Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Bí quyết sống lâu được cổ nhân gói gọn trong 6 chữ "Bệnh ở miệng, ốm ở chân"

Thứ Ba, 23/05/2023 10:47 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) “Bệnh ở miệng, ốm ở chân” có nghĩa là gì mà cổ nhân lại nhắc nhở mọi người cần lưu ý để có sức khỏe tốt hơn? Theo quan niệm xưa, muốn sống thọ thì cần tránh những điều đại kỵ gì liên quan đến “miệng” và “chân”?
 
Thời xa xưa, dù kinh tế xã hội chưa phát triển, các công cụ tìm kiếm, tra cứu thông tin chưa ra đời. Thế nhưng cổ nhân vẫn đúc rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu mà đến ngày nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Bệnh ở miệng, ốm ở chân” là một ví dụ nổi bật, vậy ý nghĩa sâu xa của câu nói này là gì?

Vi sao noi benh o mien, om o chan
 

1. Vì sao nói bệnh ở miệng?

 
Chắc hẳn ai cũng từng nghe câu nói “họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào”, ý muốn nói rằng bệnh tật, khó khăn của con người phần lớn đến từ việc ăn uống, vạ miệng, khẩu nghiệp.

Dưới đây là 5 thói quen xấu mà hầu như ai cũng gặp phải liên quan đến "chiếc miệng", nếu muốn sống thọ thì tuyệt đối tránh xa những điều này ra nhé!
 

Thứ nhất: Chiếc miệng nhịn ăn sáng

 
Tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, cơ thể cần được cung cấp năng lượng để khởi động cho một ngày mới. Ăn sáng đầy đủ không chỉ giúp cung cấp nguồn nhiên liệu chính cho hoạt động của bộ nào là đường glucose mà còn bổ sung các nguồn dinh dưỡng khác như vitamin, khoáng chất, chất xơ… vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa giúp trí não tỉnh táo để làm việc hiệu quả.
 
Ngày xưa, con người chủ yếu là lao động chân tay vì vậy việc ăn sáng được coi là không thể thiếu. Có ăn mới có sức để làm việc nặng nhọc cả ngày dài. Nhịn ăn sáng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, đầu óc không tỉnh táo, đau dạ dày, sỏi mật và các bệnh về hệ tiêu hóa khác. 
 
Có một sự thật phũ phàng là, người có thói quen nhịn ăn sáng thường có tuổi thọ trung bình ngắn hơn 2,5 năm so với người ăn sáng đầy đủ.

Đây là nghiên cứu của Đại học Erlangen ở Đức, qua đó cũng đủ để thấy việc ăn sáng quan trọng đến nhường nào. Theo đó, nhịn ăn sáng là một trong những điều cần tránh để sống thọ.
 

Thứ hai: Chiếc miệng ăn quá nhanh, không nhai kỹ

 
Xã hội ngày càng phát triển, con người sống nhanh và ăn uống cũng nhanh. Áp lực công việc, deadline “ngập đầu” nên đôi khi chỉ ăn uống tạm bợ, ăn ngấu nghiến cho xong để làm việc khác. Thói quen này tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống.
 
Ăn nhanh, nhai đồ ăn không kỹ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau dạ dày, thậm chí có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, nuốt thức ăn vội vã còn gây tổn thương cho cổ họng, có thể bị nghẹn hoặc đau họng.
 
Khi ăn nhanh, chúng ta bỏ quên việc lắng nghe cơ thể xem mình đã no hay chưa và sẽ chỉ dừng lại khi hết đồ ăn ở trên bàn. Đây là lý do dẫn đến béo phì, mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp,... có thể kéo tuổi thọ của con người đi xuống.
 

Thứ ba: Chiếc miệng uống ít nước

 
Cơ thể con người với 70% là nước và 90% các thành phần trong máu có nguồn gốc từ nước. Thế nên mới nói "chất lượng nước quyết định chất lượng máu, chất lượng máu quyết định thể chất".
 
Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, có thể dẫn đến tình trạng mất nước, gây ra triệu chứng mệt mỏi, khó tập trung, người uể oải. Nguy hiểm hơn, còn có thể hình thành sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. 
 
Kể cả không vận động thì hàng ngày lượng nước trong cơ thể vẫn mất đi qua việc bài tiết mồ hôi, đi tiểu, tiêu hóa… do vậy, hãy bổ sung nước thường xuyên. 
 
Nhiều người lựa chọn uống nước có gas, nhiều đường để thay thế cho nước lọc. Điều này được chứng minh là không khoa học vì tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật, càng tiêu thụ đồ uống chứa nhiều đường thì khả năng tử vong sớm càng cao.
 

Thứ tư: Chiếc miệng nạp chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

 
Hậu quả của việc sử dụng rượu bia, thuốc lá… thì hẳn ai cũng biết. Biết nhưng không phải ai cũng đủ nghị lực để tránh xa, nói “không” với chúng. Cái giá phải trả không phải chỉ là sức khỏe mà có khi cả tính mạng.
 
Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 3 triệu người chết vì rượu bia mỗi năm trên toàn thế giới. Và có khoảng 8 triệu người chết mỗi năm vì thuốc lá, trong đó có cả người trực tiếp hút và người sống trong môi trường có khói thuốc.
 
Vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, hãy tránh xa các chất kích thích, dừng lại trước khi quá muộn. Đừng vì sở thích, ham muốn của bản thân mà làm ngắn đi tuổi thọ của chính mình và người thân.
 

Thứ năm: Chiếc miệng thường xuyên khẩu nghiệp

 
“Bệnh ở miệng” không chỉ nói đến việc ăn uống mà còn muốn nhắc nhở mọi người chú ý đến lời nói của bản thân. Nhiều người dù tâm tốt nhưng miệng hay chửi thề, khẩu nghiệp, như thế cũng làm giảm phước báu.
 
Trong phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp lớn nhất. Đôi khi lời nói có thể giết chết một con người, do vậy dù có bực tức hay không hài lòng đến mấy cũng nên lựa lời mà nói. “Họa từ miệng mà ra”, nói lời không hay không những làm tổn thương người khác mà còn đem lại rắc rối cho chính mình.
 
Con người chỉ mất 1-2 năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng. Tu khẩu cũng là một trong những cách để tu dưỡng đạo đức cho mình, giúp bản thân đón nhận thêm nhiều điều tốt đẹp, may mắn.

Đừng bỏ lỡ:
Bí quyết sống thọ của người xưa: Bất ngờ vì điều 1 và 3 không giống người hiện đại
Bí quyết sống thọ của người xưa không dựa vào bất cứ loại thuốc bổ nào mà đơn giản là hiểu cơ thể mình, sống thuận tự nhiên. Họ luôn ưu tiên việc phòng bệnh
 
Benh o mieng, om o chan
 

2. “Ốm ở chân” có nghĩa là gì?

 
Theo cổ nhân, bệnh tật đến với con người một phần là vì thói quen lười vận động, lười thể dục. Đi bộ, chạy bộ là những phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất để nâng cao thể chất của bản thân. Thế nhưng không phải ai cũng để quyết tâm, kiên trì thực hiện mỗi ngày.
 
Chỉ cần vận động nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ là đã góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương, tim mạch, hô hấp…

Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bình thường nên vận động 4.000 bước mỗi ngày. Tuy nhiên, vóc dáng và thể trạng của mỗi người là khác nhau nên hãy lắng nghe cơ thể, tránh tập luyện quá sức.
 
Lời cổ nhân căn dặn: “Bệnh ở miệng, ốm ở chân”, cho đến ngày nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị và tính đúng đắn. Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì nên lưu tâm những nhắc nhở trên. Hy vọng, ai cũng duy trì được lối sống lành mạnh, sống khỏe, sống đẹp để tận hưởng những điều tuyệt vời của thế giới này.

*Bài viết "Vì sao nói bệnh ở miệng, ốm ở chân" mang tính chiêm nghiệm! Hy vọng những thông tin này hữu ích dành cho bạn.

Tin bài cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X