1. Tiểu phú do nhân, đại phú do Thiên
Nhưng tất cả chúng đều mang ý nghĩa rằng một người có thể trở thành đại phú đại quý hay không là do Ông Trời đã định, chúng ta không có cách nào để thay đổi được. Trong khi đó, một người muốn trở thành tiểu phú - người có cuộc sống khá giả thì cần phải có nỗ lực cá nhân, cần kiệm mà thành.
Hay tạm hiểu rằng, trong mệnh mình có cái gì thì dù hiện tại chưa như ý nhưng sau này mình cũng sẽ được hưởng mà thôi, ngược lại, trong mệnh không có thì dù có cưỡng cầu cũng không ích gì.
Còn số nghèo thì có thể dùng ý chí để cải thiện số mệnh, nhưng khi cố gắng thì hay gặp trắc trở không thuận lợi như những người khác, cứ hay lận đận, mà không làm thì không trông chờ được có nhiều sự giúp đỡ, cố gắng hết sức thì cũng dừng ở mức tiểu phú.
Còn người nào số đại phú, họ thường được đưa tới những cơ hội để không ngừng vươn lên, tiền bạc cứ thể đổ về, họ muốn ngừng làm việc cũng không được.
Cũng đừng mong làm giàu nhanh chóng vì phước đức của ta cũng chỉ nằm trong một giới hạn nào đó. Trong “Lễ ký”, Khổng Tử viết: “Dục vọng bất khả phóng túng.” (Dục vọng, ham muốn không thể phóng túng) cũng là để khuyên mọi người sống biết đủ, chớ đuổi theo những dục vọng đời thường mà tự đẩy mình vào hoạn nạn.
Nhìn xa hơn về lịch sử nhân loại, những quốc gia hưng thịnh đều là biết cần kiệm, còn suy vong đều là vì hoang phí, không biết nghĩ cho tương lai. Người phóng túng dục vọng sẽ gặp nguy, người tiết chế dục vọng sẽ an.
Người cần kiệm tiết chế dục vọng, người xa xỉ phóng túng dục vọng. Cần kiệm, kiềm chế lòng tham là một loại mỹ đức. Điều này đối với tu thân, tề gia, trị quốc là điều kiện tất yếu cần có.
Người xưa răn dạy: Tiểu phú do nhân cũng là muốn con cháu sống cần kiệm |
2. Giàu sang phú quý là do vận mệnh
Theo đó, ta tin rằng ai cũng có mệnh của mình, và vận mệnh của mỗi người là khác nhau. Mạnh Tử từng nói: “Mạc chi vi nhi vi giả, thiên dã; mạc chi trí nhi chí giả, mệnh dã". (Tạm dịch: Việc mình không có ý làm, mà thành, đó là do ý Trời vậy. Việc gì mình không mong cầu mà tự nhiên tới, đó là do mệnh Trời vậy.)
Nói là Trời định cũng là để hình dung rằng việc này khó thay đổi, mọi thứ diễn ra theo tự nhiên, ta không thể tác động. Thực ra, bản chất của mệnh lại là do chính chúng ta tạo ra từ muôn kiếp trước, ngàn đời trước mà ta chẳng thể nào nhớ nổi, đó chính là NHÂN kết chằng chịt từ kiếp này sang kiếp khác, tạo thành QUẢ chắc chắn, khó lay chuyển, thay đổi ở trong kiếp này.
Vì thế, nếu ta có cố gắng đi ngược lại, trở nên tham lam, vơ vét của cải của mọi người về mình, sẵn lòng hại người, bất chấp luân thường đạo lý để khiến bản thân giàu có thì đó cũng là thứ tạm bợ. Nếu có đạt được thì sẽ có lúc gặp họa và tiền bạc tiêu tan hết.
Người xưa tin rằng, toàn bộ tài sản của con người có được trong cuộc đời này là vì phúc báo mà có, chúng cũng là đã được định sẵn từ trước. Một người có nhiều của cải, hơn nữa phải có đức hạnh thì của cải ấy mới được lâu dài.
3. Biết tiết kiệm cuộc sống ắt no đủ
Chỉ tiếc cho những người không nỗ lực tới cùng như người không đủ kiên nhẫn để ngắm những bông hoa sen. Họ vội dừng lại ở ngày thứ 29 và bỏ cuộc nên không thấy nó nở rộ ở ngày 30. Thành công tưởng như xa xôi vô vọng, kỳ thực chỉ cần sải một bước chân cuối cùng mà thôi.
Cách thay đổi vận mệnh của người xưa đó là tập trung tích phước. Để có cuộc sống vương giả thì khó, cần có phước đức nhiều đời tích lũy không ngừng, chỉ một đời không thay đổi được nhiều. Thế nhưng, để thoát khổ, vươn lên vị trí của người trung lưu lại dễ dàng hơn, là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay của hầu hết chúng ta.
Để cuộc sống khá giả, chỉ có hai con đường, thứ nhất là mở rộng tài nguyên, thứ hai là tiết chế nguồn lực. Và điều quan trọng nhất đó là cần TIẾT KIỆM vì cần kiệm có thể mở rộng tài nguyên, tiết kiệm có thể tiết chế nguồn lực.
Mỗi cá nhân chỉ cần chăm chỉ làm lụng thì dù nhiều dù ít, chắc chắn cũng sẽ kiếm được tiền, đảm bảo cuộc sống. Tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được (cũng chính là không sử dụng hết phước đức mình tạo ra) thì lâu dần tích tiểu thành đại, cuộc sống sẽ no đủ.
Một tấm gương mà chúng ta có thể thấy đó là Gia Cát Lượng cho đến chết cũng cần kiệm, những quý tộc thời ông qua đời thường chôn theo vàng bạc, đá quý nhưng trong phần mộ của ông chỉ có cỗ quan tài, quần áo ông mặc thường ngày.