Vì sao người trẻ phải tiết kiệm tiền?
Cho tôi hỏi: "Số tiền tiết kiệm được trong tài khoản của bạn là bao nhiêu?”. Nếu bạn chỉ có vài triệu hoặc thậm chí không có đồng nào thì thực sự là điều đáng lo, đáng cảnh báo rồi đấy! Một thực tế đáng buồn là hầu hết chúng ta không giỏi trong việc tiết kiệm tiền.
Bài học về dịch bệnh dạy ta rằng những ai không có tiền tiết kiệm để đảm bảo cho cuộc sống của mình và gia đình trong lúc khó khăn thì vô cùng vất vả. Khi không có công việc không ít người dân lao động phải đi nhờ từng bữa cơm của những người cứu trợ.
Càng dịch bệnh kéo dài ta càng biết rằng đồng tiền kiếm được thực không dễ, vì thế, nếu bạn đang may mắn còn tiền trong sổ tiết kiệm thì chúc mừng bạn, hãy duy trì thói quen tốt này, nên hãy sử dụng đúng nơi, đúng mục đích.
Trong thời đại mà việc mua sắm trở nên thuận lợi như ngày nay, chỉ cần lên mạng đặt hàng một chút là đồ chuyển về nhà không ngừng, nhu cầu mua sắm của con người không ngừng tăng cao nếu không biết kiểm soát ta dễ vướng vào nợ nần, nghèo khó.
Người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền không chỉ khác nhau về phương thức sống, mà còn có tầm nhìn khác nhau. Người thông minh về tiền bạc luôn nhắc nhở bản thân về việc tương lai luôn có thể có những bất trắc nên nhất định phải dành dụm tiền bạc, đó là lý do nhiều tỷ phú khuyên chúng ta nên để dành khoảng 3 - 6 tháng lương để đề phòng khi có khó khăn xảy ra thì vẫn đảm bảo được cuộc sống.
Có thể bạn thấy người giàu có những món đồ xa xỉ và nghĩ họ đang lãng phí. Thực tế là khi tài sản gia tăng của họ vượt xa tài sản hao mòn, nên thỉnh thoảng họ vẫn có thể mua những thứ đắt tiền để tự thưởng cho mình. Thu nhập thụ động từ các khoản đầu tư của họ vượt xa chi phí cho những thứ xa xỉ đó.
Trong khi đó, sai lầm tiền bạc của người trẻ đó là họ lại dồn hết số tiền mình tiết kiệm để mua chiếc điện thoại đắt tiền, laptop xịn, túi xách, quần áo hàng hiệu,... Thậm chí có người nhịn ăn để có tiền mua món đồ công nghệ yêu thích. Đã đến lúc bạn cần chấn chỉnh lại bản thân rồi đấy!
Kiếm tiền quan trọng, giữ tiền còn quan trọng hơn
Không ít lời khuyên về tiền bạc đã nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn đề ra mục tiêu phải để dành được bao nhiêu một tháng, thường là 15-20% cho dù là bạn đang kiếm được ít tiền đi chăng nữa. Sau khi trừ khoản này vào phần thu nhập thì mới bắt đầu tiêu phần còn lại.
Robert Kiyosaki cho biết trong cuốn “Cha giàu, cha nghèo” của ông rằng: “Phần lớn mọi người không nhận ra rằng, trong cuộc sống, vấn đề không phải là anh kiếm được bao nhiêu tiền. Mà là giữ lại được bao nhiêu”.
Thực tế là có quá nhiều người kiếm được tiền nhưng không biết để dành tiền nên dù lương cao, thu nhập tốt nhưng vẫn rơi vào vòng xoáy nợ nần. Có những thanh niên đến tuổi lấy vợ nhưng chẳng có đồng nào dính túi dù trước đó kể lể rằng mình đã kinh doanh, kiếm tiền giỏi như thế nào.
Thế mới thấy, quá khứ có oai hùng nhưng cuối cùng lại chẳng thể để dành được đồng cắc nào thì nghĩa là kết quả có được cũng chỉ là số 0 tròn trĩnh.
Để có được tiền trong tài khoản ngày càng dày lên thì bạn càng phải kiểm soát bản thân, kháng cự mọi sự cám dỗ, kiên trì tiết kiệm đến cùng mới là người có tính kỷ luật thật sự. Tiết kiệm chính là sự kỷ luật tự giác của người trưởng thành. Chưa có thói quen kỷ luật bản thân đừng mơ tới điều to lớn hơn trong tương lai. Hãy nghĩ đến cảnh lúc bạn già yếu mà vẫn còn phải ngửa tay xin tiền để sống qua ngày mới thấy nó hãi hùng tới mức nào.
Vì thế, ngay từ bây giờ, nếu chưa thể có thu nhập tốt thì việc tiết kiệm vẫn phải được tiến hành vì từ đó hình thành thói quen tốt. Ngoài ra khi bạn còn trẻ thì đừng ngại khó, ngại khổ, hãy không ngừng tìm cách gia tăng thu nhập, gia tăng khoản tiết kiệm của mình, học hỏi thêm về tiền bạc để bỏ tiền đúng chỗ.
Tỷ phú tự thân Anthony Hsieh từng cho biết đây là quan điểm sống anh học được từ cha mẹ mình: "Thói quen này đã giúp tôi rất nhiều. Và đó chính là một trong những lý do tôi vẫn tồn tại trong ngành cho vay tiêu dùng suốt 30 năm nay, bất chấp các cuộc khủng hoảng kinh tế”.
Hãy xem tiền bạc là đồng minh
Trong khi đó tư duy người giàu lại hoàn toàn ngược lại, họ xem tiền là đồng minh, là công cụ tốt cho cuộc sống của mình, họ đủ khả năng kiểm soát chúng. Họ vì thế mà không ngừng sáng tạo, cải thiện kiến thức, kỹ năng để kiếm nhiều tiền hơn.
Triệu phú tự thân Steve Siebold cho biết: “Phần lớn mọi người có mối quan hệ khá tương phản với tiền bạc. Chúng ta được dạy rằng tiền rất hiếm, khó kiếm và khó giữ. Nếu muốn thu hút tiền bạc, hãy ngừng nghĩ theo hướng nó là kẻ thù của mình, và coi đây là một trong những đồng minh tuyệt vời nhất”.
Hãy nhớ rằng lợi thế lớn nhất của người giàu, chính là có thể phạm sai lầm nhiều hơn người thường, không cần biết họ làm sai chuyện gì, vẫn có thể dùng tiền để bù đắp kịp thời.