(Lichngaytot.com) Vì sao phụ nữ sợ quả lê là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu những lời răn dạy của cổ nhân. Thực ra câu nói của người xưa luôn có ý nghĩa sâu xa mà chúng ta cần thời gian nghiền ngẫm mới cảm nhận đúng được.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Vì sao phụ nữ sợ quả lê?
vì sao phụ nữ sợ quả lê theo lời cổ nhân |
Bằng khả năng quan sát, thấu hiểu của mình, cổ nhân đã đúc rút ra kinh nghiệm: "Phụ nữ sợ quả lê", ý nói phụ nữ sợ ly dị. Vì quả Lê là từ đồng âm trong tiếng Hán, quả Lê đọc là Lí (梨 Đồng âm với từ: 离开,离婚: nghĩa là Rời xa, Ly hôn) ám chỉ việc chia ly, đổ vỡ hôn nhân.
Điều này phần nào phản ánh cuộc sống thực tại của các phụ nữ xưa. Họ phải thể hiện sự chung thủy, một lòng một dạ với chồng, một khi đã kết hôn thì phải theo chồng (xuất giá tòng phu). Thế nên "ly hôn" quả là việc động trời không chỉ đối với họ mà với cả gia đình, dòng tộc, làng xóm.
Thế nên, các ông bố bà mẹ thời này cũng thường ngăn cấm con ly hôn bằng mọi cách, cuối cùng họ phải sống trong cảnh ấm ức, khổ đau mà không thể làm được gì.
Một số thiệt thòi của phụ nữ thời xưa nếu ly hôn có thể kể đến như:
- Thứ nhất: Bị hàng xóm dị nghị. Thời xưa, đời sống của mọi người chỉ quanh quẩn trong một cái làng nhỏ, nếu một người phụ nữ ly hôn sẽ phải chịu lời ra tiếng vào từ đầu xóm tới cuối xóm. Họ khó có cơ hội được sống yên ổn, thậm chí việc tái hôn gần như là không thể, phải sống một mình nuôi con.
- Thứ hai: Cuộc sống chông chênh, vất vả hơn. Người phụ nữ ly hôn khiến nhiều người cảm thấy bất ổn, cuộc sống chông chênh vì một tay phải tự mình lo hết mọi thứ. Ai chẳng muốn có một gia đình êm ấm, trong khi một người phụ nữ yếu đuối thì sống một mình có nhiều rủi ro, thế nên việc có đôi vẫn là tốt hơn.
- Thứ ba: Phải tỏ ra mạnh mẽ. Một thiệt thòi khác của phụ nữ ly hôn nữa đó là họ phải cứng rắn, đứng lên để gây dựng cuộc sống chỉ có một mình. Điều này đi ngược lại quy luật tự nhiên là: phụ nữ đại diện cho phái yếu. Chính từ đây mà xảy ra nhiều vấn đề khiến cuộc đời của họ vất vả. Dù họ có xuất sắc, giỏi giang, kiếm được tiền thì cũng luôn có cảm giác trống trải.
Vậy nên việc phụ nữ sợ ly hôn là hoàn toàn dễ hiểu. Thế nên cổ nhân nói "Phụ nữ sợ quả lê" cũng là có ý khuyên phụ nữ nên tìm hiểu và quan sát kỹ hơn trước khi kết hôn. Đừng vội vàng quyết định để rồi sau này phải cố gắng thoát khỏi cuộc hôn nhân đó, cuối cùng lại lỡ dở cuộc đời.
Tuy nhiên, phụ nữ ở thời hiện đại đã có nhiều thay đổi. Xã hội đã chấp nhận việc ai đó ly hôn nếu họ không có hạnh phúc. Nhờ thế mà phụ nữ đã có cuộc sống tốt hơn xưa rất nhiều. Họ có thể chọn cuộc sống tốt hơn hoặc thậm chí nhiều người lấy một người chồng khác sau đó.
Vì sao cổ nhân khuyên: Nam dựa vào ăn nữ dựa vào ngủ?
Nam dựa vào ăn nữ dựa vào ngủ là câu nói đúc rút kinh nghiệm của người xưa nhằm khuyên chúng ta biết tập trung đúng cách trong việc cải thiện sức khỏe của bản
Nam dựa vào ăn nữ dựa vào ngủ là câu nói đúc rút kinh nghiệm của người xưa nhằm khuyên chúng ta biết tập trung đúng cách trong việc cải thiện sức khỏe của bản
2. Vì sao đàn ông sợ quả hồng?
"Đàn ông sợ quả hồng" là cách người xưa ví von ý chí của đàn ông như quả hồng dẻo - một loài quả phổ biến ở Trung Quốc giúp ai cũng cảm thấy gần gũi và dễ hình dung nhất có thể.
So sánh đàn ông với quả hồng ý nói là kiểu đàn ông mềm yếu, nhu nhược, chỉ đâu đánh đó, nói gì cũng gật, cũng ừ, không có ý chí phản kháng, cũng không làm được việc gì nên hồn.
Theo đó, cổ nhân nói "Đàn ông sợ quả hồng" nghĩa là đàn ông sợ nhất đó là trở nên quá yếu đuối. Những người này thường không có lập trường vững vàng, rất dễ bị lung lay bởi những tác động khác nhau từ bên ngoài và đôi khi còn không tôn trọng cả chính kiến của mình.
Trong khi đó, thời xưa, nam tử hán đại trượng phu, đỉnh thiên lập địa, làm người phải có cốt khí, là trụ cột của gia đình, phải sống có phẩm cách. Thế nên nếu ai đó bị xem như quả hồng mềm dễ bị đè nát thì rất đáng ngại.
Ngay cả cuộc sống hiện đại thì người đàn ông vẫn được xem là người mạnh mẽ, là trụ cột gia đình, là nơi để mọi người dựa vào. Thế nên những người yếu đuối vẫn thường bị xem thường, hay bị chèn ép.
Chính kiểu tính cách như quả hồng nên làm ăn không quyết đoán, dễ bị thua lỗ trong kinh doanh, làm ăn, khó thành công. Đi ra ngoài xã hội hay bị xem thường, dễ bị lấn át và thường ít có cơ hội làm việc lớn.
So sánh đàn ông với quả hồng ý nói là kiểu đàn ông mềm yếu, nhu nhược, chỉ đâu đánh đó, nói gì cũng gật, cũng ừ, không có ý chí phản kháng, cũng không làm được việc gì nên hồn.
Theo đó, cổ nhân nói "Đàn ông sợ quả hồng" nghĩa là đàn ông sợ nhất đó là trở nên quá yếu đuối. Những người này thường không có lập trường vững vàng, rất dễ bị lung lay bởi những tác động khác nhau từ bên ngoài và đôi khi còn không tôn trọng cả chính kiến của mình.
Trong khi đó, thời xưa, nam tử hán đại trượng phu, đỉnh thiên lập địa, làm người phải có cốt khí, là trụ cột của gia đình, phải sống có phẩm cách. Thế nên nếu ai đó bị xem như quả hồng mềm dễ bị đè nát thì rất đáng ngại.
Ngay cả cuộc sống hiện đại thì người đàn ông vẫn được xem là người mạnh mẽ, là trụ cột gia đình, là nơi để mọi người dựa vào. Thế nên những người yếu đuối vẫn thường bị xem thường, hay bị chèn ép.
Chính kiểu tính cách như quả hồng nên làm ăn không quyết đoán, dễ bị thua lỗ trong kinh doanh, làm ăn, khó thành công. Đi ra ngoài xã hội hay bị xem thường, dễ bị lấn át và thường ít có cơ hội làm việc lớn.
Do đó, tính nết đàn ông mà giống quả hồng dẻo thì không chỉ gặp khó khăn trong làm ăn/kinh doanh mà còn bị người khác đánh giá thấp, đó là điều rất đáng sợ với một người đàn ông.
Nhìn chung, trong cuộc sống hiện đại, từ đàn ông tới phụ nữ đều mong muốn được tôn trọng, vì thế không nên sống nhu nhược, yếu đuối, để người khác bắt nạt. Thay vì chuyện gì cũng dễ dàng gật đầu thì nên sống có chính kiến, hãy không ngừng tu dưỡng tâm tính và kiến thức để ý chí trở nên sắt đá, khiến khác phải nể trọng.
3. Heo nái sợ nhất vỏ dưa hấu
Câu nói "heo nái sợ nhất vỏ dưa hấu" vì vỏ dưa hấu có tính hàn, nếu heo nái ăn nhiều sẽ bị lạnh bụng, dễ bị bệnh tiêu chảy.
Đặc biệt là trong giai đoạn heo nái đang tiết sữa, nếu ăn đồ lạnh quá thường xuyên, nhất là vỏ dưa hấu thì dễ khiến heo con sinh ra bị suy dinh dưỡng hoặc sẩy thai. Hơn nữa, vỏ dưa hấu sau khi ném xuống đất và bị lợn nái dẫm lên rất dễ trượt ngã, dẫn đến tổn thất nặng nề.
Vì thế, "heo nái sợ nhất vỏ dưa hấu" cũng được xem là kinh nghiệm chăn nuôi của người xưa truyền đạt lại để chúng ta rút kinh nghiệm.
Vì thế, "heo nái sợ nhất vỏ dưa hấu" cũng được xem là kinh nghiệm chăn nuôi của người xưa truyền đạt lại để chúng ta rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, một ý sâu xa hơn của cổ nhân trong câu nói này đó là khi mọi người chăn nuôi, nên cẩn thận hơn, chăm sóc chu đáo hơn. Tốt hơn hết là nên hiểu rõ cả những gì mình đang cho chúng ăn, kẻo ảnh hưởng xấu hay mất mát lợi lộc chỉ vì một sai sót nhỏ.
Những câu tục ngữ đơn sơ nhưng là kết tinh của trí tuệ của ngàn đời. Một số ý có thể không phù hợp với xã hội hiện đại, thế nhưng nếu ngẫm nghĩ sâu xa hơn ta vẫn có thể áp dụng linh hoạt, đừng lãng phí vì đó là tài sản quý giá nhất mà tổ tiên truyền thừa cho chúng ta.