Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Hé lộ vị trí vỗ giúp sống khỏe mạnh dài lâu của danh y thọ 141 tuổi Tôn Tư Mặc

Thứ Năm, 22/06/2023 15:58 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Danh y nổi tiếng nhà Đường - Tôn Tư Mặc tiết lộ vị trí vỗ giúp sống thọ, cực kỳ khỏe mạnh mà chúng ta có thể thực hiện mỗi ngày, quan trọng là duy trì đều đặn và đúng cách.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Cổ nhân tiết lộ vị trí vỗ giúp sống thọ 

Co nhan tiet lo vi tri vo giup song khoe manh
 
Một trong những thầy thuốc nổi tiếng của Trung Hoa thời cổ đại tên Tân Tư Mặc nổi tiếng là người sống lâu - thọ 141 tuổi (541-682) khi ông ứng dụng thành công các phương pháp của mình vào cuộc sống thường nhật.

Khi còn sống, ông Tôn Tư Mạc rất coi trọng việc giữ gìn sức khỏe, thậm chí hơn 100 tuổi tai vẫn thính, mắt còn tinh anh. Không chỉ dừng lại ở việc dùng thuốc cứu người, ông khuyên mọi người tập trung dưỡng thân, chăm sóc, giữ gìn sức khỏe thông qua việc vận động hàng ngày. 

Cho tới nay, những đóng góp của ông vẫn còn nguyên giá trị vì thế người đời tôn xưng ông là “dược vương” hay “Tôn Thiên Y”. Tôn Tư Mặc có kiến thức y học uyên thâm, phương pháp dưỡng sinh để chữa bệnh từ bên trong là cách ông thực hiện nhiều nhất. Ông cũng đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu sâu về đạo dưỡng sinh. 

Suốt cuộc đời, ông đã viết hơn 80 sách y học khác nhau, hai cuốn sách kinh điển nhất chính là Thiên Kim Yếu Phương (Phương thuốc cần thiết đáng giá ngàn lượng vàng), và Thiên Kim Dực Phương (Phương thuốc bổ túc đáng giá ngàn lượng vàng).

Danh y nhà Đường ấy cực kỳ am hiểu sâu sắc về các huyệt đạo, trong cuốn sách Thiên Kim Yếu Phương ông viết năm ông 102 tuổi có nội dung quý giá tiết lộ vị trí vỗ giúp sống thọ đó chính là lòng bàn chân.

Theo đó, lòng bàn tay và lòng bàn chân đều là hai bộ phận rất quan trọng trên cơ thể con người vì nó có huyệt Lao cung (ở tay) và huyệt Dũng tuyền (ở chân) ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe nội tạng bên trong cơ thể chúng ta.

Sách nêu rõ nếu vỗ đúng vị trí có chứa huyệt Dũng tuyền không chỉ có thể phòng ngừa mà còn trị hơn 100 loại bệnh. Có thể nói, phương pháp vỗ này có nhiều điểm tương tự với dịch cân kinh khi đều dựa vào những động tác vô cùng đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời.
 
Hai huyet quan trong
 

2. Cách thực hiện động tác vỗ 


Trước tiên, bạn hãy ngồi trong tư thế thoải mái ở trên ghế hay mặt đất đều được, miễn là cơ thể được thả lỏng. Có thể ngồi ở ghế hay trên đất tùy thích. Nhắm nhẹ mắt, loại bỏ suy nghĩ vẩn vơ, ngồi như đang thiền trong 15 phút yên tĩnh.

Tiếp theo, mở mắt, bạn ngồi ở tư thế chân trái đặt lên đầu gối phải, tay trái nắm chân, dùng lòng bàn tay phải (vị trí huyệt Lao cung) vỗ vào lòng bàn chân trái (huyệt Dũng tuyền). 

Khi vỗ nên dùng lực đều, nhẹ, nhịp, nhàng vừa phải, cường độ ngang với cường độ vỗ tay thông thường và nhẩm đếm số lần vỗ. Vỗ xong chân trái, sẽ đổi bên sang chân phải và số lần vỗ của 2 chân đều như nhau.

- Vị trí vỗ

Nhớ rằng động tác vỗ chỉ có thể phát huy tác dụng tối đa khi dùng huyệt Lao cung ở lòng bàn tay vỗ vào huyệt Dũng tuyền, nằm ở vị trí 1/3 trên bàn chân.

Huyệt Dũng tuyền là vị trí quan trọng của kinh mạch ở chân, là trung tâm kết nối toàn bộ cơ thể với nhau. Mỗi khi huyệt Lao cung tác động vào huyệt Dũng tuyền sẽ giúp điều chỉnh và đả thông kinh mạch, điều tiết khí huyết của cơ thể.

- Số lượng vỗ 
  • Ngày đầu tiên vỗ mỗi bên 100 lần.
  • Ngày thứ hai vỗ mỗi bên 200 lần.
  • Ngày thứ ba vỗ mỗi bên 300 lần. 
Đối với người bình thường, mỗi bên vỗ 300 lần, người ốm yếu, bệnh tật, thúc đẩy phục hồi, có thể tăng dần số lần và vỗ theo khả năng chịu đựng của bản thân. 

Cứ như vậy, việc vỗ vào huyệt Dũng tuyền tối đa cho mỗi bên không quá 900 lần - đây là con số cao nhất, không nên vượt.

- Thời gian

Hầu hết mọi người có thể vỗ 2 lần/ngày: buổi sáng và buổi tối.

Nếu có thời gian, bạn có thể thực hiện động tác này nhiều hơn và tùy theo thể trạng của từng người. Ví dụ, những ai chuyên về kung fu và chữa bệnh thì nên tập khoảng 6 lần mỗi tối.
  
Cach vo de chua benh
 

3. Tác dụng của việc vỗ vào lòng bàn chân


Phương pháp này được người dân Trung Quốc sử dụng hàng nghìn năm qua và được cho là chữa được hơn 100 loại bệnh như: Đau lưng, nhức mỏi bàn chân và đầu gối, bệnh tim, cao huyết áp, thấp khớp,…
 
Nếu tóm gọn lại thì chúng ta có thể liệt kê 10 tác dụng chính của nó như sau: 
  • Định tâm: Động tác có khả năng giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giúp bớt đi phiền nhiễu trong lòng và tâm được an ổn. 
  • Giải tỏa căng thẳng: Thực hiện phương pháp này khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thần kinh có thể giúp tinh thần minh mẫn, tâm trạng ổn định, tư duy nhanh nhạy, tràn đầy năng lượng.
  • Khả năng hồi sinh: Tăng cường chức năng miễn dịch của con người, thân thể tái tạo năng lượng nhanh chóng, hạn chế các vấn đề liên quan đến lão hóa sớm và các bệnh làm tiêu hao sinh lực.
  • Tăng cường chức năng thận: Bài tập này còn tác động rất lớn đến kinh mạch của thận, giúp thận trở nên khỏe mạnh hơn, thận khí lưu thông, con người sẽ luôn khỏe mạnh.
  • Nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực: Nó có ảnh hưởng nhất định đến các bệnh mãn tính về gan và ruột, và các bệnh về mắt như cận thị và viễn thị. 
  • Thoát khỏi những căn bệnh cứng đầu: Tác động lên thần kinh để làm giảm suy nhược, nhờ thế hạn chế tình trạng đau đầu và đau nửa đầu. Phòng và điều trị các chứng bệnh mãn tính và cứng đầu thông thường do thiếu âm và cường dương.
  • Giảm trầm cảm: Thực hành phương pháp này khi tâm trạng không tốt hoặc cảm xúc quá độ, bạn có thể loại bỏ ngay các triệu chứng trầm cảm, lo âu, trầm cảm.
  • Phát triển trí tuệ, khơi dậy tiềm năng: Áp dụng phương pháp này cho trẻ có thể thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần, khai thông trí tuệ, khơi dậy tiềm năng. 
  • Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, mệt mỏi: Huyệt dũng tuyền có nghĩa là khí của kinh mạch thận giống như nguồn nước bắt nguồn từ chân chảy ra tưới toàn thân, có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, mất sức, mất ngủ rất rõ rệt.
  • Trị cao huyết áp: Có thể ấn và xoa huyệt dũng tuyền có thể giúp điều trị huyết áp cao, hạ đường huyết, tiểu đường, đau họng, đau đầu, chóng mặt, bệnh tim,...

Tin cùng chuyên mục

X