Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Giải mã ý nghĩa các góc chiếu trong bản đồ sao: Cách các hành tinh tương tác xoay chuyển vận mệnh mỗi người

Thứ Ba, 30/04/2024 10:30 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Một trong những kiến thức căn bản để hiểu được một lá số chiêm tinh, đó là bạn cần biết ý nghĩa các góc chiếu trong bản đồ sao. Góc chiếu này là góc tạo thành giữa 2 hành tinh khi di chuyển trong vũ trụ. Cùng tìm hiểu cụ thể các góc chiếu là gì? Chúng đóng vai trò ra sao trên bản đồ sao cá nhân của bạn?
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Góc chiếu trong bản đồ sao là gì?

 
Y nghia cac goc chieu trong ban do sao
 
Chắc hẳn khi tìm hiểu về chiêm tinh học, bạn từng ít nhất một lần nghe nói đến những khái niệm như “sao này chiếu sao kia”, “hành tinh này vuông góc với hành tinh Y”... Vậy góc chiếu là gì?
 
Theo định nghĩa, góc chiếu, hay còn gọi là góc hợp (tên tiếng Anh: Aspects) là góc tạo giữa hai hành tinh bất kỳ khi di chuyển trong vũ trụ.

Góc hợp này xác định nên mối quan hệ giữa hai hành tinh và cách thức mà các hành tinh này tương tác lẫn nhau. Giải mã được ý nghĩa của các góc chiếu là một trong những kiến thức căn bản để hiểu được một lá số chiêm tinh.

Xem thêm: Giải mã sâu trọn bộ ý nghĩa các hành tinh trong chiêm tinh học
 

2. Các góc chiếu chính

 
Trong bản đồ sao, góc chiếu sẽ được đo theo vòng tròn 360 độ. Bài viết hôm nay sẽ tập trung nói về những góc chiếu hay được sử dụng nhất, mỗi góc cách nhau 30 độ.
  • Trùng tụ (conjunction – 0 độ) – Ký hiệu: ☌
  • Lục hợp (sextile – 60 độ) – Ký hiệu: ⚹
  • Vuông góc (square – 90 độ) – Ký hiệu: □
  • Tam hợp (trine – 120 độ) – Ký hiệu: △
  • Ngũ chiếu (quincunx – 150 độ) – Ký hiệu: ⚻
  • Bán lục hợp (critical – 30 độ) - Ký hiệu: ⚺
  • Đối đỉnh (opposition – 180 độ) – Ký hiệu: ☍
Cac goc chieu chinh
 
Bên cạnh các góc chiếu chính này, có thêm một số góc chiếu phụ có thể bạn quan tâm như:

Cac goc chieu phu
 

3. Phân loại các góc chiếu

 
Đối với chiêm tinh học, không có góc chiếu, hành tinh, hay vận nào gọi là "tốt" hay "xấu" hoàn toàn.  Đơn giản là chúng đều có tính cách riêng, đôi khi lại tương phản - đối nghịch lẫn nhau.
 
Nói cách khác, mỗi loại góc chiếu đều có hai bộ mặt. Những góc chiếu căng thẳng luôn đem đến những khó khăn, và nếu chúng ta có thể vượt qua khó khăn đó, chúng trở thành sự thắng lợi, chinh phục hay thành đạt cho bản thân. 
 
Trong khi đó, những góc chiếu hài hòa đem đến những điều kiện thuận lợi có thể phung phí đi nhiều cơ hội tốt. 
 
Tốt nhất và lý tưởng nhất là một lá số nên có sự cân bằng giữa 2 nhóm góc chiếu vừa căng thẳng vừa hài hòa.  Nếu một người chỉ có toàn những góc chiếu hài hòa sẽ có nhiều tiềm năng đấy, nhưng lại không có động lực để phát triển nó, trong khi một người chỉ có những góc chiếu căng thẳng có thể cảm thấy thiếu niềm tin và lạc quan để vượt qua các khó khăn.
 

- Nhóm 1: Góc chiếu xung đột hoặc thách thức


Gồm các góc:
  • Góc vuông (90 độ)
  • Góc đối (180 độ)
  • Bất đồng vị (150 độ)
  • Đôi khi có thể là góc trùng tụ (0 độ) hoặc bán lục hợp (30 độ) tùy vào sự hòa hợp giữa hành tinh và dấu hiệu hoàng đạo.
Những góc chiếu này tương ứng với các căng thẳng tinh thần mà ta phải trải qua, đồng thời thường gợi nhắc về những hành động nhất định hoặc ít nhất là về sự tiến triển trong nhận thức ở lĩnh vực được chỉ ra. Tức là nếu chúng ta có thể vượt qua khó khăn đó, chúng trở thành sự thắng lợi, chinh phục hay thành đạt cho bản thân.
 
Mặc dù nhiều nhà chiêm tinh dùng khái niệm “không hài hòa” (cũng được hiểu là “gay go” hoặc “tồi tệ”) để ám chỉ những góc chiếu này, nhưng nó có thể gây hiểu lầm, vì một cá nhân có thể phát huy các biểu hiện của trạng thái tương đối hài hòa khi sử dụng nguồn năng lượng này bằng việc đảm đương trách nhiệm, công việc hoặc những thử thách cần một nguồn năng lượng với cường độ cực lớn được phóng thích.
 
Những góc chiếu thử thách cho thấy năng lượng tham gia (và theo đó là cả những chiều hướng trong cuộc sống của cá nhân có góc chiếu như vậy trong biểu đồ) không bị tác động bởi sự hài hòa.
 
Chúng thường can thiệp vào biểu hiện của một người và tạo ra căng thẳng cho nguồn năng lượng, như thể là hai luồng năng lượng nằm trong trạng thái đối nghịch, tạo nên thứ vẻ ngoài bất ổn và cuồng nộ. Tuy nhiên, sự cuồng nộ và bất ổn này có thể khiến cá nhân phải bắt tay giải quyết vấn đề.
 
Khi sự bực tức và căng thẳng bên trong được kiềm chế, điều khiển, những người như thế sẽ có khả năng tập trung hơn để nỗ lực đạt được mục tiêu học tập và phát triển các kỹ năng đặc biệt cần sự tư duy cao độ.
 
Ví dụ: Góc chiếu xung đột giữa sao Thủy và sao Hỏa có thể biểu thị cho sự bất nhẫn (sao Hỏa) trong giao tiếp (sao Thủy), sự nỗ lực quá sức (sao Hỏa) cho việc học (sao Thủy), xu hướng khăng khăng quyết đoán (sao Hỏa) một ý kiến hay quan điểm (sao Thủy), hệ thần kinh luôn phản ứng cùng sự bực tức, bản tính quá gay gắt, v..v.
 

 - Nhóm 2: Góc chiếu hòa hợp hoặc suôn sẻ


Gồm các góc:
  • Góc tam hợp (120 độ)
  • Góc lục hợp (60 độ)
  • Đôi khi có thể là góc trùng tụ (0 độ) (tùy vào hành tinh) hay góc bán lục hợp (30 độ) (tùy vào sự hòa hợp giữa các hành tinh và nhân tố của dấu hiệu hoàng đạo kèm theo).
Bên cạnh các góc thách thức ở trên, thì những góc chiếu hòa hợp đem đến những điều kiện thuận lợi có thể giúp bản thân phát triển, gặp may mắn. Nhưng mặt trái của nó là cũng có thể khiến con người ta trở nên ỷ lại, lười biếng.
 
Những góc này tương ứng với năng lực, tài năng tự nhiên, các cách hiểu và biểu cảm được cá nhân sử dụng, phát triển một cách dễ dàng. Chúng hình thành nên nguồn vốn vững chắc và đáng tin mà con người có thể trông cậy vào bất kỳ lúc nào.
 
Mặc dù cá nhân có thể muốn đặt nhiều nỗ lực và tập trung vào những góc xung đột hay thách thức hơn trong cuộc sống, nhưng hãy nhớ rằng, góc chiếu suôn sẻ cũng thể hiện tiềm năng để phát huy những tài năng dị biệt.
 
Góc chiếu hòa hợp cho thấy rằng năng lượng (và theo đó là hai chiều hướng của cá thể tồn tại) có sự dao động hài hòa và vì thế những dòng năng lượng đó sẽ củng cố sức mạnh lẫn nhau trong mỗi người, tương tự như hai luồng sóng cùng hòa nhập và kết hợp thành một biểu hiện thống nhất của nguồn năng lượng phức hợp.
 
Ta cùng nhìn lại ví dụ về sao Thủy và sao Hỏa như ở trên, góc chiếu hòa hợp giữa hai hành tinh này cho thấy một sự tự động hòa hợp giữa hai nguồn năng lượng có thể tạo ra sức mạnh tinh thần, khả năng tự bảo vệ quan điểm, hệ thần kinh thép, khả năng biến ý tưởng thành hiện thực.
 
Có thể coi trí thông minh của sao Thủy đã dẫn đường cho sao Hỏa tự khẳng định bản thân, đồng thời sao Hỏa tiếp thêm năng lượng cho sự nhận thức và ngôn ngữ nói của sao Thủy. Mối quan hệ như vậy có thể được hình dung:
 

4. Quy tắc để diễn giải ý nghĩa các góc chiếu

 
Quy tắc quan trọng nhất trong việc diễn giải các góc chiếu là:
 
Hành tinh trong dấu hiệu hoàng đạo đại diện cho những mong muốn mãnh liệt đi kèm biểu hiện và nhu cầu cần được đáp ứng cơ bản, nhưng góc chiếu lại tiết lộ hiện trạng của dòng năng lượng và vì thế sẽ cho thấy một người cần nỗ lực như thế nào để thể hiện một mong muốn cụ thể hoặc đáp ứng một nhu cầu cụ thể.
 
Nói cách khác, một góc chiếu sẽ không thể cho ta biết liệu rằng một người có thể trải nghiệm hay đạt được gì không; nhưng ở mức tương đối, nó sẽ cho ta biết ta cần bao nhiêu nỗ lực để đạt được mục tiêu đặt ra.
 
Đây là cách thức diễn giải rất đáng để ghi nhớ và nghiên cứu sâu. Nếu muốn diễn giải ý nghĩa các góc chiếu một cách chính xác và tinh tế, việc hiểu được nguyên tắc này là rất quan trọng. 
 

5. Ý nghĩa các góc chiếu trong bản đồ sao

 

5.1 Trùng tụ - Conjunction - 0 độ


Goc trung tu tren ban do sao
 
  • Phân loại: Góc hòa hợp giữa hai hành tinh
  • Độ góc: 0 - 8 độ
Trùng tụ là một góc chiếu giữa 2 hành tinh hay 2 điểm cách nhau từ 0° đến vài độ, đôi khi có thể lên đến 10° hay 12°.  Tóm lại là hai hành tinh chồng trên nhau ở cùng một chỗ trên lá số. Từ khóa cho góc trùng tụ là hành động và sự phản chiếu bản thân.
 
Khi hai hành tinh tạo nên góc trùng, nghĩa là chúng ở rất gần nhau trên bầu trời, và hợp lực với nhau như hai thành viên của một đội. 
 
Trùng tụ có thể tạo nên các kết quả tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào việc đó là hai hành tinh nào. Bất kỳ góc trùng tụ nào trong biểu đồ cũng cần được coi là quan trọng, vì nó chỉ ra sự hợp nhất mãnh liệt và sự tương giao giữa hai nguồn sinh lực.
 
Góc trùng tụ mạnh nhất là góc có một trong số những “hành tinh cá nhân” (Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa) hoặc có cung Mọc. Những góc trùng tụ này luôn thể hiện đặc trưng cho dòng năng lượng cực mạnh cùng biểu hiện cá nhân (thông qua hành tinh và dấu hiệu hoàng đạo), bên cạnh đó chi phối những điều một người sẽ tập trung vào trong cuộc đời (thông qua cung địa bàn).
 
Ví dụ, khi Mặt trời kết hợp gần với sao Thiên Vương (Uranus), những người khác có thể nhận thấy sự khác biệt với người này, nhưng bản thân cá nhân có góc chiếu này khó phân biệt giữa ý thức cá nhân và bản chất tiên tiến, cấp tiến, biến đổi bất thường hoặc tách biệt của riêng mình. Người này cho rằng những người khác cũng giống như vậy một cách tự nhiên nếu nếu không có sự khách quan.
 
Nhu cầu của hai bên quá khác nhau, xu hướng thì đối nghịch, và ước vọng không tương đẳng với nhau. Điều quan trọng để hiểu được một trùng tụ là quan sát kỹ nó đem nhập lại cái gì với nhau.
 

5.2 Đối đỉnh - Opposition - 180 độ


Goc doi dinh tren ban do sao
 
  • Phân loại: Góc thử thách giữa hai hành tinh
  • Độ góc: 180 độ
Đối góc, hay góc đối đỉnh 180 độ (hay bất song song theo xích vĩ hoặc trục Bạch Dương / Thiên Bình) cho thấy có một sự tương phản về các nhu cầu, giá trị và động lực. Theo truyền thống, góc đối đỉnh tượng trưng cho sự chia cách, mâu thuẫn và chênh lệch về các nhu cầu khác xu hướng với nhau. 
 
Khi hai hành tinh tạo thành góc đối đỉnh, nghĩa là vị trí của chúng trên bản đồ sao đối nghịch nhau hoàn toàn. Năng lượng của chúng cũng xung khắc nhau. 
 
Đây là góc gợi lên cảm giác căng thẳng, nhưng thực tế vẫn không gay gắt bằng một số góc khác, bởi vì ít nhất thì hai hành tinh ở vị trí đối đỉnh cũng có cùng mục tiêu. 
 
Góc đối đỉnh thường liên quan đến những hành tinh thuộc nguyên tố hài hòa, đồng thời cho biết mức độ quá khích trong năng lượng của con người được biểu hiện bởi cảm giác lạc trôi giữa dòng xu hướng đối nghịch. Đây có thể được coi là thách thức tức thời trong mối quan hệ.
 
Ở đây thường có sự thiếu khách quan khá lớn bởi cá nhân có xu hướng gắn những đặc điểm bản chất của mình với người khác. Thế nên rất khó để phân biệt đặc điểm nào là của bạn và đặc điểm nào là của người khác.
 
Có góc chiếu đối nghịch trong biểu đồ sao thường giống như là bị kéo dãn giữa hai xu hướng trái ngược, thậm chí mâu thuẫn nhau. Các dấu hiệu hoàng đạo trái ngược có thể giống nhau trên nhiều phương diện và có thể bổ sung phụ khuyết cho nhau, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng cũng trên nhiều phương diện, chúng hoàn toàn đối nghịch nhau.
 
Trong vận hạn, các hành tinh đối góc với nhau xem như bị tách rời về khoảng cách giữa mục tiêu và mục đích của chúng. Chúng không tự nhiên đem hai nguồn lực đối nghịch lại với nhau, mà chỉ có thể làm như vậy qua sự mâu thuẫn và đấu tranh.  Chúng có thể là hai cá nhân có ước vọng và mục đích trái ngược nhau, hay hai tùy chọn thể hiện tính tương phản của chúng nhiều hơn là điểm chung.
 

5.3 Vuông góc - Square - 90 độ


Goc vuong tren ban do sao
 
  • Phân loại: Góc hợp nhiều sức ép giữa hai hành tinh
  • Độ góc: 90 độ
Từ xưa tới nay, góc vuông luôn bị "ném đá" bởi sách vở, được phong cho những từ ngữ như là "kẻ phá rối", "xui xẻo", "ma quỷ" và "đê hèn"...
 
Khi hai hành tinh tạo nên một góc vuông trên bản đồ sao, nghĩa là chúng đã tạo nên một góc rất khó nhằn lên lẫn nhau, gây ra sức ép từ năng lượng của một hành tinh lên hành tinh còn lại. Có một sự căng thẳng tồn tại giữa hai hành tinh khi chúng tạo nên góc vuông, và do đó tạo thành cảm giác thiếu thoải mái, thậm chí giận dữ.
 
Trong vận hạn, vuông góc cho thấy khó khăn, mất mát, thất bại và những cái giá đắt đỏ phải trả. Các tài liệu chiêm tinh hiện đại ngày nay đã nhẹ nhàng phân định lại vấn đề với vuông góc bằng những chữ như "chướng ngại, cản trở và khó khăn".  Cho dù nói kiểu nào đi nữa, vuông góc đồng nghĩa với các công việc khó nhọc.
 
Góc vuông tượng trưng cho xung đột, một phần là vì khoảng cách của các hành tinh với nhau. Ở góc vuông 90°, các hành tinh thường là nằm chung một nhóm Thể Động (Lãnh Đạo, Kiên Định hay Biến Đổi). Chúng đều có cùng phương thức chuyển động chung, nhưng phương hướng mà chúng nhắm tới hoàn toàn khác nhau.
 
Góc vuông thường gồm những hành tinh thuộc nguyên tố không hài hòa. Bất cứ góc vuông gần nào liên quan đến hành tinh cá nhân sẽ biểu trưng cho những thử thách chính trong đời.
 
Góc vuông cho biết năng lượng được phóng thích ở đâu qua một loại hành động nhất định, nhờ thế một cấu trúc mới được hình thành. Rất nhiều chiêm tinh gia viết rằng góc vuông có bản chất giống như sao Thổ: nó thể hiện những điều mà ta phải đối mặt.
 
Một đặc điểm khác của sao Thổ liên quan đến góc vuông là nỗi sợ vì chúng ta thường hay sợ phải đối mặt với tất cả những gì được góc vuông biểu tượng trong biểu đồ sinh của mình. Thử thách về nỗi sợ khiến nguồn năng lượng mà bạn dùng để đối mặt một cách hiệu quả với mọi vấn đề cần xử lý bị giới hạn.
 
Những căng thẳng, tiêu cực là điều cần thiết để kích thích hành động, nhưng nếu căng thẳng quá sẽ dẫn đến những xung đột để lại hậu quả xấu.
 

5.4 Tam hợp - Trine - 120 độ


Goc Tam hop tren ban do sao
 
  • Phân loại: Góc hòa hợp giữa hai hành tinh
  • Độ góc: 120 độ
Tam hợp nổi tiếng đem lại may mắn, thuận lợi trong công việc và làm tiêu tan khó khăn. Nó cũng còn được cho là góc chiếu của sự sáng tạo và mở rộng tinh thần, đem đến sự hạnh phúc và thoải mái cho đương số. 
 
Ký hiệu của Tam hợp là một tam giác đều, tượng trưng cho sự hài hòa, cân bằng và mãn nguyện. Những hành tinh thuộc góc chiếu này có cùng một nhóm nguyên tố (Hỏa/Thổ/Khí/Thủy) cho thấy có một luồng chảy năng lượng không bị cản trở, ngoại trừ trong trường hợp chúng tạo góc chiếu Tam hợp với các cung hoàng đạo trái nguyên tố.
 
Tuy nhiên, góc chiếu này cho ta biết về cách sống nhiều hơn là về cách làm; một người sẽ dễ dàng có được những khả năng và tài năng tượng trưng bởi góc chiếu này, vậy nên họ thường không gặp khó khăn khi phải nỗ lực để sử dụng năng lượng sao cho tích cực và hiệu quả.
 

5.5 Lục hợp - Sextil - 60 độ


Goc Luc hop tren ban do sao
 
  • Phân loại: Góc hòa hợp giữa hai hành tinh
  • Độ góc: 60 độ
Lục hợp mang ý nghĩa tương tự như Tam hợp, nhưng phát huy với cường độ yếu hơn, và thường dừng ở mức "tiềm năng". Từ khóa phổ biến cho góc chiếu Lục hợp chính là "cơ hội" trong sự thuận lợi, hài hòa. Điều này dựa trên tính chất tích cực của góc chiếu Lục hợp thường xảy ra giữa những dấu hiệu hoàng đạo có cùng phân cực âm dương, hoặc các hành như Thổ và Thủy, Hỏa và Khí.
 
Lục hợp kết nối các hành tinh trong nhiều nguyên tố tương đồng – Lửa với Khí hay Đất với Nước (các cung Hoàng đạo trong các nguyên tố đó cũng tương đồng nhau). 
 
Góc Lục hợp dường như là góc chiếu mở ra chân trời mới mẻ: con người mới, ý tưởng mới, thái độ mới; và nó biểu tượng cho tiềm năng tạo ra mối liên kết mới với cả con người lẫn ý tưởng, để rồi cuối cùng dẫn đến việc học tập những điều mới.
 
Góc chiếu này thường bao gồm các dấu hiệu hoàng đạo thuộc nguyên tố hài hòa với nhau, từ đó tạo nên sự tương hợp trong năng lượng. Góc Lục hợp cho thấy lĩnh vực cuộc sống mà một người có thể trau dồi không chỉ cách hiểu ở cấp độ mới mà còn trau dồi sự khách quan mức độ lớn hơn khiến ta cảm thấy tự do hơn. Nó chỉ ra một sự hòa hợp tự động, tự nhiên và đôi khi là một kỹ năng nhất định.
 
Lục hợp trong vận hạn đem đến những thời gian thuận lợi (đôi khi đồng nghĩa với làm biếng) rõ ràng hơn với đương số nếu liên quan đến những cung Nhà thuộc nhóm Lãnh Đạo (1, 4, 7, 10). 
 
Trong khi đó, Lục hợp từ những cung Nhà thuộc nhóm Biến Đổi cho thấy sự chần chừ hay trì hoãn khi cần phải hành động nhanh lẹ. Lục hợp cũng đòi hỏi chúng ta phải cảnh tỉnh. Một cơ hội có thể xuất hiện khi các hành tinh Lục hợp với nhau, mặc dù chúng ta sẽ phải bỏ công ra để nắm bắt lấy giây phút đó khi nó xuất hiện.
 

5.6 Bán Lục hợp - Critical - 30 độ

 
Theo truyền thống, đây chỉ được coi là góc phụ, nhưng đôi lúc nó còn đáng chú ý hơn góc trùng tụ, tùy vào hành tinh liên quan và những góc chiếu khác giữa hai hành tinh.
 
Hành tinh trong góc bán Lục hợp liên tục tương tác và kiến tạo dựa trên năng lượng của nhau. Góc bán Lục hợp thường không sinh ra căng thẳng như góc vuông, và trên thực tế sẽ có hiệu quả nhẹ hơn so với góc ngũ chiếu, nhưng chúng bền bỉ và gần như luôn rõ ràng nếu góc chiếu chặt.
 

5.7 Bất đồng vị - Ngũ chiếu - Quincunx/Inconjunct - 150 độ

  • Ý nghĩa: Góc xung đột giữa hai hành tinh
  • Độ góc: 150 độ
Khi hai hành tinh tạo thành góc ngũ chiếu, việc tương tác giữa chúng sẽ trở nên rất khó khăn. Góc chiếu này chỉ ra dòng chảy mãnh liệt của năng lượng giữa những chiều hướng trong cuộc đời tượng trưng bởi các hành tinh liên quan, nhưng mỗi cá nhân có thể cảm thấy nguồn năng lượng này mang đến nhiều trải nghiệm vô cùng gò ép và thường xuyên gây khó chịu.
 
Các hành tinh tạo thành góc ngũ chiếu không có cùng phẩm chất hay đặc tính nguyên tố, nên thường trở nên gượng gạo, ép buộc khi phải hoạt động cùng nhau. Khó có thể nhận biết đồng thời cả hai nguồn năng lượng này, và để làm điều đó, một người phải tự ý được, cũng như nỗ lực cao độ. 
 
Một góc ngũ chiếu sẽ có khuynh hướng xung đột, nhưng nếu bạn biết cách điều chỉnh hành vi của bản thân tương ứng theo năng lượng của các hành tinh, thì bạn vẫn có thể hưởng lợi từ góc ngũ chiếu.
 
Ta biết rằng góc ngũ chiếu gồm những dấu hiệu hoàng đạo mà không chỉ không hòa hợp về nguyên tố mà còn khác nhau về hình thái (Ví dụ: Góc ngũ chiếu giữa hai hành tinh của Song Tử và Bò Cạp sẽ bao gồm Khí linh hoạt và Đất tiên phong – trông thì có vẻ chẳng giống nhau tí nào nhưng chúng có tiềm năng mang đến kết hợp tạo nên sự thấu hiểu sâu sắc và những kỹ năng thiết thực.)
 
Nhận diện được cả hai nguồn năng lượng này là điều rất quan trọng bởi vì biểu hiện của các nguyên tố liên quan đều phụ thuộc lẫn nhau. Do vậy, nếu chúng ta không nhận thức được thì một trong số chúng sẽ ngăn cản nguồn năng lượng còn lại và gây ra những vấn đề. Để đối diện với góc chiếu này một cách có hiệu quả thì hãy khéo léo điều chỉnh phương cách tiếp cận các lĩnh vực trong cuộc sống này thay vì áp dụng giải pháp.
 

6. Giải đáp một số thắc mắc khác về các góc chiếu

 

- Điểm khác biệt giữa góc Lục hợp và góc Tam hợp

 
Sự khác biệt giữa góc Tam hợp và Lục hợp là dù đều mang tới những sự hòa hợp, hợp tác tốt đẹp với nhau, nhưng những người bạn có góc Tam hợp thì xem đó là điều hiển nhiên mặc dù 2 hành tinh có liên tốt tốt với nhau, trong khi năng lượng từ góc Lục hợp là những thứ có thể được sử dụng nếu cần, không phải bản chất thuần tự nhiên, mà cần một nỗ lực có ý thức, ý chí để mạnh để thúc đẩy năng lượng tiềm năng đó lên.
 

- Điểm khác biệt giữa góc vuông và góc đối đỉnh

 
Sự khác biệt giữa góc vuông và góc đối đỉnh này có thể diễn giải như sau:
  • Góc vuông tạo ra loại năng lượng căng thẳng và đòi hỏi, thúc giục phải hành động. Góc này thường xảy ra giữa các hành tinh được coi là không tương thích theo nguyên tố.
  • Góc đối đỉnh thì là giằng xé, lựa chọn để thực thi, tìm kiếm những người khác trong các mối quan hệ để giải quyết căng thẳng đó. Góc này thường xảy ra khi các yếu tố dấu hiệu tương thích xuất hiện.

- Điểm nhấn, từ khóa của từng góc hợp trong bản đồ sao

  • Góc trùng tụ: Rất tập trung, động lực từ bên trong.
  • Góc Lục hợp: Giao tiếp, sáng tạo, biểu cảm.
  • Góc vuông: Hay gặp khủng hoảng, tìm định hướng hành động, có động cơ, sẵn sàng giải quyết các trở ngại, không chấp nhận mọi thứ một cách mù quáng, nghị lực, có sức mạnh ý chí lớn trong tính cách.
  • Góc Tam hợp: Không bị thách thức, nhiều tài năng, chấp nhận sự an bài, thoải mái, tự mãn.
  • Góc đối đỉnh: Đi tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống thông qua các mối quan hệ, sâu sắc, họ tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, thiên về các phẩm chất của người khác, hay mâu thuẫn, không tập trung, năng lực khách quan lớn hơn, tìm kiếm sự phát triển thông qua các mối quan hệ.
 

Tin cùng chuyên mục

X