Thứ Tư, 25/12/2019 09:14 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nhật Thực một phần ngày 26/12 là hiện tượng Nhật Thực có hình khuyên, xảy ra cuối cùng của thập kỷ và bạn có thể quan sát dựa và thời gian, địa điểm cụ thể của mình theo hướng dẫn dưới đây.
Nhật Thực một phần ngày 26/12
Năm nay,
16/7/2019 xảy ra Nguyệt thực một phần và cuối năm một lần nữa Mặt Trăng sẽ đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời vào ngày 26/12/2019 tạo ra nhật thực hình khuyên có thể quan sát thấy ở nhiều quốc gia.
Đây là hiện tượng Mặt Trăng sẽ che khuất phần lớn nhưng không phải hoàn toàn Mặt Trời, để lại một vành sáng nhỏ có hình chiếc nhẫn. Tuy nhiên, trên thực tế lại khá giống nhật thực toàn phần hơn.
Khi đó, Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng nhưng do Mặt Trăng nằm xa Trái Đất hơn mọi khi (trên quỹ đạo hình elip), nó không thể che kín Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Kết quả là tạo ra một vòng tròn lửa trên bầu trời. Nguyên nhân là vì trăng non - thời điểm nằm cách xa nhất trong quỹ đạo với Trái đất, do đó hình ảnh của trăng sẽ nhỏ hơn. Trăng nhỏ không che lấp được Mặt trời, nên mới tạo ra hình ảnh trên.
Theo tính toán của các nhà thiên văn học, Nhật Thực một phần ngày 26/12 sẽ diễn ra trong thời gian từ 10h43 đến 14h01 theo giờ Hà Nội.
Trong đó, hiện tượng đạt cực đại vào lúc 12h17, tạo ra nhật thực hình khuyên kéo dài tối đa 3 phút 40 giây.
Vùng quan sát được nhật thực hình khuyên kéo dài bắt đầu từ Saudi Arabia đến miền nam Ấn Độ, miền bắc Sri Lanka, một phần Ấn Độ Dương và Indonesia, kết thúc ở Thái Bình Dương, song song đó hầu hết châu Á và miền bắc Australia sẽ quan sát được nhật thực một phần.
Việc quan sát nhật thực mắt phải nhìn vào Mặt Trời với thời gian dài, nếu không có biện pháp phù hợp sẽ dễ bị hỏng mắt. Do đó, không nên nhìn trực tiếp. Cách tốt nhất là sử dụng kính quan sát hoặc những thiết bị quan sát như kính thiên văn. Ống nhòm đã được trang bị kính lọc Mặt Trời chuyên dụng.
Ngoài ra, bạn có thể đặt chậu nước pha mực đen để quan sát Mặt Trời trong chậu nước. Có thể đặt tấm gương trong chậu nước để quan sát rõ hơn nhưng cần đảm bảo mực pha đủ độ đen để quan sát không bị chói. Hoặc bằng cách tạo một lỗ nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng và cho ánh sáng Mặt Trời chiếu qua và quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ nhỏ lên một tấm giấy trắng đặt ở dưới.
Quan sát nhật thực ở Việt Nam
|
Nhật thực hình khuyên diễn ra vào 20/5/2012 |
Vì Việt Nam ở phía Bắc khu vực quan sát được nhật thực hình khuyên nên tại miền Nam Việt Nam sẽ quan sát được nhật thực một phần với độ che khuất lớn hơn miền Bắc Việt Nam. Cụ thể ở miền Nam, tỉ lệ che phủ có thể lên tới 67%, trong khi ở miền Bắc từ 30% cho tới dưới 40%.
Nhật thực tại đây sẽ bắt đầu pha một phần vào lúc 10 giờ 44 phút. Đạt cực đại vào lúc 12 giờ 24 phút và kết thúc vào lúc 14 giờ 01 phút. Ngoài ra, tùy vào vị trí khác nhau sẽ có thời gian quan sát khác nhau nhưng chênh lệch không nhiều.
Cụ thể nhật thực một phần
ngày 26/12/2019 sẽ quan sát được trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam:
- Hà Nội: nhật thực sẽ bắt đầu lúc 10 giờ 44, đạt cực đại vào lúc 12 giờ 24 phút và kết thúc vào lúc 14 giờ 01 phút. Mật độ che khuất ở Hà Nội tại thời điểm cực đại đạt tối đa đạt 35,94%.
- Hồ Chí Minh: nhật thực sẽ bắt đầu lúc 10 giờ 36 phút. Đạt cực đại lúc 12 giờ 31 phút và kết thúc vào lúc 14 giờ 20 phút. Mật độ che khuất ở thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm cực đại tối đa đạt 63,27%.
- Cần Thơ: nhật thực bắt đầu lúc 10 giờ 33 phút. Đạt cực đại lúc 12 giờ 28 phút và kết thúc vào lúc 14 giờ 18 phút. Mật độ che khuất ở thành phố Cần Thơ tại thời điểm cực đại tối đa đạt 66,03%.
- Cà Mau: nhật thực bắt đầu lúc 10 giờ 29 phút, đạt cực đại lúc 12 giờ 24 phút và kết thúc lúc 14 giờ 17 phút. Mật độ che khuất ở Cà Mau tại thời điểm cực đại đạt tối đa 70,76%.
- Sơn La: nhật thực bắt đầu lúc 10 giờ 38 phút, đạt cực đại lúc 12 giờ 17 phút và kết thúc vào lúc 13 giờ 55 phút. Mật độ che khuất ở Sơn La tại thời điểm cực đại tối đa đạt được 35,81%.