(Lichngaytot.com) Áp thấp trên biển Đông đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Bắc và suy yếu thêm.
- Áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ đất liền Quảng Trị - Thừa Thiên Huế nhưng không suy yếu mà quay ngược ra biển Đông và mạnh thêm
- Dự báo thời tiết 10 ngày tới 4-14/9: Thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp do bão và áp thấp nối đuôi nhau tấn công
- Bão có thể nuốt chửng áp thấp nhiệt đới mới trên Biển Đông
1. Áp thấp trên Biển Đông đã suy yếu
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng nay, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
Hồi 10 giờ ngày 03/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 100km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Bắc và suy yếu thêm.
2. Áp thấp nhiệt đới trên đất liền ngày càng mạnh thêm
Hồi 10 giờ ngày 03/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Dự báo trong 24 giờ tới: Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 10 giờ ngày 04/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 10 giờ ngày 05/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Nam đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đọc ngay: Áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ đất liền Quảng Trị - Thừa Thiên Huế nhưng không suy yếu mà quay ngược ra biển Đông và mạnh thêm
3. Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, sáng 3-9 đã có mưa rất to ở miền Trung, đặc biệt ở Huế từ 1-4h sáng là 150-200mm, hiện vẫn đang mưa và sẽ tiếp tục mưa to ở khu vực này.
Dự báo thời tiết từ hôm nay đến ngày 5-9, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt, riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế 500-700mm/đợt, có nơi trên 700m/đợt); khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300mm/đợt), Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (100-150mm/đợt).
Ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao 2-4m, biển động mạnh. Ở vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới do áp thấp nhiệt đới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên), phía bắc vĩ tuyến 13 độ Vĩ Bắc.
Cảnh báo mưa lớn: Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài đến ngày 05/9 (tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế 500-700mm/đợt, có nơi trên 700mm/đợt); khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300mm/đợt), Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (100-150mm/đợt).
Cảnh báo gió mạnh: Trong ngày và đêm nay (03/9), ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao 2,0-4,0m; biển động mạnh; ở vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió giật mạnh cấp 7-8.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới do áp thấp nhiệt đới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 13,0 độ Vĩ Bắc.
Ngoài ra: Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam cường độ mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Sóng biển cao 2,5-3,5m. Biển động mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Xem thêm: Dự báo thời tiết 10 ngày tới 4-14/9: Thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp do bão và áp thấp nối đuôi nhau "tấn công"
Xem thêm: Dự báo thời tiết 10 ngày tới 4-14/9: Thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp do bão và áp thấp nối đuôi nhau "tấn công"
4. Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa nhất là hồ, đập xung yếu, đang thi công và thủy điện nhỏ |
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đến 6h ngày 3-9, biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 phương tiện/312.630 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Hiện vẫn còn 111 tàu/814 người (Quảng Ngãi 23 tàu/196 người, Bình Định 88 tàu/618 người) đang hoạt động khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các phương tiện đã nắm được thông tin và đang di chuyển tránh trú bão. Hiện đã có 10 tỉnh cấm biển.
Áp thấp nhiệt đới đổ bộ đất liền rồi quay ra biển, có thể mạnh thành bão - Ảnh 3.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa nhất là hồ, đập xung yếu, đang thi công và thủy điện nhỏ - Ảnh: CHÍ TUỆ
Ông Trần Quang Hoài - tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai - cho biết theo dõi thiết bị giám sát thì còn nhiều tàu thuyền đang hoạt động. Qua dự báo, vùng nguy hiểm không chỉ ở bắc vĩ tuyến 13 mà toàn bộ Biển Đông, vì vậy các địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình tàu thuyền, tránh chủ quan như cơn bão số 4, tàu thuyền trên biển gặp rất nhiều sự cố.
Trên đất liền, với cảnh báo lượng mưa đặc biệt cao 500-700mm ở Hà Tĩnh - Thừa Thiên - Huế, phải chỉ đạo rất quyết liệt, đề nghị xem xét sẵn sàng việc tiêu úng công trình thủy lợi, tăng thu hoạch.
Nếu mưa lớn, cần lưu ý tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh dễ bị chia cắt và ngập lụt. Đồng thời phải đảm bảo trong ngày khai giảng, học sinh đến trường được an toàn.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng NN&PTNT, phó trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường yêu cầu cơ quan dự báo thường xuyên theo dõi, thông tin kịp thời, chính xác diễn biến hai áp thấp nhiệt đới, cảnh báo mưa lớn và gió mùa Tây Nam.
Trước diễn biến mưa rất lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ông Cường yêu cầu các địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là hồ, đập xung yếu, đang thi công và thủy điện nhỏ, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố...
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia