Trong phong thủy nhà ở, Ngũ hành không chỉ hiện diện ở màu sắc, vật trang trí mà cả ở ngay chính vật liệu xây dựng. Dưới đây là cách phân biệt các vật liệu mang ngũ hành tương ứng và một số cách ứng dụng để bạn đọc tham khảo.
Đối với những vật liệu xây dựng chúng cũng có tính chất riêng của ngũ hành đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ví dụ sắt, thép, inox... mang tính Kim, còn gạch, đá, gốm mang tính Thổ.
1. Vật liệu hành Kim
Vật liệu mang hành Kim như sắt, thép, inox và đá cứng (đá hoa cương) là những vật liệu thông dụng trong kiến trúc.
1.1 Ưu điểm:
Có bề mặt sáng bóng mang tính dương, giúp khí di chuyển nhanh hơn. Thế nên các chất liệu bằng kim loại như thép, crôm,… làm với bề mặt bóng loáng gợi lên tính hiệu quả và hành động, trở nên có ích trong nhà bếp và các khu vực mà năng lượng ứ đọng như nhà tắm, nhà vệ sinh.
Với đặc tính như vậy, đối với những khu vực cần sự năng động như văn phòng công sở, phòng khách...sử dụng những chất liệu này là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên lạm dụng vật liệu mang tính Kim.
Đá hoa cương nếu được lát ở hành lang khách sạn thì tượng trưng cho sự sang trọng
Đối với các không gian cần tăng cường đặc biệt về hành Kim hoặc hành Kim hợp với tuổi của gia chủ thì có thể sử dụng nhiều hơn các vật liệu thuộc hành này.
Vật liệu thuộc hành kim sẽ hợp với gia chủ mệnh kim (bình hoà), thuỷ (tương sinh), khắc với người mệnh mộc và vượng bởi người mệnh thổ.
Có thể sử dụng bộ số 4, ví dụ 4 thanh inox. Tập trung dùng các vật liệu Kim ở hướng Tây và sử dụng màu trắng.
- Độ bền cao hơn nhiều so với những vật liệu khác dù không được chú ý, bảo quản, duy trì. Bên cạnh đó, những vật liệu như nhôm, inox
1.2 Nhược điểm:
Có cảm giác lạnh lẽo, cô độc, không nên dùng cho phòng ngủ, phòng khách gia đình vì chúng không tốt cho hạnh phúc gia đình - nơi cần tới sự ấm áp, chia sẻ..
Khi sử dụng đá cứng, đá hoa cương làm tường, khi đó thuộc tính dương cao, khí khó xuyên thấu tường đá, nên cần trổ nhiều cửa nhà và cửa sổ thông ra ngoài cho khí có thể lưu thông.
2. Vật liệu hành Mộc
Vật liệu mang hành Mộc thường có nguồn gốc từ thiên nhiên như gỗ, tre, mây, nứa,…
Vải có thể làm ra từ sợi tự nhiên như cô-tông hoặc lanh – là những nguyên liệu thuộc hành Mộc – hoặc từ sợi nhân tạo. Với sợi tự nhiên, nếu không dùng hóa chất để xử lý với mục đích ngăn không bắt lửa và bám bẩn thì chúng được ưa chuộng hơn vì sợi nhân tạo gây ra hiện tượng tĩnh điện và làm suy giảm các ion âm có ích trong nhà.
Vật liệu thuộc mộc sẽ hợp với gia chủ mệnh mộc (bình hoà), hoả (tương sinh), khắc với người mệnh thổ và vượng bởi người mệnh thuỷ.
2.1 Ưu điểm
Đối với những căn phòng hay khu vực cần sự yên tĩnh, thư thái như phòng ngủ, phòng thờ nên sử dụng các vật liệu mang tính âm như gỗ, mây, tre,… Chúng mang một vẻ đẹp tự nhiên, bình dị tạo được nét mộc mạc, dân dã.
Nhiều hành Mộc hoặc cây cối dễ làm cho con người ta cảm thấy thư thái, dễ chịu. Chúng mang một vẻ đẹp tự nhiên, bình dị tạo được nét mộc mạc, dân dã.
Bên cạnh đó, gỗ còn là vật liệu có tính chất âm cao nhất, dễ thông khí, dễ hòa hợp với môi trường thiên nhiên. Vì thế, đối với những căn phòng hay khu vực cần sự yên tĩnh, thư thái như phòng ngủ, phòng thờ nên sử dụng các vật liệu mang tính âm như gỗ, mây, tre…
Sử dụng bộ số 3, ví dụ 3 tấm thảm sợi, 3 tấm rèm vải, cửa sổ gấp 3 cánh. Có thể tập trung dùng các vật liệu Mộc ở hướng Đông và sử dụng màu xanh lục cho các chất, vật liệu.
Đối với những căn phòng hay khu vực cần sự yên tĩnh, thư thái như phòng ngủ, phòng thờ nên sử dụng các vật liệu mang tính âm như gỗ, mây, tre... Những vật liệu này sẽ cho bạn cảm giác tĩnh tâm, yên bình và tốt cho sức khỏe.
2.2 Nhược điểm
- Độ bền không cao hơn so với sắt, inox và một số những vật liệu khác. Thậm chí còn dễ cháy, hỏng do mối mọt.
- Bề mặt nhám, thô, sậm lại mang tính âm, có thể làm chậm dòng khí.
- Dù có tính ứng dụng cao nhưng cũng không dễ dàng tạo ra các hình dáng khác nhau cho đồ vật
- Không dễ vệ sinh như đồ kim loại vì bề mặt không phải khi nào cũng phẳng và mịn, nếu bị bẩn vết bẩn dễ ngấm sâu. Khi trở nên xỉn màu hoặc dơ bẩn, chúng có thể tích tụ và tù hãm khí.
3. Vật liệu hành Thủy
Kính thuộc hành Thủy hiện nay được sử dụng phổ biến trong các công trình cao ốc và thiết kế cửa sổ.
3.1 Ưu điểm:
Đối với các không gian cần tăng cường đặc biệt về hành Thủy hoặc hành Thủy hợp với tuổi của gia chủ thì có thể sử dụng nhiều hơn các vật liệu thuộc hành này. Nên dùng bộ số 1, ví dụ 1 cửa sổ kính. Tập trung sử dụng các vật liệu Thủy có màu đen ở hướng Bắc.
3.2 Nhược điểm:
Không có khả năng dẫn và giữ khí, do đó, không nên dùng kính làm bậc cầu thang. Kính được sử dụng trong thiết kế bàn ăn, bàn trà, bàn làm việc nên dùng kính màu.
4. Vật liệu hành Hỏa
Những vật liệu nhân tạo như nhựa mang tính Hỏa vì được làm ra bằng các phương pháp xử lý nhiệt.
4.1 Ưu điểm
Đối với các không gian cần tăng cường đặc biệt về hành Hỏa hoặc hành Hỏa hợp với tuổi của gia chủ thì có thể sử dụng nhiều hơn các vật liệu thuộc hành này. Dùng bộ số 2, ví dụ 2 bồn rửa nhựa. Tập trung bố trí các vật liệu Hỏa màu đỏ ở hướng Nam.
4.2 Nhược điểm:
Nhựa có thể ngăn cản khí và tỏa ra hơi và hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó nên sử dụng chúng càng ít càng tốt. Ngoài ra, gạch ngói có màu đỏ và được xử lý qua nhiệt cũng có thể coi là mang tính Hỏa. Vì vậy, tránh thiết kế những kiểu nhà có mái quá nhọn (theo Phong thủy gọi là Hoả hình) sẽ làm cho khí Hỏa quá vượng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của gia chủ.
5. Vật liệu hành Thổ
Với đặc tính như vậy, những vật liệu có nguồn gốc từ đất như gạch, gốm, sứ, đá ốp lát,… mang tính Thổ tạo cho con người cảm giác tin cậy, an toàn, bình yên.
5.1 Ưu điểm:
Hành thổ trong Phong thủy chủ về sự trung chính. Mọi hành trong Phong thủy sau khi sinh vượng đều quy về Thổ khí, do vậy người mang hành Thổ thường có khả năng điều tiết các mối quan hệ và dễ thành đạt trong việc điều hành.
Các loại đá ốp lát thuộc hành Thổ mang lại cảm giác vững chắc cũng thích hợp để lát cầu thang hay sử dụng làm mặt bếp nấu.
Tập trung sử dụng các vật liệu Thổ màu vàng ở trung tâm nhà.
Nếu trên mặt đất lát quá nhiều vật liệu đá với đặc tính nặng nề, đè nén thì những dương khí, Thổ khí tốt cũng sẽ bị che kín, bất lợi đến môi trường và các vi sinh vật sống trên đó.