(Lichngaytot.com) Trong chiêm tinh học, người ta tin rằng có mối quan hệ thúc đẩy và kiềm chế lẫn nhau giữa các chòm sao. Cùng xem sự tương tác của 4 nhóm nguyên tố hoàng đạo ra sao.
Chiêm tinh học là việc quan sát và giải thích vị trí của các ngôi sao trên bầu trời, và mỗi cung hoàng đạo đều có những đặc điểm và tính cách riêng biệt.
Trong chiêm tinh học, người ta tin rằng có mối quan hệ thúc đẩy và kiềm chế lẫn nhau giữa các chòm sao, và mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đến tính cách của con người và cách họ “sống chung” với nhau.
12 cung hoàng đạo được phân chia thành 4 nhóm nguyên tố chính gồm:
- Nhóm cung Khí: Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình
- Nhóm cung Lửa: Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã
- Nhóm cung Đất: Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết
- Nhóm cung Nước: Cự Giải, Hổ Cáp, Song Ngư
Tiếp theo, chúng ta hãy thảo luận về sự tương tác của 4 nhóm nguyên tố hoàng đạo ra sao.
![]() |
1. Nhóm Khí – Nhóm Lửa: Mối quan hệ cộng sinh
Trước hết, có một mối quan hệ cộng sinh giữa các cung Khí (Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình) và các cung Lửa (Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã).
Các cung Khí tượng trưng cho tư duy và lý trí, trong khi đó các cung Lửa tượng trưng cho đam mê và sự thôi thúc. Sự kết hợp của hai nhóm nguyên tố này có thể khiến mọi chuyện trở nên bùng nổ hơn.
Sự lý trí của cung Khí có thể định hướng và dẫn đường cho sự nhiệt tình của cung Lửa. Khi ở bên nhau, họ sẽ hình thành sự ăn ý ngầm khi hợp tác, và cung Khí có thể giúp cung Lửa thể hiện tốt hơn sự nhiệt tình và ý tưởng của họ.
Tuy nhiên, sự bốc đồng quá mức của cung Lửa và lý trí quá mức của cung Khí cũng có thể gây ra xung đột, do đó cần có sự khoan dung và thông cảm cho nhau để có thể hòa hợp với nhau.
2. Nhóm Nước – Nhóm Đất: Mối quan hệ hỗ trợ
Các chuyên gia chiêm tinh tin rằng, có một mối quan hệ hỗ trợ giữa các cung Nước (Cự Giải, Hổ Cáp, Song Ngư) và các cung Đất (Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết).
Các cung Nước tượng trưng cho cảm xúc và sự nhạy cảm, trong khi các cung Đất tượng trưng cho tính thực tế và sự ổn định. Sự kết hợp của hai nhóm nguyên tố hoàng đạo này có thể tạo ra hiệu ứng phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó cảm xúc của cung Nước có thể mang lại sự ấm áp và cộng hưởng với tính thực tế của cung Đất.
Khi ở bên nhau, họ tạo ra bầu không khí ổn định, ấm áp và đáp ứng nhu cầu của nhau. Tuy nhiên, tính cố chấp quá mức của cung Đất và tính cảm xúc quá mức của cung Nước cũng có thể gây ra xung đột, do đó cần có sự khoan dung khi giao tiếp với nhau để tránh những xung đột không đáng có.
3. Nhóm Lửa – Nhóm Đất: Mối quan hệ đối lập
Xét về sự tương tác giữa 4 nhóm nguyên tố hoàng đạo, có một sự đối lập giữa cung Lửa và cung Đất.
Sự đam mê và bốc đồng của cung Lửa dễ gây ra xung đột với sự ổn định và thực tế của cung Đất. Các cung Lửa theo đuổi sự tự do và đam mê, trong khi các cung Đất tập trung vào sự an toàn và ổn định.
Khi họ ở bên nhau, những tia lửa có thể bùng phát và xung đột, bất đồng giữa họ là điều không thể tránh khỏi. Để hòa hợp với nhau, họ cần học cách cân bằng và thỏa hiệp, tôn trọng nhu cầu và giá trị của nhau.
4. Nhóm Khí – Nhóm Nước: Mối quan hệ xung đột
Cuối cùng, có sự xung đột giữa các cung Khí và cung Nước. Tính lý trí và tư duy của cung Khí xung đột với cảm xúc và sự nhạy cảm của cung Nước.
Các cung Khí tập trung vào logic và lý trí, trong khi các cung Nước tập trung vào cảm xúc và tình cảm.
Khi họ ở bên nhau, có thể có rào cản giao tiếp và không hòa hợp về mặt cảm xúc. Để hòa hợp với nhau, họ cần học cách lắng nghe và hiểu cảm xúc của nhau, đồng thời duy trì thái độ cởi mở và bao dung.