Người có xương Chẩm phía sau đầu nhô cao hoặc kéo dài theo chiều ngang và có phần thịt đệm dày là người được hưởng phúc đức, thọ cao, có nhiều phúc âm (thứ nhất là nhà nội, thứ hai là nhà ngoại).
Xương Chẩm đầy đặn |
Nếu xương Chẩm nhô bình thường là người có hậu, trung vận và hậu vận được an nhàn yên vui, sống thọ, con cái hiển vinh.
Nếu xương Chẩm nhô cao mà không có đệm thịt thì chủ nhân là người được hưởng thọ nhưng phải sống cô quả.
Người có xương Chẩm nhô cao đều sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Họ cũng là người đáng tin cậy, giàu tinh thần sáng tạo, có ý chí kiên cường.
Xương Chẩm nhô nhọn như yếu hầu của đàn ông được gọi là “tự thích cốt”. Người có tướng xương này thường hay nôn nóng, ngạo mạn, nhỏ nhen, thường bị tiểu nhân làm hại.
Xương Chẩm lộ và chếch lên trên gọi là “phản cốt”, chếch xuống gọi là “ương cốt” (tai ương). Nếu là tướng phản cốt thì chủ nhân vốn không lương thiện, sự nghiệp khó thành. Nếu là tướng ương cốt thì chủ về thọ cao nhưng gặp nhiều tai vạ.
Nếu xương Chẩm sau lõm vào hoặc méo mó thì chủ nhân là người thích thể diện, thích hư vinh nhưng lại không có đủ tài lực. Trung niên họ gặp nhiều sóng gió, ít thành công, các thành viên trong gia đình cũng ít hòa hợp với nhau, tuổi thọ không cao.
Nữ giới có xương Chẩm nhọn và lộ thì tính tình bất thường, thiếu dịu dàng, chủ về hình khắc.
(Theo Tìm hiểu nhân tướng học theo Kinh Dịch)