Người xưa có câu: “Gia đình có người vợ hiền đức giống như quốc gia có vị tể tướng tài giỏi”. Vì thế sau đây là những tính cách người vợ phải thay đổi trở thành "người vợ hiền đức" nếu muốn gia đình hạnh phúc trọn vẹn.
1. Mua sắm quá mức
Câu này hàm ý rằng một phụ nữ không nên ăn mặc quá xa hoa. Việc này không chỉ tốn kém mà còn khơi gợi dục vọng của cánh đàn ông, không đúng chuẩn mực đạo đức của một người phụ nữ.
Theo đó, người xưa khích lệ người phụ nữ trong gia đình thì nên sống cần kiệm, tập trung chăm lo việc nhà, chú trọng tu dưỡng nội tâm, làm phong phú trí tuệ của bản thân. Đặc biệt, phụ nữ chớ nên tiêu phí quá nhiều thời gian, vung tiền vào trang sức, quần áo và trang điểm cho vẻ bề ngoài của mình.
Sự thật là dù là người đàn ông làm ra tiền cũng sợ một người phụ nữ tiêu xài hoang phí. Tiền có chất thành núi nhưng nếu cứ tiêu phung phí thì núi cũng lở, vì thế trong gia đình, nếu phụ nữ biết sử dụng tiền khôn ngoan, luôn tìm cách chi tiêu hợp lý thì chồng an tâm làm ăn, cuộc sống mới sung túc được.
Ngoài ra, người xưa cũng có niềm tin rằng chỉ có người phụ nữ thực sự có giáo dưỡng, có trí tuệ mới có thể phụ giúp chồng làm thành việc lớn và dạy dỗ con cái thành người hiền tài. Thời xưa, các bậc Quân Vương, hiền thần khi lựa chọn vợ đều đề cao phẩm hạnh đạo đức, tu dưỡng trí tuệ hơn là vẻ đẹp bên ngoài rất nhiều.
Nhờ có đức hạnh mà những người phụ nữ ấy cũng được gả cho những người chồng tốt. “Giúp chồng, dạy con” vừa là trách nhiệm và cũng là lời khen ngợi đối với phụ nữ thời xưa.
2. Thường xuyên tức giận
Người xưa quan niệm, phụ nữ càng nóng nảy, hay bức xúc thì càng không có số mệnh tốt. Gia đình không thể hòa thuận hạnh phúc khi người vợ động chút là phát hỏa, không kiềm chế được sự tức giận. Bởi thế nên khi phụ nữ biết kiềm chế được cơn tức giận chắc chắn sẽ tránh được tổn hao phúc đức của bản thân.
Ngược lại người phụ nữ biết kiềm chế cảm xúc chính là người thông minh nhất. Họ biết nhường nhịn để sống yên lành, dễ thở hơn. Thay vì tức giận, họ dành thời gian để làm những việc có ích khác, bỏ ngoài tai những lời thị phi.
Nhớ rằng nhà cửa vui vẻ, rộn ràng thì chồng mới thích trở về nhà, nếu suốt ngày cãi vã ồn ào thì không còn là tổ ấm để người đàn ông cảm thấy vui mỗi khi trở về nữa.
3. Hay phàn nàn
Vợ - chồng trong gia đình mỗi người giúp nhau một tay là rất đáng quý, đừng vì họ làm chưa tốt mà phàn nàn, gắt gỏng.
Thực tế là trong cuộc sống không ai có trách nhiệm phải giúp ai cả, khi được người khác giúp đỡ dù là chuyện lớn nhỏ thì đều phải bày tỏ lòng biết ơn, đó là biểu hiện của người phụ nữ tốt, có lối sống đẹp. Với những người này thì dù cho bao nhiêu khó khăn xảy đến, họ cũng sẽ không kêu than gì cả.
Trong khi đó một người oán trách người, oán trách đời chỉ khiến người khác cảm thấy phiền phức.
Hơn nữa, phụ nữ chê bai chồng hay so sánh chồng con chính là người có tâm hư vinh. Những lời nói ác ý của họ thường gây tổn thương, xa cách, theo thời gian, người chồng không còn muốn trân trọng vợ mình thêm nữa.
Những người phụ nữ như thế thường tự mình hủy hoại mệnh tốt, chiêu mời vận rủi cho bản thân và gia đình.
Chúng ta thường nghe người xưa răn: “Ghế không rời 3, cửa không rời năm 5, giường không rời 7, quan tài không rời 8, bàn không rời 9”. Bạn có hiểu ý nghĩa con
4. Mạnh mẽ lấn át cả chồng
Cuộc sống hiện đại, nhiều người phụ nữ còn giỏi kiếm tiền hơn cả chồng và họ bắt đầu tỏ ra xem thường người khác. Có lúc họ mạnh mẽ, lấn át luôn cả chồng.
Một ngôi nhà mà vợ chồng cứ tranh giành hơn thua, thắng - bại như thế rất khó yên, nhất là với mẫu phụ nữ lúc nào quát tháo chồng, chê bai năng lực hoặc gây phiền phức cho người khác thì chẳng ai muốn ở gần.
Vậy nên dù là người xuất sắc như thế nào thì tính cách người vợ phải thay đổi khi ở nhà mới mong gia đình êm ấm.
Nhớ rằng một người vợ nhu mềm thì gia tài mới hưng vượng. Mỗi người đều có ưu và khuyết điểm nhất định, quan trọng là phải nhìn về điều tích cực của chồng. Ví dụ như, có thể anh ta không kiếm tiền giỏi bằng bạn nhưng vẫn chăm lo cho vợ con, yêu thương bạn.
Trong gia đình, đôi bên cùng tôn kính lẫn nhau, không xuề xòa, không thất lễ, "vợ kính chồng như núi, chồng quý vợ như ngọc”, đó là cách đối đãi giữa vợ - chồng của người xưa mà chúng ta nên học hỏi.
Tục ngữ có câu: “Lấy vợ lấy đức, chẳng lấy sắc, lấy vợ không hiền đức thì hủy hoại ba đời”. Thế nên quan trọng nhất của người vợ đó là sự hiền đức, đừng vì cám dỗ mà mua sắm quá độ, thường xuyên tức giận vì cố gắng hơn thua, hay phàn nàn vì đi so sánh, hoặc hơn chồng một chút đã ngang ngược,...
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: