Khám phá điều bất ngờ về tiềm thức con người qua giấc mơ

Chủ Nhật, 28/06/2020 09:32 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cho đến nay, con người vẫn chưa thể khám phá hết tiềm thức con người qua giấc mơ và luôn khiến chúng ta tò mò vì có những giấc mơ đã từng trở thành hiện thực.


Tiềm thức con người qua giấc mơ


Hầu hết con người và thậm chí loài vật thường xuyên có những giấc mơ xảy ra với mình. Xét về những giấc mơ của chính chúng ta, có thể thấy có nhiều sự việc diễn ra trong giấc mơ đã trở thành sự thật. Các chuyên gia nhận định rằng một sự vô thức bị trói buộc bởi các thông tin đã biết.
 
Việc này thường được đóng góp bởi tiềm thức - thứ duy nhất còn thức khi chúng ta đi ngủ. Hãy tưởng tưởng mỗi lần bạn ngủ sâu thì toàn bộ cơ thể đã nghỉ ngơi, còn tim, phổi và tất cả các cơ quan vận hành sự sống của bạn vẫn hoạt động liên tục trong khi bạn say giấc. Điều đáng lưu ý là ý thức đã nghỉ nhưng tiềm thức vẫn làm việc không ngừng nghỉ.
 
Chúng ta thường hay nhắc tới ý thức mà quên đi tiềm thức - phần cứng khó thay đổi nhất vì chúng được xem là "não bò sát" - nơi gây ra những định nhanh nhanh chóng bởi những ký ức lưu sẵn trong não bộ. Bộ não con người có 2 phần là tiềm thức & ý thức:
 
- Tiềm thức chiếm 90% tư duy của bạn.
 
- Ý thức chỉ chiếm 10% tư duy.
 
Tiềm thức là kho lưu trữ ký ức của bạn, tất cả những trải nghiệm từ thời thơ ấu của bạn đều đã được ghi lại và cất giữ trong đó. Tiềm thức cũng có thể được tạo thành khi một hành động, sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần ở ý thức, khi ta cho rằng việc này được lặp lại nhiều nghĩa là quan trọng, từ đó chúng tự động lưu vào tiềm thức. 

Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định có ý thức để thay đổi nội dung tiềm thức của mình. Và đây là nơi tạo ra giấc mơ cho con người khi chúng ta ngủ say và ý thức nghỉ ngơi.

Có những giấc mơ mô tả lại nỗi lo lắng hoặc vấn đề trong hiện tại nhưng cũng có những điều vượt ngoài những trải nghiệm thực tiễn. Vì có nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị liệt tiết lộ rằng họ thường mơ về việc họ đi lại, bơi lội, chạy nhảy với tần số cũng nhiều như những người không bị liệt. 
 
Thực tế chỉ ra rằng, trải nghiệm trong cuộc sống thường ngày không phải lúc nào cũng xuất hiện trong giấc mơ ngay lập tức. Thi thoảng một trải nghiệm được sàng lọc và xuất hiện trong giấc mơ sau đó vài ngày, thậm chí một tuần. 

Trong cuốn sách sức mạnh tiềm thức có đoạn: "Một vài người cũng từng nhận được lời cảnh báo kiểu như vậy thông qua hình ảnh của mẹ mình trong giấc mơ. Bà tha thiết bảo người ấy đừng đi đến nơi này hay nơi kia và cũng cho biết lý do tại sao.

Đôi khi tiềm thức sẽ gửi đến bạn lời khuyên ngay cả khi bạn đang thức. Có lúc bạn cảm giác mình nghe được một giọng nói nào đó có vẻ giống như của mẹ bạn hoặc một người thân yêu nào đó.

Bạn dừng bước và quay lại, xem thử tiếng nói đó phát ra từ đâu. Liền ngay đó, bạn mới vỡ lẽ rằng nếu không nhờ dừng lại do nghe tiếng của người thân, hẳn bạn đã bị vật lạ rơi từ cửa sổ va vào đầu".
 
 
 

Khám phá những giấc mơ


Chúng ta dành khoảng 8 tiếng tức 1/3 thời gian để cho việc ngủ và các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trung bình chúng ta dành khoảng 6 năm cuộc đời chỉ để nằm mơ. Khoảng thời gian này tương đương với 2.190 ngày hoặc 52.560 giờ. 

Nhưng có những giấc mơ ta nhớ được từng chi tiết nhỏ nhưng cũng có khi ta chỉ có cảm giác mơ hồ hoặc thức dậy mà hầu như chẳng nhớ một tý gì những điều mình đã mơ thấy.
  

1. Giấc mơ sáng suốt (lucid dream)


Đây là một giấc mơ mà trong đó người mơ biết rằng mình đang mơ và cho đến nay vẫn còn là một chủ đề chưa được nghiên cứu sâu. Những tiến bộ gần đây cho thấy đó là một trạng thái pha trộn giữa ý thức của lúc tỉnh và ý thức trong lúc mơ

Một hiện tượng khác cũng không kém phần ly kì có thể xảy ra trong lúc ngủ là hiện tượng “Tê liệt khi ngủ” (sleep paralysis) hay còn gọi là “bóng đè”. Hiện tượng này thường đi kèm với ác mộng và tê liệt toàn thân. Cùng với đó là sự rối loạn trong cảm xúc và nhận thức không biết mình đang mơ hay đang tỉnh..

Trong một giấc mơ sáng suốt, người mơ có thể sử dụng một vài cấp độ trong việc kiểm soát vai trò của mình bên trong giấc mơ hoặc có thể điều khiển môi trường mơ. Đồng thời, dù mơ nhưng họ có khả năng suy nghĩ logic và dễ dàng nhớ lại những kí ức quá khứ hơn khi trở về với đời sống thực tại. 
 
Họ thậm chí có thể kiểm soát hành động và ý định của mình trong thế giới giấc mơ tương tự như trong bộ phim Inception. Nói một cách khác, họ có thể bay lượn, tạo ra phép thuật, thay đổi hình dạng của chính bản thân mình và thế giới trong mơ tùy theo ý muốn của họ. 

Những giấc mơ hóa ra lại bị ảnh hưởng bởi cuộc sống lúc thức của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. 
 
 
 

2. Giấc mơ bình thường

Đây là một giấc mơ mà trong đó người mơ đóng vai trò như ngời quan sát, không cố ý thay đổi tình tiết nào trong giấc mơ.

Để các nhà khoa học có thể xác định được liệu người tham gia thí nghiệm đang mơ giấc mơ bình thường hay là giấc mơ sáng suốt, họ thường phải xem xét chuyển động mắt của những người tham gia thí nghiệm trong khi họ đang ngủ. Thông thường những người đang có giấc mơ sáng suốt sẽ có chuyển động mắt khá lạ, hai lần sang trái và sau đó là hai lần sang phải.
 
Bằng cách sử dụng phương pháp này, các nghiên cứu đã nhận thấy rằng quá trình chuyển đổi từ giấc mơ thông thường sang giấc mơ sáng suốt có liên quan đến sự gia tăng bất thường trong hoạt động ở vùng não phía trước trán. Đáng chú ý là khi những người thí nghiệm đang có giấc mơ sáng suốt thì những vùng não quyết định những chức năng nhận thức cấp độ cao như lý luận logic và hành vi đúng đắn cũng hoạt động mạnh mẽ như khi ho đang thức tỉnh.
 
Một số phương pháp nghiên cứu hoạt động khác của não như nghiên cứu sóng gamma đã cho thấy các khía cạnh khác nhau trong ý thức và tiềm thức như kinh nghiệm, nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ, và những kỷ niệm đã trói buộc chằng chịt với nhau tạo thành một ý thức tích hợp. Ý thức này giúp giữ chúng ta sáng suốt trong khi đang mơ.

(Tổng hợp)