Tỷ phú rockefeller dạy con |
1. Kỹ năng xã hội
Đúng là trong mắt người giàu, quan hệ càng rộng thường càng dễ kiếm nhiều tiền. Có nhiều người bạn thì có nhiều sự giúp đỡ. Một khi sự nghiệp của họ gặp khó khăn, họ cũng có thể nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè kịp thời. Nhưng một người bạn đúng nghĩa không thể dựa trên sự hời hợt hoặc nhiệt tình thái quá.
Mạng lưới quan hệ mà Rockefeller nhắc tới không thể dựa vào sự xu nịnh mà phải được gia tăng thông qua hai cách này.
1.1 Làm cho bản thân trở nên mạnh mẽ hơn
Người có kỹ năng xã hội sẽ biết mở rộng những mối quan hệ tốt đẹp để từ đó hỗ trợ cho vận trình cuộc sống của mình ngày một phát triển, trở nên tốt đẹp hơn.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là quen càng nhiều người càng tốt hoặc cũng không phải cứ thấy người sang bắt quàng làm họ mới được gọi là xây dựng mối quan hệ. Nếu bản thân không đủ năng lực thì gần gũi người giỏi cũng không học hỏi được từ người ta là bao.
Chính bản thân mình cũng phải tự tìm cách nâng cấp năng lực thì từ đó sẽ thu hút người khác một cách tự nhiên. Khả năng tiếp thu, học tập từ những người giỏi, thành công cũng được cải thiện. Ví dụ trước đây họ nói về một vấn đề gì đó bạn mãi mới hiểu nhưng sau một thời gian tôi luyện bản thân, bạn nghe họ nói gì cũng nhanh chóng nắm bắt được vấn đề.
Do đó, trước khi muốn gia tăng kết nối thì chính bản thân mình cũng phải tìm cách để trở nên mạnh mẽ, tốt đẹp lên chứ không phải là nhờ dựa hoặc quá phụ thuộc vào đó. Vua dầu lửa nhấn mạnh, chỉ những người có giá trị bản thân cao mới có thể thu hút được một mạng lưới quan hệ bền chặt.
Hiểu rõ lợi ích của đọc sách, vì qua đó trẻ có thể gia tăng kinh nghiệm sống, trau dồi kiến thức và khả năng kinh doanh, hạn chế tối thiểu những sai lầm có thể gặp phải của một người ít kinh nghiệm, thế nên Rockefeller giáo dục con trẻ đọc nhiều sách ngay từ khi còn nhỏ.
Theo ông, càng lớn càng phải gia tăng số sách cần đọc mỗi tuần, tháng, năm... để có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống luôn có rất nhiều điều mới lạ xung quanh chúng ta.
1.2 Hãy giúp đỡ người khác
Giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn không chỉ mang lại lợi ích cho họ mà còn mang lại niềm vui, sự tự hào cho chính mình.
Tỷ phú Rockefeller dạy con, việc giúp người thực ra là để tự ban phúc lành và tự hoạch định cuộc đời mình. Vì vậy, con cần được phát triển các kỹ năng xã hội như chia sẻ, giúp đỡ và khen ngợi người khác,...
Thông qua việc giúp đỡ, giải quyết vấn đề cho người khác thì giới kinh doanh kiếm được tiền. Giải quyết vấn đề cho số người càng lớn thì số tiền kiếm được càng nhiều lên. Vì thế, vua dầu mỏ luôn khuyến khích lòng tốt của các con từ nhỏ.
Thực ra, không cứ gì đợi lớn và giàu có mới có thể giúp đỡ người khác. Mỗi người chỉ cần chịu khó quan sát hơn một chút sẽ biết ai cũng cần nhận một sự giúp đỡ nào đó, nếu giúp được hãy vui vẻ hỗ trợ.
Tuy nhiên, người cần giúp đỡ trên thế giới này rất nhiều, không phải cứ nhiệt tình giúp là được vì cần phải có cân nhắc kẻo làm hại người ta. Vậy nên, muốn giúp đỡ ai thì phải suy nghĩ kỹ, từ bi phải kèm theo trí tuệ. Ngay cả việc giúp người cũng cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm nếu không muốn bị "tai tiếng" ảnh hưởng tới cả việc kinh doanh, làm ăn.
Một người ngang hàng với hiện trạng và hoàn toàn buông xuôi. Những người này dễ dàng hài lòng với cuộc sống, không có ý chí vươn lên. Hoặc nếu có thì họ chỉ cố gắng đôi ba lần nhưng không thấy tình hình thay đổi liền vội tin rằng cơ hội chỉ dành cho những người may mắn. Họ nghĩ mình chỉ không may nên hoàn toàn phó thác cuộc đời cho sự may rủi.
Hai là những người bỏ cuộc giữa chừng và hay biện minh lý do để bỏ cuộc. Thực ra luôn có thể đưa ra một lý do hợp lý nào đó cho sự thiếu kiên trì của mình, một khi mà đã cố tìm lý do để thoái thác thì không bao giờ có cơ hội cho thành công.
Không phải bậc phụ huynh nào cũng biết thời điểm khi nào dạy con về tiền bạc là phù hợp vì chính họ còn được biết tới cách chi tiêu, sử dụng tiền còn khá muộn
2. Khả năng chống chọi với thất bại
Những ngày đầu kinh doanh, Rockefeller đã trải qua thất bại nặng nề, khiến ông gần như muốn buông xuôi, không muốn tiếp tục nữa. Tuy nhiên, "Vua dầu lửa" không gục ngã mà nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, dạo chơi trong thời gian ngắn và nghĩ cách biến khủng hoảng thành cơ hội kinh doanh. Nhờ đó, ông biến thách thức thành cơ hội, kiếm được rất nhiều tiền.
3. Khả năng kiểm soát tiền
Có thể người ta nghĩ rằng đầu óc của Rockefeller có vấn đề khi ông hét lên rằng: “Hãy cứ chờ xem, một ngày nào đó tôi sẽ là người giàu nhất nước Mỹ!”.
Đó thực sự là điều mà tỷ phú Rockefeller từng tuyên bố khi ông vẫn còn chẳng có tiếng tăm gì trong thị trường tài chính, thế nhưng sau đó không lâu ông đã thực sự làm được. Lời không khẳng định trước đây cuối cùng đã trở thành hiện thực khi ông không chỉ là giàu nhất nước Mỹ mà còn là người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.
Tỷ phú Rockefeller dạy con của mình rằng nếu muốn kiếm được nhiều tiền, trước tiên phải có tham vọng làm giàu và thậm chí phải hét lên cho cả thế giới biết những tham vọng đó.
Bọn trẻ dần dần hình thành thói quen chia tiền như thế này dù đang ở tuổi đi học, và đó là cách ông cho con học cách kiểm soát tiền từ sớm để chúng tránh được việc bỡ ngỡ, không biết làm gì mỗi khi có tiền trong tay. Nhất là những đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có như họ thì sẽ thường có xu hướng tiêu xài hoang phí.
Thói quen của người giàu thường để tiền lưu thông, họ đầu tư, kinh doanh để tiền đẻ ra tiền, tiền kiếm ra tiền ngày càng nhiều hơn, hàng ngày họ còn dùng thời gian để kiếm tiền từ người khác. Cách này tốt hơn nhiều so với tiết kiệm tiền.
Nhờ cách dạy con khôn ngoan của vua dầu lửa mà gia tộc Rockefeller đã giàu có và hưng thịnh đến nay đã đời thứ 6. Bước sang thế hệ thứ 7 với 174 người thừa kế, họ vẫn giữ được số tài sản khổng lồ với tổng giá trị tài sản xấp xỉ 11 tỷ USD vào năm 2019.