(Lichngaytot.com) Trái Đất sẽ là quả cầu tuyết trong tương lai và kỷ băng hà tiếp theo này đến nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào lượng phát thải carbon dioxide của con người.
Trong tương lai Trái Đất sẽ là quả cầu tuyết
Tiến sĩ Masayuki Ikeda từ Đại học Tokyo, Nhật ước tính kỷ băng hà tiếp theo trên Trái Đất sẽ bắt đầu sau 100.000 năm nữa.
- Sự biến động của lượng ánh sáng mặt trời và bức xạ tấn công Trái Đất theo thời gian,
- Những thay đổi định kỳ về góc nghiêng của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo,
- Đặc biệt là yếu tố phát thải carbon dioxide của con người.
Masayuki Ikeda là đại diện cho Khoa Nghiên cứu Hành tinh và Trái đất, ông cũng là tác giả của một nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của gió mùa đến khí hậu, và sự phát triển của khủng long vào mười triệu năm trước.
Ikeda và các đồng nghiệp của mình đã sử dụng lý thuyết của kỹ sư người Serbia Milutin Milankovic, liên kết sự thay đổi lượng ánh sáng Mặt trời và bức xạ trên Trái đất với sự thay đổi góc nghiêng trục Trái đất với mặt phẳng quỹ đạo của nó.
Theo giáo sư Ikeda, Trái Đất sẽ là quả cầu tuyết khổng lồ nhờ vào điều kiện thích hợp hiện nay đó là chúng ta đang ở đỉnh cao của một chu kỳ kéo dài mười triệu năm với khí hậu gió mùa cực kỳ dễ chịu và nồng độ carbon dioxide trong khí quyển thấp. Thời gian này có thể thuận lợi cho các sinh vật làm quen với sự mát mẻ và độ ẩm cao.
Ông cho thay, số năm vẫn chưa là con số cụ thể vì nó có thể thay đổi nhiều hơn hay ít đi hoàn toàn tùy vào nhiều yếu tố: Theo giáo sư Ikeda, Trái Đất sẽ là quả cầu tuyết khổng lồ nhờ vào điều kiện thích hợp hiện nay đó là chúng ta đang ở đỉnh cao của một chu kỳ kéo dài mười triệu năm với khí hậu gió mùa cực kỳ dễ chịu và nồng độ carbon dioxide trong khí quyển thấp. Thời gian này có thể thuận lợi cho các sinh vật làm quen với sự mát mẻ và độ ẩm cao.
- Sự biến động của lượng ánh sáng mặt trời và bức xạ tấn công Trái Đất theo thời gian,
- Những thay đổi định kỳ về góc nghiêng của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo,
- Đặc biệt là yếu tố phát thải carbon dioxide của con người.
Trái Đất tuyết - ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA |
Trước đây, Trái Đất cũng đã là một quả cầu tuyết, trong khoảng thời gian từ 720 cho tới 635 triệu năm trước, giả thuyết được nhiều người đồng thuận nêu lên rằng rằng Trái Đất đã trải qua hai kỷ băng hà với băng tuyết phủ kín hầu hết bề mặt. Các nhà khoa học gọi đây là giai đoạn Snowball Earth, tạm dịch là Địa Cầu Tuyết.
Kỷ băng hà diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài ngàn năm, lục địa cũng như bề mặt biển từ Bắc chỉ Nam đều bị phủ lớp băng dày. Sự sống trên Trái Đất thời đó (nếu có) phải “lánh nạn” dưới biển, tách biệt với cả ánh sáng Mặt Trời lẫn bầu khí quyển Trái Đất.
Nhà địa chất Mỹ David Evans thuộc Trường Đại học Yale ở New Haven đã thu thập nhiều dữ liệu chung về địa từ của các loại đá bay hơi (muối) từ thời Nguyên sinh (kỷ Proteorozoic tồn tại trước khi các dạng sống phức tạp xuất hiện trên Trái Đất).
Theo Tiến sĩ Evans, từ tính của các loại đá này khẳng định rằng từ trường Trái Đất được hình thành chủ yếu xung quanh một trục lưỡng cực. Ông suy ra rằng vào thời Tân Nguyên sinh (Neoproterozoic, tức kỷ Proterozoic cuối cùng cách đây 1 tỉ 540 triệu năm), Trái Đất trông giống một quả cầu tuyết.
Con người có thể sẽ đối mặt với nhiều sinh vật lạ
Thời đại Hologen mà Trái Đất đang trải qua chính là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ băng hà và thời kỳ nhà kính, với khí hậu tự nhiên đang ở mức tuyệt vời. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu đã chỉ ra, nếu chúng ta phá hoại môi trường bằng việc vẫn liên tục thải carbon đó sẽ là một hiểm họa cộng dồn trong tương lai.
Còn theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ), được công bố trên Proceedings of the Royal Society A chu kỳ các kỷ băng hà trên Trái Đất có rất khác nhau trong lịch sử hành tinh.
Theo các nhà khoa học MIT thì kỷ băng hà toàn cầu có thể được kích hoạt đột ngột bởi núi lửa lan rộng hoặc sự hình thành đám mây sinh học, cản bước bức xạ mặt trời.
750 triệu đến 580 triệu năm trước, đã có một giai đoạn những lần hóa thân thành "hành tinh tuyết" của Trái Đất xảy ra liên tiếp - khoảng 3 hoặc 4 lần, và điều này đã tạo tiền đề cho sự bùng nổ của cuộc sống đa bào phức tạp.
Phát hiện này cũng phù hợp với nghiên cứu của nhóm khoa học gia Nhật, cho rằng khủng long bùng nổ sau một kỷ băng hà 212 triệu năm về trước.
Vì thế, người ta dự đoán trong kỷ băng hà tiếp theo, con người có thể sẽ đối mặt với nhiều sinh vật chưa từng thấy xuất hiện trong một cuộc tiến hóa vượt bậc. Hình dáng của chúng vẫn là một ẩn số nhưng nhìn chung đó là loài mới thích hợp với thời tiết của kỷ băng hà.
Vì thế, người ta dự đoán trong kỷ băng hà tiếp theo, con người có thể sẽ đối mặt với nhiều sinh vật chưa từng thấy xuất hiện trong một cuộc tiến hóa vượt bậc. Hình dáng của chúng vẫn là một ẩn số nhưng nhìn chung đó là loài mới thích hợp với thời tiết của kỷ băng hà.
Bởi sau mỗi kỷ băng hà sẽ là khí hậu ẩm ướt và mát mẻ, phù hợp với nhiều sinh vật sống, xóa tan những khắc nghiệt của thời kỳ nhà kính trước kỷ băng hà. Vì vậy đây có thể là yếu tố giúp các nhà khoa học trong công cuộc truy tìm sự sống ở các hành tinh khác.
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)