh Hạc, cây nến đôi đèn, đài thờ, đũa thờ, ống hương, đĩa cau trầu, bát thờ,… gia chủ có thể tùy vào kích thước bàn thờ để bày trí sao cho hợp lý. 
    Trong không gian thờ có thể treo các loại tranh phong thủy như tranh Tứ Quý, Thủy Mặc, Tứ Linh,… vừa thẩm mỹ vừa trang nghiêm, giúp mang lại thuận lợi và may mắn cho gia đình.
     

    6.2 Đồ vật không nên có trên bàn thờ: 

    • Hoa giả, đồ giả: được xem là thể hiện thái độ không thành tâm theo quan niệm của ông cha từ xưa, như vậy sẽ gây nên tội bất kính. 
    • Giấy tiền vàng mã: Chỉ sử dụng khi dâng cúng chứ không được để quá lâu trên bàn thờ, cúng kiếng xong phải mang đi hóa vàng ngay. Để tiền vàng lâu trên bàn thờ khiến tài lộc, tiền bạc gia chủ bị ảnh hưởng, trì trệ trong chuyện công việc làm ăn. 
    • Các đồ kim loại như chân hương vòng, lư đồng, chân nến, que sắt nếu cắm vào bát hương trên bàn thờ sẽ không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ. Nếu muốn thắp hương vòng chỉ đốt ở ngoài bát hương, đặt trên đĩa là được. 
    • Bỏ cát vào trong bát hương:  Bát hương phải sử dụng tro sạch đốt từ rơm đã qua sàng lọc loại bỏ sạch tạp chất. Bát hương không được dùng cát thay thế, điều này gây bất kính khiến tổ tiên thần phật khiển trách, gia đình dễ lục đục gặp khó khăn, sức khỏe suy yếu.
    • Hạn chế sử dụng hoa ly – mang nghĩa ly tán; hoa cúc vạn thọ – mùi hương khó chịu không phù hợp cho khu vực thờ cúng. 

    7. Những lưu ý khác trong bàn thờ phong thủy là gì?

     
    Nhưng trước khi tìm hiểu và khám phá về những vấn đề đó, gia chủ nên tuyệt đối tránh những điều cần kiêng kỵ trong không gian văn hóa tâm linh của người Việt.
    • Người lập bàn thờ: Người đích thân lập bàn thờ trong gia đình là chủ của ngôi nhà (người nam là tốt nhất). Trước khi lập bàn thờ nên rửa tay sạch sẽ, mặc trang phục kín đáo, nghiêm chỉnh và thực sự thành tâm. Ngoài ra, phong thủy phòng thờ thờ cho rằng phụ nữ mang thai lập bàn thờ hoặc thậm chí đụng vào bàn thờ rất kỳ.
    • Công đoạn bốc bát hương khi lập bàn thờ cũng nên được gia chủ thực hiện chúng. Không cần nhờ đến thầy cúng, thầy phong thủy, mà chỉ cần gia chủ có được lòng thành và đảm bảo chân tay sạch sẽ trước khi bốc bát hương. 
    • Hướng của phòng thờ tránh nhìn hướng Ngũ Quỷ và nên mang tính dương ngược hướng ánh sắng mặt trời. Không để bàn thờ ngược với hướng chính với ngôi nhà. Bởi bàn thờ ngược với hướng chính của ngôi nhà sẽ mang đến những tai họa rủi ro đến với cho gia chủ. 
    • Thời điểm lập bàn thờ: Nên tiến hành việc lập bàn thờ với lễ nhập trạch cùng thời điểm, chọn ngày và giờ hợp với mệnh – tuổi của gia chủ. Các chuyên gia phong thủy phòng thờ cũng khuyên rằng, gia chủ chú ý ngày giờ lập bàn thờ có xuất hiện sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.
    • Bàn thờ luôn phải sạch sẽ, thoáng mát. Không để những thứ không liên quan hay cấm kỵ lên bàn thờ.