Lời Phật dạy về duyên: Giúp ta chấp nhận mọi hoàn cảnh sống

Thứ Năm, 18/04/2019 09:05 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lắng nghe lời Phật dạy về duyên giúp chúng ta đã hiểu ra rằng những mối nhân duyên là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Từ đó mà tự răn mình khi đối mặt với những chướng ngại trong cuộc sống.
>>> Đừng quên lắng nghe đầy đủ về Lời Phật dạy về tình yêu: Hiểu để sống và yêu trọn vẹn một đời <<<

Chứng kiến những cuộc tình hạnh phúc, ly tan giữa đời thường, ta không ít lần tự hỏi:
 
Vì sao có người gặp ta đã yêu, có người gặp ta đã ghét?
 
Vì sao có đôi vợ chồng chỉ suốt ngày cãi vã?
 
Vì sao bạn có thể hi sinh cho ai đó khi yêu họ quá nhiều?

Chúng ta thường nói việc gặp hay yêu ai đó là do chữ duyên, chữ phận. Nhưng duyên phận đó là gì vì chúng khá kỳ lạ, khó nắm bắt, không ai có thể hiểu thực sự về nó. Như là “có lòng trồng hoa, hoa chẳng nở, vô tình cắm liễu, liễu lại xanh”.

Có lúc lại là hữu duyên vô phận. Có thể yêu nhau, nhớ nhau nhưng không thể gần nhau. Không cố ý đeo đuổi thì lại có, cố gắng có khi lại chẳng thành. Vậy hãy lắng nghe lời Phật dạy về duyên để hiểu thêm về điều này:
 
 

Theo lời Phật dạy về duyên thì:


Ở kiếp này:

Vợ là người bạn chôn kiếp trước, tới trả ơn.
 
Con trai là chủ nợ tới để đòi món nợ chưa trả.
 
Con gái là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt.
 
Người tình là vợ chồng của kiếp trước, tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt.
 
Hồng nhan tri kỷ là anh em của kiếp trước, tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết.
 
Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra kiếp trước. Xem thêm: Lời Phật dạy: Gặp một người là tăng thêm một nhân duyên
 
 
- Bởi yêu khắc cốt ghi tâm mà cảm thấy cuộc đời như mơ, kiếp trước ngoái đầu nhìn 500 lần mới đổi được 1 lần gặp mặt ở kiếp này, đừng bỏ lỡ.
 
- Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.
 
- Nhân duyên trăm năm, sai trong một phút, quay đầu tìm lại, tình đã thành không.
 
- Yêu rồi biệt ly, oán rồi hội hợp, buông tay về trời, tất cả đều thành hư vô.
 
- Tu trăm kiếp mới chung thuyền, tu ngàn kiếp mới chung chăn gối, kiếp trước ngoái đầu 500 lần đổi lại kiếp này 1 lần gặp gỡ.

- Nếu không nợ nhau, làm sao gặp gỡ!
 
Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông
 
Hoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ý
 
Người đến là duyên khởi, người đi là duyên tàn
 
Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
 
Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên. 

Có lòng trồng hoa, hoa chẳng nở, vô tình cắm liễu, liễu lại xanh
Vô danh
 

Hiểu về chữ duyên theo lời Phật dạy để tự răn mình


Lắng nghe lời Phật dạy về duyên giúp chúng ta đã hiểu ra rằng những mối nhân duyên là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Thế thì còn gì đâu mà phải ca thán, hay oán trách. 

Do đó, từ ngay bây giờ chúng ta phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ.
 
 
Đừng trách, đừng buồn, đừng thở than
Đừng hờn, đừng giận, đừng ngỡ ngàng
Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái
Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng. 
 
Sự đời sóng gió chuyện thường thôi
Phật pháp ít nhiều đã hiểu rồi
Chấp chứa trong lòng chi để khổ
Xả đi quá khứ việc xa xôi.
 
Kém phước, hết duyên vậy đó mà
Tạo thêm duyên phước đừng lo xa
Đâu ai rảnh rỗi ban và giáng
Nghiệp quả chính mình nên nhận ra.
 
Đủ duyên, đủ phước, đủ tài tình
Đủ đức, đủ từ, đủ trí minh
Tự tại thản nhiên chấp nhận hết
Khổ đau, hạnh phúc tự nơi mình.
 
Ai đến, ai đi, không cưỡng cầu.
Ai mong, ai nhớ, không chờ mong
Ai khóc, ai cười, đừng phiền muộn
Ai lừa dối, ai quay lưng, đừng gục ngã...

Như vậy chúng ta phải tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn, để chúng ta có cuộc sống an lạc tương ứng. Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.
 

Duyên nợ vợ chồng trong tư tưởng Đạo Phật

 
Việc giữ gìn hạnh phúc gia đình chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Đó là lý do Phật cũng đã đưa ra lời khuyên trong việc thực hiện đạo vợ chồng.

Đạo vợ chồng là môn học cao sâu và là cả một nghệ thuật, mà vợ và chồng - những người chủ gia đình - học cả đời cũng không xong. Và cứ như thế ta tu tập từ đời kiếp này sang đời kiếp khác thì chúng ta tìm đến cái Duyên với Phật Pháp. Chúng ta sẽ hưởng Phước lành nếu biết tạo cái duyên nợ của thế gian đến với Phật Pháp. Xem thêm: 30 Lời Phật dạy về hạnh phúc vô cùng đáng quý không nên bỏ lỡ

Ba nhu cầu chính của người chồng:
 
- Kính trọng.
- Nhận được sự dịu dàng.
- Được thấu hiệu, ủng hộ, được thừa nhận.
 
 Ba nhu cầu chính của người vợ:
 
- Cảm giác an toàn.
- Lãng mạn.
 
Vợ chồng nên có 4 điểm chung
 
- Cùng mục tiêu phấn đấu.
- Cùng một môi trường sống.
- Cùng mối quan tâm về cuộc sống.
- Có cùng những người bạn. 
 
Ba điều phải luôn ghi nhớ
 
- Không có đúng sai trong gia đình mà chỉ có hòa thuận - bất hòa.
- Nhà là nền móng và linh hồn, cả hai đều nằm trong tay người phụ nữ cùng với đối tác của mình.
- Tình yêu là sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới còn vũ khí mạnh nhất là cảm động.

Đừng hiểu sai chữ duyên


Hiện nay, có quá nhiều cặp đôi vội vàng kết hôn khi không hiểu nhau, không biết đối phương có chung lý tưởng sống với nhau hay không, rồi sống với nhau lại bảo: KHÔNG HỢP. Họ chẳng chờ cho tình yêu đủ chín, cứ thế vội vàng đến rồi vội vàng đi, lại đổ cho duyên số. 
 
Hãy cùng lắng nghe câu chuyện sau đây về bài học của Phật để nhận ra chúng ta đã hiểu sai chữ duyên này như thế nào: 
 
Một người quỳ dưới chân Đức Phật và hỏi: Thưa Đức Phật thánh minh, con không biết nên làm gì khi con yêu say đắm người khác trong khi con đã có vợ.
 
Đức Phật: Vậy người con đang yêu sẽ là người cuối cùng đúng không?
 
Người: Thưa vâng.
 
Đức Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy!
 
Người: Như thế có tàn nhẫn quá không khi vợ của con dịu dàng, lương thiện, thảo hiền?
 
Đức Phật: Tình yêu không tồn tại trong hôn nhân mới là tàn nhẫn. Nhưng đây con đã đem lòng yêu người khác, làm như thế có gì sai?
 
Người: Nhưng vợ còn yêu con lắm.
 
Đức Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc.
 
Người: Ly hôn rồi vợ con sẽ phải rất đau khổ chứ ạ?
 
Đức Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi một tình yêu đối với vợ con. Con là người đánh mất hạnh phúc cho nên người đau khổ là con.
 
Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.
 
Đức Phật: Con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Con không còn trong cuộc hôn nhân đó, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang người khác, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.
 
Người: Nhưng vợ nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác.
 
Đức Phật: Con cũng đã từng nói thế?
 
Người: Con… con…
 
Đức Phật: Hãy nhìn vào 3 ngọn nến trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?
 
Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.
 
Đức Phật: Ba ngọn nến ví như ba người đàn bà. Một ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu… Ngay đến một trong ba ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không tìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?
 
Người: Con…con…con…
 
Đức Phật: Bây giờ con cầm một cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?
 
Người: Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.
 
Đức Phật: Giờ đặt lại chỗ cũ, xem ngọn nào sáng nhất.
 
Người: Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.
 
Đức Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, khi con để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, thì nó cũng như ngọn nến khác. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.
 
Người: Con hiểu rồi, giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.

Có những lúc chúng ta cứ đổ cho tại duyên, tại phận mà không cố gắng. Vì thế, hãy dùng trí tuệ soi chiếu để tránh hiểu nhầm những lời Phật dạy về chữ duyên bạn nhé.

MiMo (Tổng hợp)