Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều gia đình:
- Trong một năm có nhiều lễ giỗ: Giỗ cha, mẹ, ông, bà, cụ , kỵ .v.v... thì giỗ nào quan trọng hơn cả?
- Sau khi an táng xong, có lễ ba ngày, 49 ngày, 100 ngày, lễ giỗ đầu, lễ giỗ thứ hai.v.v... lễ nào là lễ chính?
Thời xưa chưa thấy ghi trong điển lễ, nhưng thời nay lại là vấn đề rất thiết thực, vì nhà nào cũng vậy, con cháu nội ngoại công tác cư trú phân tán mỗi người một nơi. Không mấy gia đình không có người đi xa, trong một năm chỉ có điều kiện tụ hội gia đình một hoặc hai lần nhân ngày lễ trọng của gia đình. Hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, muốn mời bà con, khách bạn trước là tới dự lễ gia tiên cùng thoả nguyện tâm linh, sau là để tỏ tình thân hiếu, không thể rải ra nhiều lần, vậy phải xác định tập trung vào lễ chính.
Về lễ giỗ thì phong tục các nơi nói chung đều thống nhất lấy giỗ cha mẹ là chính (chú ý cha mẹ của người tôn trưởng nhất trong nhà), còn lễ tang thì phong tục mỗi nơi một khác. Có nơi chú trọng "Lễ 49 ngày" là chính, có nơi "Lễ 100 ngày" là chính, có nơi làm "Lễ 3 ngày" xong xuôi tốt đẹp là được. Bởi lẽ trong khi tang gia bối rối, việc thù đáp đối với thân bằng cố hữu và những người đến hộ tang có thể còn nhiều khiếm khuyết. Nên lấy "Lễ ba ngày" làm lễ trọng, để nhân lễ này tang gia tạ ơn những người săn sóc cha mẹ mình khi đau yếu và giúp đỡ gia đình lo xong phần an táng. Có nơi coi trọng "Lễ giỗ đầu" (gọi là "Tiểu tường"), có nơi coi trọng "Lễ giỗ thứ hai" (gọi là "Đại tường" hay còn gọi là "giỗ hết"). Có lập luận cho rằng: Đã gọi là "Tiểu tường". Xét theo lễ nghi thì ngày nay kết hợp đại tường và đàm tế có nhiều nghi tiết phức tạp hơn tiểu tường.
Tóm lại: Hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh sinh hoạt thời xưa thời nay khác nhau, đây là vấn đề thiết thực, nhất là đối với những gia đình còn nhiều khó khăn về kinh tế và con cháu làm ăn xa nên tuỳ theo phong tục từng nơi. Hoàn cảnh cụ thể từng nhà mà thoả ước với nhau, có điều kiện thì hội tụ gia đình, ai ở xa nhớ ngày nhớ tháng làm lễ tưởng niệm cũng được.
(Sưu tầm)