Vì sao tích đức hơn tích tiền, đừng để hối hận muộn màng

Thứ Sáu, 30/08/2019 10:25 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải ai cũng hiểu ra vì sao tích đứcc hơn tích tiền vì chúng ta bận bôn ba xuôi ngược cũng chỉ vì mong muốn tích góp tiền của để có cuộc sống sung sướng và để cho con cái đỡ khổ.
 

Cậu chuyện cuộc sống về tích đức - tích tiền 

 
 
 
Thời vua Càn Long, nhờ được mùa mà Chu Thánh Chương với 100 mẫu ruộng, ông có được mùa bội thu. Ông còn bỏ ra nhiều tiền mua thêm nhiều thóc về dự trữ và ông sở hữu khoảng 480.000 kg (tính theo đơn vị hiện tại).
 
Nhưng ngay năm sau đó, ở đâu cũng mất mùa, cả hai vụ lúa trong năm đều không được là bao và giá tăng lên vùn vụt, ông Chu Thánh Chương vẫn nhất quyêts không bán đợi đến mùa Đông thương nhân không có cách nào đi lại bằng thuyền được, hơn nữa toàn bộ thóc gạo cũng đã được tiêu thụ hết, chỉ có duy nhất gia đình Chu Thánh Chương là còn thóc dự trữ.
 
Ông đợi khi nhiều người hỏi mua mới đưa ra giá cao là mỗi một thạch (120 kg) đổi một mẫu ruộng, hơn nữa trong thóc còn trộn lẫn cả trấu. Mấy năm sau, với cách buôn bán này, tiền bạc nhà Chu Thánh Chương chất cao như núi.
 
Việc làm ăn phát đạt là thế nhưng vì mãi không sinh được một đứa con trai nối dõi tông đường nên ông thường xuyên cầu nguyện. Năm ông 68 tuổi mới có con nên đặt tên cho nó là Sáu Tám. Khi cậu bé lên 10 thì Chu Thánh Chương qua đời.
 
Tiền bạc sẵn có trong nhà, Sáu Tám cho rằng vừa ăn vừa phá còn không hết nên anh chẳng coi tiền bạc là gì và ngày nào cũng mang tiền đi chơi cho hết mới về. 

Lợi dụng tính cách ngờ ngệch của cậu, nhiều kẻ tham thường đến vay thóc nhưng không trả và thóc cứ thế vơi dần. Hơn nữa, cậu ta còn là người đam mê bài bạc, và rồi anh bắt đầu phải bán dần tài sản đi để trả nợ. Họ ép giá thật thấp vì biết anh đang cần tiền, khiến cho chỉ trong mấy năm sau đó, toàn bộ ruộng đất nhà Sáu Tám đã không cánh mà bay.

Trước khi Sáu Tám qua đời, gia tài của ông không còn lấy một ngôi nhà hay một mẫu ruộng. Kể từ đó, người dân trong vùng mỗi lần trách mắng con cái là phá gia chi tử thì đều lấy chuyện của Sáu Tám ra làm gương.
  
 

Có đức, có phúc báo ắt có tiền bạc

 
Có người làm gì cũng đều kiếm được ra tiền, có người ngược lại, có nỗ lực nhiều đi nữa cũng chỉ có thể đủ nuôi sống bản thân, đây chính là vấn đề nằm ở phúc báo.
 
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: vì sao tích đức hơn tích tiền bạn sẽ hiểu rằng, thành tựu của một người đều dựa vào phúc báo cộng với trí tuệ mà thành.

Có những người hiểu biết, có trí tuệ, ham học hỏi đấy nhưng vẫn không có cơ hội giàu có vì họ không có đủ phúc báo, dù làm ăn, đi ra ngoài xã hội kiếm tiền đều sẽ rất khó khăn. Xem thêm: 8 hành động tổn hao PHÚC BÁO, dễ gặp xui xẻo

Đọc sách luôn là ưu tiên nhưng nên hiểu kiếm tiền và đọc sách lại là hai việc khác nhau. Từ đây bạn cũng đã tìm ra được câu trả lời cho những ai vì sao giỏi thế mà vẫn nghèo: Phúc báo đứng trước cả trí tuệ. 
 
Hơn nữa, phúc báo của một người đều phải từ bản thân người ấy tự bồi đắp, ngay cả những người thân cũng không cách nào có thể thay thế họ được. Ví dụ như cùng sinh trong một nhà nhưng người nhiều phúc báo hơn thì dễ giàu có hơn.

Phúc phận do đức mà đến, tổ tiên không tích đức cho con cháu, con cháu không có phúc để hưởng thụ thì sẽ dễ phá sản. Con trẻ cũng có phúc báo và nghiệp lực của riêng chúng, cha mẹ không cách nào thay thế cho con trẻ, vậy thì điều cha mẹ có thể làm được là giúp cho con trẻ nuôi dưỡng và bồi đắp phúc đức. 
 
Con trẻ đủ kiến thức, hiểu biết và cộng thêm phước báo thì không nhất thiết phải dùng đến tiền của để lại. Vì có cố gắng để lại nhưng với sự kém cỏi của mình thì tiền bạc bao nhiêu cũng tiêu tán hết, cho nên chi bằng từ nhỏ đã nuôi dạy chúng trở thành người đức độ, hiểu biết.
 
Không nên xem nhẹ phúc báo, phúc báo cũng còn có thể cứu được mạng người, tiền bạc của một người cũng phải đánh đổi từ phúc báo mà có. Có được phúc báo, tất cả của cải bạn đều có thể tạo ra.

Những bậc trí nhân mới đủ hiểu điều này, họ đã khôn ngoan khi từ bỏ đồng tiền và danh vọng vốn là sự cám dỗ bậc nhất đối với con người, để đổi lấy Đức cho bản thân.
 

Khi lìa đời tiền mất đi, phúc báo ở lại



Luân hồi chuyển kiếp không loại trừ bất kể ai, cho dù đó là một người giàu có và danh vọng bậc nhất, hay chỉ là một thường dân nghèo nàn. Đừng để đến khi ốm đau, bệnh tật, trước khi lìa đời lại tự hỏi cả một đời tích lũy là vì đâu, tranh tranh đấu đấu là vì điều gì?

Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn. Nhưng con người khi sinh ra không mang đến cõi đời này bất cứ thứ gì, nhỏ bé, trần trụi và chỉ có vậy, lúc nhắm mắt xuôi tay cho dù trong cuộc đời có kiếm bộn tiền, có làm ông to bà lớn, vẫn chẳng thể mang theo.

Cái duy nhất gắn liền với chúng ta đó là Nghiệp - tích tụ từ việc Thiện và Ác mà họ đã thực hiện khi làm kiếp người. Xem thêm: Ác duyên phúc phận thành duyên thiện, tiểu nhân chuyển vận lại thành quý nhân

Thử hỏi, giàu có thì bạn có thể mua nổi Đức nếu số tiền tài và danh vọng đó được tích lũy từ những hành vi tạo nghiệp nặng qua tranh giành, cưỡng đoạt và làm hại người khác?

Tiền bạc và danh vọng đối với một người khi đã nhắm mắt xuôi tay không là gì cả, thậm chí còn mang tới cái nợ lớn cho họ, để rồi phải chịu phán xét nghiêm minh của luật nhân quả. Đây chính là tính trọng yếu của phúc báo. Tiền bạc có thể bị người khác đoạt mất đi, nhưng phúc báo thì người khác không cách nào có thể chiếm đoạt được.
 
MiMo