Còn thói quen xem thường tiểu tiết thì cả đời chẳng thể thành công!

Thứ Ba, 17/12/2019 10:29 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những thói quen xem thường tiểu tiết tưởng rằng để tiết kiệm thời gian hơn, để chúng ta được tập trung vào việc của mình nhưng thực ra nó lại đi ngược lại những gì mà ta mong muốn.

Lưu ý thói quen xem thường tiểu tiết


Trong cuộc sống, mọi người có xu hướng xem thường việc nhỏ. Ví dụ vì theo đuổi sự nghiệp nên chẳng thích dọn dẹp nhà cửa, không muốn giao lưu gặp gỡ mọi người, cũng chẳng muốn giúp đỡ ai đó vì sợ mất thời gian của mình.

Thế nhưng, không ai có thể đạt được thành tựu to lớn chỉ sau một đêm, mà phải biết đi nỗ lực không ngừng nghỉ ngày qua ngày. 

Những tiểu tiết thường dễ bị người ta coi thường, thường có thể phản ánh trạng thái chân thực của một con người nhất, vì việc không quan tâm tới chi tiết là thói quen cản đường bạn đạt mục tiêu cuộc sống.

Nhưng để ý thức được tới việc chú ý đến những tiểu tiết cũng cần phải là người có trí tuệ. Quả thực việc này là hết sức công phu, sự công phu này được bồi dưỡng từ thói quen tích luỹ hằng ngày. Kỳ thực sự tu dưỡng không phải là thấu hiểu những đạo lý thâm sâu, to tát, mà được thể hiện ngay trong những thói quen sinh hoạt thường ngày, cũng là những tiểu tiết mà rất nhiều người chúng ta xem nhẹ.

Sự hình thành một thói quen nào đó cũng là một sự tích luỹ từ những tiểu tiết mà thành. Và mỗi thói quen bao giờ cũng để lại những tố chất quan trọng nhất.
 
Cách làm một việc là cách bạn làm mọi việc. Bởi vì, xem xét một con người là qua những việc nhỏ rồi cân nhắc dần dần mà thành khi một con người lớn cũng được tạo nên từ những thói quen nhỏ của họ mỗi ngày.

Để có được thành công thì đó là sự tích lũy không ngừng nghỉ, một quá trình không ngừng phấn đấu. Nếu không có thói quen tốt đẹp, sẽ không có bất kỳ thành công nào lại được xây dựng nên. Còn thói quen thì lại do vô vàn những tình tiết nhỏ bé được tích luỹ hàng ngày.

Đứng về mặt ý nghĩa sâu xa mà xét, thói quen là cái gốc của cuộc sống, mà trình độ cơ sở lại quyết định trình độ phát triển của con người. Vì thế, ngay từ lúc này cố gắng loại bỏ thói quen xem thường tiểu tiết, bồi dưỡng thành một thói quen làm tốt từ những việc nhỏ.
 
 
Trong Hậu Hán thư có ghi lại Thời Đông Hán có một thiếu niên tên là Trần Phiên có tham vọng muốn dựng nghiệp lớn, anh ta luôn tự xem mình hơn người và khá tu chí học hành. 

Một hôm, người bạn Tiết Cần đến thăm, nhìn thấy anh sống một mình trong căn nhà vô cùng bẩn thỉu, liền nói với bạn mình: “Sao không quét dọn nhà cửa sạch sẽ để tiếp đãi khách?”.

Trần Phiên thẳng thắn đáp lại: “Đại trượng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao lo một nhà?”.

Tiết Cần liền lập tức đáp lại: “Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?”.

Trần Phiên không nói được lời nào khi hiểu ra vấn đề của mình. 
 
Ngày nay chúng ta có quá nhiều "Trần Phiên" như thế, nhưng nếu không chú trọng tiểu tiết như việc cầm chổi quét nhà thì sao có thể “quét thiên hạ”. Cũng như một người không hiếu thảo với cha mẹ thì dù có là người có vai vế trong xã hội thì vẫn bị coi khinh như thường.

Một người hiếu kính cha mẹ, tôn trọng người đi trước và nhường nhịn kẻ hậu sinh thì khi ra xã hội họ cũng hiếu kính cha mẹ người khác, tôn trọng người lớn và nhường nhịn người nhỏ cho dù không là ruột thịt. Xem thêm: 8 điều nhất định phải đọc và học tạo thói quen để thành công

Đây là “tu thân” từ những điều nhỏ nhặt bình dị. Khi có được tấm lòng bao dung rộng lớn mới bắt đầu nghĩ đến việc “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được.
 

Kaizen - Lý thuyết tập trung vào chi tiết của người Nhật

 
 
Việc tập trung vào chi tiết như đã nói ở trên là cực kỳ quan trọng, riêng đối với người Nhật thì họ đã ý thức được điều này từ sớm và từ đó hình thành nên lý thuyết Kaizen.

Đây là một triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật đã áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới. Tên của nó được ghép từ hai từ trong tiếng Nhật: kai - liên tục và zen - cải tiến, nghĩa là sự thay đổi không ngừng nghỉ để làm tốt hơn.

Việc tập trung chính xác vào chi tiết còn là thể hiện sự tôn trọng, biết ơn nguồn lực mình đang có. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyến tàu, xe bus của Nhật Bản luôn đúng giờ, nếu sai ngay lập tức có người đứng ra xin lỗi.
 
Theo lý thuyết Kaizen, khi ta tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, thì bản thân ta và tập thể đều thu được lợi. Thói quen tỉ mỉ chi tiết thông qua việc cải thiện từng chút một, thì ta tránh phạm phải sai lầm, từ đó khiến đạo đức hồi thăng. Cho nên, từ việc làm tốt việc nhỏ, cho đến lợi mình và lợi người thì việc đó rất đáng lưu tâm.

Thực hiện theo Kaizen có nghĩa là tất cả mọi người cùng tham gia vào việc cải tiến. Trong khi phần lớn sự thay đổi có thể là nhỏ nhưng thực tế đạt được kết quả rất lớn mà Kaizen mang lại.
 
Kaizen như chìa khóa thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản trong chiến lược cạnh tranh toàn cầu. Cho đến nay, Toyota là một trong những công ty áp dụng Kaizen rộng rãi trong chiến lược kinh doanh của mình. 

Hơn ai hết, họ hiểu rằng, ai cũng muốn thay đổi đột phá, tự biến mình thành rồng nhưng một sự thay đổi vĩ mô là cực kỳ khó khăn đối với doanh nghiệp, nhưng việc tập trung vào điều vi mô bằng việc triển khai Kaizen ở bất cứ quy mô đội nhóm nào thì cơ hội thành công là có thể.

Cải tiến chạm rãi không ngừng nghỉ là con đường thành công của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới và đó là điều mà chúng ta nên học hỏi và sớm áp dụng vào thực tế.